Có rất nhiều người thường xuyên dùng thuốc giảm đau nhưng lại rất mơ hồ về tác hại của nó trên cơ thể mình, thậm chí do không chịu nổi cơn đau mà họ lờ đi hoặc không muốn nghe các thông tin về nó.
Thuốc giảm đau là một loại thuốc dùng để ngăn ngừa tín hiệu đau từ vùng tổn thương đến bộ não, khiến cho não mất khả năng nhận thức được vùng đau trên cơ thể. Mỗi loại thuốc giảm đau có một cơ chế hoạt động khác nhau đối với từng vùng đau một.
1. Các loại thuốc phổ biến hiện nay:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm đau, nhưng phổ biến nhất vẫn là các loại dưới đây:
- Thuốc giảm đau Alaxan:
Công dụng: Có tác dụng làm nhẹ các cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình như đau lưng, vai, cổ gáy, căng cơ, thấp khớp, viêm khớp, cứng cổ gáy, viêm bao hoạt dịch, viêm gân, bong gân, đau do căng thẳng thần kinh, đau bụng hành kinh, đau sau tiểu phẫu hoặc nhổ răng.
Liều dùng: Chỉ định dùng cho người từ 12 tuổi trở lên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tiếng. Không sử dùng kéo dài quá 10 ngày.
- Thuốc giảm đau Efferalgan 500mg:
Công dụng: Thuốc giảm đau Efferalgan 500mg được sử để điều trị tình trạng đau nhức xương cơ, đau đầu, cảm cúm, đau bụng kinh ở mức độ vừa và nhẹ.
Liều dùng: Với người lớn không nên sử dụng kéo dài quá 10 ngày; với trẻ em trên 12 tuổi là 5 ngày. Có một số trường hợp thuốc không có tác dụng do nhiều yếu tố bệnh tật.
Lưu ý: Không dùng Efferalgan cho trẻ bị sốt trên 390C, sốt kéo dài quá 3 ngày hoặc sốt tái phát.
- Thuốc giảm đau của Nhật:
Công dụng: Thuốc EVE A với thành phần chính là Ibuprofen có tác dụng giảm đau, kháng viêm từ nhẹ cho đến trung bình. Thường dùng giảm đau trong các trường hợp: đau răng, nhức đầu, đau bụng hành kinh, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thiếu niên, hạ sốt khẩn cấp. Thuốc có thể được sử dụng để thay thay thế các thuốc giảm đau chứa Steroid và các chất gây nghiện khác.
Liều dùng: Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần dùng 2 viên. Uống khi bụng lưng lửng hoặc bụng đói hoặc trước khi ăn 45 phút. Mỗi lần uống cách nhau 4 tiếng. Dùng 2 ngày liên tục mà không thay đổi được cơn đau thì nên dừng lại.
- Thuốc giảm đau Paracetamol:
Công dụng: Paracetamol có tác dụng giúp giảm đau và hạ sốt nhưng không có tác dụng chống ngưng tiểu cầu hoặc chống viêm.
Liều dùng: Dùng từ 325 – 1000mg từ 4 – 6 giờ ( liều tối đa 4000mg/1 ngày ). Với người mặc bệnh gan thì dùng dưới 2000mg/ ngày.
- Thuốc giảm đau Panadol:
Công dụng: Thuốc giảm đau Panadol với thành phần chính là Paracetamol, có tác dụng hạ sốt, giảm các chứng đau từ nhẹ tới vừa trong các trường hợp: Đau nửa đầu, đau đầu, đau viêm xương khớp, đau cơ, đau họng, đau bụng hành kinh, đau cơ xương, sốt sau khi tiêm Vacxin, đau răng, đau sau khi thực hiện tiểu phẫu.
Liều dùng: Thuốc chỉ định dùng cho người từ 12 tuổi trở lên. Mỗi ngày uống 500 – 1000mg/lần, uống cách nhau 6 giờ. Không dùng quá 4000mg/ngày.
- Thuốc giảm đau Advil:
Công dụng: Thuốc giảm đau Advil có thành phần chính là Ibuprofen có công dụng chính giúp phòng tránh quá trình sinh sản chất gân viêm, giảm đau, hạ sốt trong các trường hợp đau do căng thẳng, mệt mỏi, đau răng sau tiểu phẫu, đau nhức xương khớp, đau bụng hành kinh, viêm khớp, cảm cúm.
Liều dùng: Chỉ định dùng cho người từ 12 tuổi trở lên. Người lớn uống mỗi lần 1 viên, 6 tiếng uống 1 lần. Nếu cơn đau không thuyên giảm thì uống 2 viên. Tuyệt đối không uống quá 6 viên/ngày.
2. Các tác hại của việc sử dụng thuốc giảm đau:
Theo một nghiên cứu của Hiệp Hội Các Bệnh Tiêu Hóa Mỹ vào năm 2005 thì mỗi ngày trên thế giới có hơn 36 triệu người sử dụng các chế phẩm thuốc giảm đau bao gồm cả những loại kê toa và không cần kê toa, nhưng đa phần không những sử dụng sai phương pháp mà còn không để ý đến những tác dụng phụ của các loại thuốc này. Sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi đã dẫn đến 103.000 trường hợp nhập viện và và 16.500 trường hợp tử vong. Vì vậy, nếu sử dụng thuốc giảm đau dài hạn, người dùng thuốc cần đặc biệt quan tâm đến những tác dụng phụ sau đây:
- Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa
Khi sử dụng liều cao Aspirine và những loại thuốc kháng viêm không Steroidal có thể gây tổn hại các màng nhầy ở dạ dày và hệ tiêu hóa trên tạo nên sự viêm loét, xuất huyết ở hệ tiêu hóa. Sự lở loét đường tiêu hóa thường gây ói mửa, sụt cân, những trường hợp nghiêm trọng cần được can thiệp bằng phẫu thuật. Sử dụng liều cao ibuprofen trong ba ngày có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa, đau dạ dày…
- Nghiện thuốc
Nhiều bác sĩ đã kê cho bệnh nhân những thuốc giảm đau hạng nặng như hydrocodone trong những trường hợp đau mãn tính hoặc đau kéo dài. Điều không may là những thuốc giảm đau này sẽ gây nghiện, nhất là những người sử dụng thuốc trong thời gian dài. Theo Cơ quan Quản lý lạm dụng chất nghiện và sức khỏe tâm thần (Mỹ), có khoảng 6 triệu người Mỹ bị nghiện những thuốc giảm đau loại này.
- Huyết áp cao
Theo một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nếu phụ nữ sử dụng những loại thuốc giảm đau không chứa Aspirine sẽ tăng khả năng bị cao huyết áp gấp hai lần. Riêng Aspirine thì chưa có bằng chứng gây cao huyết áp ở phụ nữ.
- Gãy xương
Một nghiên cứu thực hiện trong năm nay được đăng tải trên chuyên san General Internal Medicine cho thấy nhóm thuốc giảm đau opioids có thể làm tăng tần suất gãy xương ở người trên 60 tuổi, nhất là khi sử dụng nhóm thuốc này với liều lượng lớn hơn 50mg.
- Tổn thương gan
Những loại thuốc giảm đau chứa paracetamol có thể làm tổn thương gan một cách nghiêm trọng nếu dùng sai cách. Triệu chứng của một lá gan bị tổn thương bao gồm chán ăn, buồn nôn, nếu không được điều trị đến nơi đến chốn có thể làm suy gan, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, những rủi ro cho gan sẽ được giảm nếu không sử dụng thuốc giảm đau hơn liều đã được chỉ định hoặc thời gian quá dài hơn chỉ dịnh.
- Tổn thương thận
Paracetamol và ibuprofen có thể gây tổn thương thận nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc được sử dụng bởi những người đã có “tiền án” về thận. Vì vậy phải tuyệt đối dùng theo chỉ định của thầy thuốc.
Với những bệnh nhân đau xương khớp thường nếu lạm dụng các loại thuốc giảm đau cho xương khớp thường dẫn đến giòn xương, mục xương thậm chí phải phẫu thuật tháo bỏ khớp, do thành phần trong các thuốc trị đau xương khớp chủ yếu là Corticoid ( trên gọi tắt của Clucocorticoid ), Dexamethasone, Prednisolone, Methylprednisolon… mà Corticoid là nguy hiểm hơn cả. Corticoid có khả năng gây suy gan, suy thận, tổn thương tiêu hóa, loãng xương… nó được sử dụng khá rộng rãi trong y học bằng cả đường tiêm, uống, bôi, xịt, hít, tra mắt…
Được tổng hợp bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường