Bài viết chỉ mang tính tham khảo và phổ biến. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và điều trị đúng hướng dẫn trong bài viết thì người bệnh có thể tự điều trị được cho mình. Nếu bệnh ở mức độ nặng, lâu ngày, điều trị không hiệu quả thì bệnh nhân gửi thông tin cho nhà thuốc để được điều trị theo hướng chuyên trị hơn.
Bấm vào đây để vào mục Câu Hỏi Cho Bệnh Viêm Gan Siêu Vi. Bấm vào đây để đến mục Gửi Bệnh Án để điền thông tin gửi đến nhà thuốc.
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN MẠN TÍNH TRONG ĐÔNG Y
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN MẠN TRONG TÂY Y
I) CÁC TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
Quá trình phát bệnh viêm gan cấp tính vượt qua nửa năm hoặc vốn đã có tiền sử viêm gan B, C, E, hoặc HbsAg, sau lại mắc lại bệnh một lần nữa mà sinh ra chứng trạng viêm gan. Thời gian phát bệnh không rõ ràng hoặc tuy không có tiền sử viêm gan, nhưng kết quả xét nghiệm viêm gan phù hợp với các tiêu chuẩn, hoặc căn cứ vào các triệu chứng, kết quả xét nghiệm tổng quát và thấy có virut thì cũng có thể đưa ra kết luận.
Để phản ánh mức độ tổn hại chức năng gan, viêm gan mạn tính trên lâm sàng được phân thành 3 mức độ: thời kỳ đầu – thời kỳ giữa – thời kỳ cuối, và phân ra thành 5 nhóm là: Viêm gan A – B – C – D – E.
1) Viêm gan A ( HAV)
Viêm gan A xuất hiện trong phân của người bệnh và có thể thông qua việc nhiễm bẩn hoặc ô nhiễm nguồn nước mà có điều kiện lây lan. Ngoài ra viêm gan A cũng có thể lây qua đường quan hệ tình dục hoặc thân mật gần gũi.
Hầu hết viêm gan A đều có thể tự hồi phục mà không cần điều trị và cũng không để lại di chứng. Trong trường hợp bệnh diễn tiến nặng do có thể ảnh nguy cơ đe dọa tính mạng.
2) Viêm gan B mạn tính ( HBV ):
Đa số cho rằng HBV không trực tiếp tổn hại đến tế bào gan, mà là thông qua đáp ứng và phản ứng hệ miễn dịch của người bệnh khiến cho tế bào gan bị tổn thương và phá hoại, dẫn đến xuất hiện các biểu hiện lâm sàng tương ứng. Do mỗi người bệnh đều có sự phản ứng miễn dịch khác nhau, bao gồm yếu tố di truyền và khác nhau về cơ chế chuyển hóa, cho nên các biểu hiện lâm sàng do HBV lây nhiễm dẫn đến biểu hiện lâm sàng và diễn biến khác nhau. Thời điểm hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến phản ứng miễn dịch không có, Virus trong máu tăng cao, nhưng về cơ bản gan vẫn không bị tổn thương. Cơ chế kích hoạt hệ miễn dịch xuất hiện do phản ứng miễn dịch, gan tổn thương dẫn đến các virus viêm gan hoạt động, lượng Virus trong máu cũng thấp, nhưng phản ứng miễn dịch không cao, cho nên Virus không thể đào thải được. Nếu hệ miễn dịch phản ứng và mức Virus giảm dần đến mức thăng bằng thì biểu hiện thường làVirus hoạt động viêm gan được hạ thấp và lượng độc tố được hạ thấp. Nếu Gen của Virus phát sinh đến tiền C và đột biến tiền nhân – BCP thì xuất hiện viêm gan B mạn HbeAg âm tính, mà HBV – DNA dương tính.
3) Viêm gan C mạn tính ( CHC ):
Cơ chế phát sinh bệnh viêm gan C rất phức tạp. Virus và hệ thống miễn dịch của cơ thể con người tác động lẫn nhau, quyết đinh sự phát sinh – phát triển – thuyên giảm của bệnh tật. Sự lây truyền của bệnh này thường lây qua đường máu. Viêm gan C được xem là loại Virus nguy hiểm nhất.
4) Viêm gan D ( HDV ):
Viêm gan D thường có tính đồng nhiễm. Nếu người bệnh đã từng có tiền sử viêm gan khiến chức năng gan suy yếu thì rất dễ nhiễm Virus D. Nếu cùng một lúc nhiễm siêu vi D và B thì tính chất bệnh sẽ phức tạp hơn và nguy hiểm hơn.
5) Viêm gan E ( HEV ):
Cũng như viêm gan A, đường lây truyền của Virus E được lây truyền qua đường thực phẩm nhiễm bẩn và nước bị ô nhiễm. Xét về tính chất thì viêm gan E rất nguy hiểm đến tính mạng. Trên điều trị lâm sàng thường phải ghép gan mới có thể cứu sống được bệnh nhân.
6) Viêm gan do suy giảm hệ miễn dịch ( AIH ):
Cơ chế sinh bệnh của chứng này là do sức kháng nguyên của cơ thể người bệnh bị phá vỡ, từ đó kích hoạt phản ứng miễn dịch hệ kháng nguyên của cơ thể, tế bào miễn dịch tấn công vào các kháng nguyên gốc, tạo thành sự tự chết của tế bào, phản ứng hoại tử và gây viêm.
7) Viêm gan mạn tính do rượu ( SLD ):
Sự phát sinh và phát triển của SLD thường là do các nguyên nhân sau:
a) Kích ứng Oxy hóa:
Quá trình chuyển hóa Ethanol sản sinh ra một lượng lớn Oxy tự do hoạt động ( ROS ), phản ứng gốc Oxy tự do khiến trong cơ thể phát sinh kích ứng Oxy hóa. Đó chính là một trong những cơ chế quan trong trong sự phát sinh và phát triển chứng viêm gan mạnh tính do rượu.
b) Nhiễm độc acetaldehyde:
acetaldehyde được chuyển hóa từ Ethanol, là một nhân tố chủ yếu tổn thương gan tạo thành viêm gan.
c) Độc tố bên trong:
Người bệnh viêm gan do ALD (Alcoholic Liver Disease ) do uống rượu trong đường ruột xuất hiện sự sản sinh và hấp thụ độc tố gia tăng mà khả năng đào thải độc tố của gan không đủ nên hình thành độc tố từ đường ruột tăng lên trong máu, kết hợp với nhiều yếu khác khiến gia tăng sự tổn thương gan.
d) Viêm gan do độc tính Ethanol:
Trong quá trình Ethanol chuyển hóa, tiêu hao nhiều lượng NAD+, dẫn đến rối loạn chuyển hóa sinh hóa, dễ sinh ra tụt đường huyết khiến cho trúng độc Axít Lactic, phát sinh Axít béo tích tụ mà gây ra mỡ nhiễm gan; Ethanol cũng là trung gian chuyển hóa giữa Protein với Axít nucleic. Ngoài ra việc thường xuyên kéo dài việc sử dụng Ethanol còn có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến bị thiếu dinh dưỡng.
Nói chung việc dẫn đến viêm gan ALD do uống rượu quá độ là kết quả của nhiều loại cơ chế, thói quen hoặc kết quả của nhiều sự tác động, những cơ chế này có sự ảnh hưởng nhân quả lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau, xúc tiến cho nhau mà hình thanh vòng tuần hoàn ác tính.
8) Tổn thương gan do thuốc ( DILI ):
Ngộ độc gan do thuốc được phân thành hai loại là ngộ độc có thể dự báo và ngộ độc không thể dự báo. Ở nhóm ngộ có thể dự báo mức độ ngộ độc gan có liên quan đến liều dùng thuốc; Nhóm ngộ độc không thể dự báo có có liên quan đến thể trạng và đặc điểm riêng thể chất, không có liên quan rõ ràng đến liều dùng thuốc, khó có thể dự báo. Trên lâm sàng thể DILI đa số thuốc nhóm sau. Cơ chế phát sinh tổn thương gan thể DILI bản thân loại thuốc vào cơ thể hoặc độc tính do sự chuyển hóa thuốc đó gây ra trực tiếp tác động vào gan, hoặc thông qua cơ chế miễn dịch mà tạo thành biến chứng bệnh. Cơ chế miễn dịch do thuốc tạo thành bán kháng nguyên ( hapten – kháng nguyên không trọn vẹn ) trong cơ thể, thông qua các tế bào trình diện kháng nguyên ( APC ), kích thích đáp ứng tế bào T và tế bào B, dẫn đến tổn thương do miễn dịch do phản ứng miễn dịch là chính.
II) BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
1) Viêm gan mạn tính ở thể nhẹ và trung bình:
Các triệu chứng điển hình trong thời kỳ đầu của chứng viêm gan mạn tính thường nhẹ và thiếu các đặc thù đầy đủ, có tính biến động không liên tục, thậm chí nhiều năm không có bất cứ triệu chứng nào. Thường thấy nhất là tình trạng dễ mệt mỏi, mệt không rõ lý do và khó chịu ở dạ dày, dễ bị bỏ qua hoặc ngộ nhận là bệnh dạ dày; trên lâm sàng thường thấy ở những người bệnh xơ gan có tính tiềm ẩn, trước khi xơ gan xuất hiện, không có cảm giác khó chịu rõ rệt, trong trạng thái triệu chứng không rõ ràng, xơ gan từng bước hình thành. Người bệnh đột nhiên xuất hiện buồn nôn, bụng trướng, vàng da, nước tiểu màu thẫm, nhưng căn cứ vào triệu chứng không thể phán đoán được viêm gan đang ở mức độ nghiêm trọng.
2) Viêm gan mạn tính và viêm gan mạn tính thể nặng:
Lúc nước tiểu người bệnh chuyển thẫm dần, ngoài da xuất hiện màu vàng dần mỗi lúc mỗi đậm sắc, người vô lực, ăn uống giảm sút càng lúc càng rõ rệt, cần phải nghĩ ngay đến bệnh đang chuyển qua ác tính, nhất là cần phải đề phòng phát sinh thể viêm gan mạn tính thể nặng. Viêm gan mạn tính thể nặng là biểu hiện của sự suy kiệt gan, có thể biểu hiện sự mệt mỏi cao độ, bụng trướng rõ rệt, vàng da rõ rệt và ăn uống sút kém rõ rệt, có thể xuất hiện chứng protein máu bị tụt thấp, nước ứ trong bụng và lồng ngực, chức năng đông máu kém, xuất huyết tiêu hóa trên, bệnh não liên quan đến gan. Trên lâm sàng xác suất tử vong cao, cần phải tích cực điều trị.
3) Các chứng bệnh cùng phát:
Các chứng bệnh cùng phát với viêm gan mạn tính thường rất phổ biến như viêm túi mật mạn tính, tiểu đường do viêm gan, bệnh thận liên quan đến viêm gan B. Nếu khống bệnh tật ở gan cho ổn định sẽ có sự hỗ trợ ổn định tốt cho sự bùng phát các bệnh liên quan đến viêm gan mạn tính. Trên cơ sở của bệnh viêm gan mạn tính, lúc vẫn còn nhiều yếu tố vượt qua được bệnh nhưng nếu người bệnh làm việc lao động quá sức, uống nhiều rượu hoặc liên tục bị lây nhiễm các loại virus viêm gan thì có thể khiến bệnh thêm trầm trọng, phát triển thành viêm gan mạn tính thể nặng. Ngoài ra, nếu bệnh viêm gan mạn tính dần dần phát triển thì sẽ chuyển thành xơ gan. Viêm gan mạn tính thể nặng và xơ gan đều là do viêm gan mạn tính phát triển mà thành, mức độ bệnh rất nghiêm trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN – XƠ GAN
Bệnh viêm gan mạn trong Đông y thuộc phạm vi các chứng “Trưng hà”, “hiếp thống”, “Hoàng đản”, “Phúc trướng”. Nguyên nhân phát bệnh về gan chủ yếu là do lây nhiễm phải dịch độc bên ngoài. Bên trong tình chí uất kết, lao dục quá độ, ăn uống không đều khiến tổn thương đến kinh lạc của gan, kéo dài thời gian lâu, dần dần tích tụ mà thành.
Theo quan điểm Đông y bệnh gan bản thân nó không thể phát triển độc lập mà phát triển nhở sự kết hợp bởi độc, đàm, nhiệt, ứ, thấp, hư, nhiều loại bệnh khác kéo dài suốt toàn bộ quá trình thời kỳ phát bệnh gan, chỉ là không giống nhau về giai đoạn và tình trạng cụ thể mà thôi. Triệu chứng lâm sàng thường hư thực cùng phát, tính chất phức tạp, đa phần có biểu hiện đau sườn, sức vô lực, ăn uống sút kém, bụng trướng…
Trong Đông y, viêm gan mạn được chia thành các thể: Thấp nhiệt trở trệ; Can uất Tỳ hư; Can – thận âm hư; Ứ huyết trở lạc; Tỳ – Thận dương hư.
1) Nguyên Nhân Và Cơ Chế Bệnh Viêm Gan B – C Mạn Tính:
Trong Đông y không có các bệnh danh “Viêm gan mạn tính”, “Xơ Gan”, “Xơ cứng gan”. Căn cứ vào các chứng trạng lâm sàng có thể quy ra phạm trù của các chứng “Hiếp Thống” ( đau sườn ); “Hoàng Đản” ( vàng da ); “Trưng Tích” ( u xơ ), các giai đoạn cuối được quy ra “Cổ Trướng” ( trướng bụng ). Trong thiên “Lục Nguyên Chính Kỷ Đại Luận” sách Tố Vấn có chép: “Thấp nhiệt tương bạc…dân bệnh hoàng đản” ( Thấp nhiệt hiệp cùng nhau khiến sinh ra bệnh vàng da -湿热相薄…民病黄瘅 ); sách Thẩm Thị Tôn Sinh Phương chép: “Dịch theo mùa gây ra vàng da, thường gọi là Ôn hoàng, rất nguy hiểm đến tính mạng, lây lan cũng rất nhanh” ( Hữu thiên hành dịch lệ dĩ chí phát hoàng giả, tục xưng vi ôn hoàng, sát nhân tối cấp, mạn diên diệt liệt -有天行疫疠以致发黄者,俗称为温黄,杀人最急、蔓延亦烈); sách Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận chép: “Do nhiệt độc tăng mạnh, nên đột ngột vàng da, ngực đầy thở suyễn, tính mạng nguy kịch, gọi đó là chứng vàng da cấp” ( Nhân vi nhiệt độc sở gia, cố thốt nhiên phát hoàng, tâm mãn khí suyễn, mệnh tại khoảnh khắc -因为热毒所加,故卒然发黄,心满气喘,命在顷刻,故云急黄也). Nội dung của các y văn trên cho thấy “Thấp – nhiệt – dịch – độc” là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng hoàng đản, mà hoàng đản lại là một trong những chứng trạng mạn tính thường thấy nhất trong chứng viêm gan mạn tính. Thiên “Ngũ Tà” trong sách Linh Khu chép: “Tà trong Can thì hai bên hạ sườn đau” ( Tà tại Can tắc lưỡng hiếp trung thống -邪在肝,则两胁中痛 ) nói đến vị trí bệnh là ở gan, chứng tỏ “thấp – nhiệt – dịch – độc “ chủ yếu xâm phạm vào gan.
Viêm gan mạn tính đa phần là do “thấp – nhiệt – dịch – độc”. “Thấp” có tính dính trệ; “nhiệt” có tính hun đốt; “dịch” có tính lây lan truyền nhiễm; “độc” có tính tiềm ẩn. Viêm gan B mạnh tính do có sẵn cơ chế bên trong, thấp nhiệt dịch độc sau đó cảm nhiễm, đi vào máu ở đó chờ đến khi thể trạng suy kiệt, lao lực quá sức, ngoại cảm phong hàn mà phát bệnh rồi sinh ra đau sườn, vàng da, khối u, bụng trướng. Thấp nhiệt lâu ngày một mặt có thể tổn hao âm huyết, tạo thành Can – Thận âm hư; mặt khác có thể trở ngại Tỳ dương, Tỳ mất đi chức năng kiện vận dẫn đến hư suy, Tỳ hư không vận hóa được thủy thấp, hình thành đàm trọc, cản trở kinh mạch, lâu ngày sinh huyết ứ.
Do các yếu tố kể trên cho nên viêm gan mạn tính là do thấp – nhiệt – dịch – độc đi sâu vào huyết phận, vị trí bệnh xuất hiện ở Gan, liên lụy đến Tỳ – Thận, khí huyết – âm dương, cơ chế bệnh là cho chính khí hư – tà khí thịnh. Vì vậy trên lâm sàng thường có biểu hiện hư thực lẫn lộn.
2) Đông Y Điều Trị Viêm Gan Siêu Vi Mạn Tính:
Do cơ chế sinh ra bệnh viêm gan mạn tính khá phức tạp, mà lại có kèm theo chứng trạng của thấp – nhiệt – độc – ứ kiêm thêm đàm trọc, Can – Tỳ – Thận, khí – huyết hư, cho nên nguyên tắc điều trị cần chọn nhiều pháp, gốc rễ kiêm trị, phù chính khu tà, nắm rõ giai đoạn.
a) Thanh nhiệt giải độc:
Thấp nhiệt độc tà tồn lưu bên trong là nguyên nhân gốc phát sinh viêm gan mạn, là cốt lõi của sự biến hóa và phát triển bệnh tật. Thấp nhiệt độc tà xâm tập gây ủng trệ Can khiến Can mất đi công năng sơ tiết, lưu trở ở Tỳ khiến Tỳ mất đi sự kiện vận. Can chủ tàng trữ huyết, thấp – nhiệt – dịch – độc tổn thương Can kéo dài không dừng thì sẽ tổn thương đến khí – huyết dẫn đến khí trệ huyết ứ, ứ tắc kinh mạch của Can. Trong bệnh viêm gan mạn tính sự phát bệnh do thấp – nhiệt – độc – tà là một yếu tố cực kỳ quan trọng, nó tồn tại trong suốt quá trình phát bệnh. Vì vậy thanh nhiệt giải độc là một pháp trị mấu chốt trong chẩn đoán và điều trị viêm gan mạn tính.
Trong trường hợp thấp nhiệt thịnh, bệnh xuất hiện thì kết quả xét nghiệm sẽ là dương tính, ALT (Alanin transaminase – men gan ) sẽ tăng cao rõ rệt, thậm chí Bilirubin tăng cao, thời điểm này cần phải thanh nhiệt giải độc. Các loại thuốc thường dùng như: Hổ trượng, Sơn đậu căn, Hoàng cầm, Sơn chi tử, Nhân trần, Bồ công anh, Kê cốt thảo, Dã cúc hoa.
Thấp nhiệt lâu ngày không giải, biểu hiện lâm sàng thường là viêm gan mạn tính thể nhẹ hoặc có kèm theo viêm gan B. Đông y cho rằng chính khí hư thì tà khí thịnh, pháp trị thường là phù chính khư tà. Quan trọng của phù chính là ích khí kiện Tỳ, tư Can bổ Thận, khư tà cần phải thanh nhiệt giải độc, lương huyết hóa ứ. Căn cứ vào tình hình cụ thể lâm sàng cần chọn dùng các loại thuốc thích hợp như Linh chi, Đông trùng hạ thảo, Tang ký sinh, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Nữ trinh tử, Sinh địa…
Thấp – nhiệt – dịch – độc ẩn náu trong huyết, kết hợp với nhau mà gây bệnh, dai dẳng không dứt, khi di chuyển về gan thì gây ủng tắc và trở ngại cho kinh lạc của Can, đồng thời lại ảnh hưởng đến công năng sơ tiết của Can khiến gây ra ứ huyết. Biểu hiện lâm sàng thường là sắc lưỡi đỏ tía hoặc đó tối, hoặc có nốt ứ huyết. Phép trị thường là lương huyết giải độc để giải uất nhiệt ở huyết phận. Các vị thường dùng là Xích thược, Đơn bì, Bạch mao căn, Uất kim, Sinh địa, Thiến thảo, Đào nhân, Hồng hoa, Thủy hồng hoa…
b) Điều chỉnh công năng Can – Tỳ – Thận
Điều chỉnh công năng Can – Tỳ – Thận để phòng ngừa xơ hóa Gan. Xơ hóa gan là đặc trưng bệnh lý trong chứng viêm gan mạn tính, là cơ sở bệnh lý dẫn đến xơ cứng gan. Xơ hóa gan có thể gây ra biến chứng ác tính. Chính vì vậy phòng ngừa xơ gan là điểm quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh viêm gan mạn. Các nghiên cứu cho thấy xơ hóa gan là một quá trình diễn biến không cố định, tác nhân gây bệnh có thể tăng cao cũng có thể thông qua điều trị mà giảm dần. Trong các tổ chức xơ hóa thường tồn tại ma trận ngoại bào ( ECM ) hình thành hoạt động tự thăng bằng, xơ hóa gan là kết quả của sự mất thăng bằng quá trình hình thành ECM và chức năng tự thăng bằng. Cho nên mấu chốt quan trọng của điều trị biến chứng là: 1 Khống chế hữu hiệu tình trạng viêm, ức chế yếu tố gây viêm đối với sự kích hoạt của tế bào hình sao ( HSC ); trực tiếp điều hòa và khống chế HSC, giảm thiểu phiên mã gen ECM. 2 Tăng cường các phiên mã gen Enzyme thuộc tính kim loại ( MMP ) và các collagenase, nâng cao hoạt tính của collagenase, tăng cường sự hạ thấp ECM.
Đông y cho rằng “bệnh lâu ngày sẽ sinh hư suy”, hoặc “bệnh Can truyền vào Tỳ”. Bệnh viêm gan mạn tính kéo dài thì tất nhiên sẽ dẫn đến công năng tạng phủ rối loạn, âm – dương, khí – huyết mất thăng bằng khiến cho công năng điều chỉnh Can – Tỳ – Thận bị trở ngại. Đấy chính là mấu chốt của tiến trình xơ hóa gan. Căn cứ vào biện chứng Đông y, có thể phân thành các pháp trị như: sơ Can kiện tỳ – tư bổ can Thận, ôn bổ Tỳ – Thận. Các vị thuốc thường dùng là: Hoàng kỳ, Hoàng tinh, Bạch truật, Phục linh, Nhân sâm, Sơn dược, Dâm dương hoắc, Thỏ ty tử, Nhục quế, Lộc nhung, Mạch môn, Sinh địa, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Ngũ vị tử, Hà thủ ô. Cần căn cứ tình hình thực tế khí huyết – âm dương – hư thực của người bệnh để chọn dùng phương thang cho hợp lý.
c) Hoạt huyết hóa ứ – nhuyễn kiên hóa đàm.
Hoạt huyết hóa ứ là pháp trị để sơ thông tình trạng tắc nghẽn; nhuyễn kiên hóa đàm là pháp trị dùng để làm mềm các tổ chức xơ cứng và tiêu đàm trọc ( mỡ nhiễm gan ).
Xơ hóa gan là giai đoạn tiến triển mạnh hơn đến giai đoạn xơ cứng gan trong chứng viêm gan mạn tính, trong đó vẫn phải trải qua một giai đoạn trung gian, giai đoạn này gọi là giai đoạn phản ứng sửa chữa. Nhưng trong viêm gan mạn thường xuất hiện tình trạng do xơ hóa quá độ dẫn đến xơ cứng gan. Đông y cho rằng “bệnh lâu ngày đi vào kinh lạc”, viêm gan mạn tính kéo dài khiến khí bệnh liên quan đến huyết, huyết không thông, khí trệ – huyết ứ, Mộc khắc Tỳ thổ, Tỳ hư mất kiện vận, thấp tụ thành đàm, đàm thấp trở trệ huyết mạch khiến cho huyết ứ; Mộc khắc Tỳ thổ, Tỳ hư mất kiện vận, thấp tụ thành đàm, đàm thấp cản trở huyết mạch khiến huyết ứ, huyết ứ hợp đàm trọc dẫn đến xơ cứng gan, thậm chí phát triển thành ung thư gan, thời điểm này chính khí hư, đồng thời kết hợp các chứng như bụng trướng, ăn uống sút kém, tĩnh mạch nổi đứt đoạn, máu loãng không đông, thiếu máu, protein hạ thấp. Pháp trị cần bổ cho chính khí là chính, tránh các vị thuốc phá huyết. Có thể dùng các vị như Tam thất, Đan sâm, Uất kim, Hồng hoa, Đơn bì, Xích thược, Thủy hồng hoa, Trập trùng, Xuyên sơn giáp, Mẫu lệ, Miết giáp, Địa long, Hạ khô thảo, Qua lâu. Các loại thuốc hoạt huyết một mặt có công năng cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường công năng các tế bào dọn dẹp, giảm các tế bào tự diệt, tiêu trừ các nhân tố dễ dẫn đến xơ hóa gan. Mặt khác thông qua sự tăng trưởng các tế bào ức chế xơ hóa, thúc đẩy khôi phục công năng các tế bào nội mô, giảm thiểu sự chuyển hóa và hợp thành Collagen, tiêu trừ tình trạng xơ hóa. Đồng thời thông qua công năng của tế bào Kupffer, giảm thiểu sự tổn thương miễn dịch gan, tăng cường và ổn định sự hoạt động Collagen, từ đó có thể ngăn chặn được tiến trình xơ hóa gan.
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường