Bài viết chỉ mang tính tham khảo và phổ biến. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và điều trị đúng hướng dẫn trong bài viết thì người bệnh có thể tự điều trị được cho mình. Nếu bệnh ở mức độ nặng, lâu ngày, điều trị không hiệu quả thì bệnh nhân gửi thông tin cho nhà thuốc để được điều trị theo hướng chuyên trị hơn.
Bấm vào đây để vào mục Câu Hỏi Cho Bệnh Viêm Dạ Dày Hp. Bấm vào đây để đến mục Gửi Bệnh Án để điền thông tin gửi đến nhà thuốc.
VIÊM DẠ DÀY Hp
I) Khái Lược:
Xoắn khuẩn môn vị Helicobacter Pylory được gọi tắt là Hp, được phát hiện vào năm 1982 bởi hai nhà khoa học người Australia là Barry Marshall và Robin Warren ( đến năm 2005 hai nhà khoa học này đã được nhận giải thưởng Nobel ). Vi khuẩn Hp là loại khuẩn đơn cực, nhiều lông roi, đầu hình chày, thân hình xoắn ốc, có chiều dài 2.5 – 4.0 micromét, rộng 0.5 – 1.0 micromét. Vi khuẩn Hp sống trên các tế bào trên bề mặt niêm mạc dạ dày, có hình dạng xoắn ốc hoặc hình cung. Khi sinh trưởng trong môi trường thể rắn, ngoài hình dáng thường thấy ra có lúc có thể xuất hiện hình trụ hoặc hình tròn. Vi khuẩn Hp là loại vi khuận kỵ khí, yêu cầu điều kiện oxy từ 5 – 8%, trong điều kiện oxy quá nhiều hoặc hoàn toàn không có oxy thì không thể sinh trưởng.
1) Cơ chế lây nhiễm và sinh bệnh:
Lây nhiễm vi khuẩn đường tiêu hóa trên là nhân tố chủ yếu gây ra viêm dạ dày mạn tính thể hoạt động, loét đường tiêu hóa, ung thư các tổ chức bạch huyết liên quan đến niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày.
2) Chú ý khi mắc bệnh dạ dày Hp:
Sự truyền nhiễm lây lan vi khuẩn Hp rất mạnh, có thể thông qua đường tiếp xúc trực tiếp, thức ăn nhiễm bẩn, dụng cụ làm bếp bẩn, phân… vì vậy, trong việc ăn uống hàng ngày nên tập thói quen vệ sinh để đề phòng lây nhiễm. Tránh thuốc lá, rượu beer, café và các chất cay – kích thích. Những chất này có thể làm giảm hoặc mất tác dụng các loại thuốc điều trị chứng này. Các chế phẩm và loại thực phẩm có chưa Nitrosamin cũng có nguy cơ dẫn đến ung thư, thêm vào đã có dương tính với vi khuẩn Hp thì sác suất gây ra ung thư càng cao.
Nồng độ PH trong dạ dày là nhân tố ảnh hưởng, cần hết sức tránh sử dụng các loại thuốc trong môi trường acid trong dạ dày dễ làm mất đi hoạt tính kháng khuẩn.
3) Lây nhiễm vi khuẩn Hp:
Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập vào dạ dày sẽ dùng lông roi ở một bên hỗ trợ cho quá trình xuyên vào tầng màng nhầy. Các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Hp trong điều kiện dịch nhầy sẽ đạt được khả năng vận động tối đa, tính vận động mạnh chính là nhân tố quan trọng trong việc gây ra bệnh viêm dạ dày Hp. Vi khuẩn Hp sau khi xuất hiện ở bề mặt thượng bì, thông qua chất kết dính tạo nên liên kết chắc chắn với tế bào ở lớp thượng bị thành một để tránh bị trôi theo thức ăn trong dạ dày. Đồng thời bài tiết ra Superoxyde Dismutase ( Là loại Enzyme giúp phân hủy các phân tử oxy có thể gây hại cho tế bào ) và Catalase ( Là loại Enzyme giúp chống lại sự oxy hóa các tế bào ) để bảo vệ nó thoát khỏi sự tiêu diệt của Neutrophil ( Bạch cầu hạt trung tính, là loại bạch cầu tạo thành hàng rào bảo vệ đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây mủ ). Vi khuẩn Hp chứa lượng lớn Urê, thông qua Urê được phân giải từ nước tiểu mà sản sinh ra Amoniac, chung quanh thân vi khuẩn hình thành tầng bảo vệ “đám mây Amoniac” để kháng lại sự tiêu diệt của Axit dạ dày.
4) Phát bệnh:
Nhiễm vi khuẩn Hp sẽ dẫn những bệnh viêm dạ dày mãn tính viêm loét đường tiêu hóa. Theo tây y thì nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày mạn tính còn chưa rõ ràng, và trên lâm sàng tây y hiện tại vẫn chưa điều trị được.
5) Triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn Hp:
- Triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn Hp chủ yếu là ợ chua, ợ nóng, nóng rát trong dạ dày, đau dạ dày, hôi miệng, bụng sôi réo. Đó chủ yếu là do vi khuẩn Hp dễ khiến cho dạ dày tiết ra rất mạnh lượng lớn Gastrin ( là loại hormone peptide kích thích tiết acid dạ dày ) khiến dạ dày xuất hiện cảm giác nóng rát, xót, nếu có kèm theo viêm loét đường tiêu hóa thì xuất hiện thêm triệu chứng đau dạ dày, hôi miệng.
- Vi khuẩn Hp rất dễ dẫn đến viêm dạ dày mãn tính, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là: Cảm giác ở vùng bụng trên khó chịu, đau lâm râm, có lúc ợ hơi, ợ chua, lợm giọng buồn nôn, nôn mửa, bệnh phát chậm, nhưng thường xuyên tái phát.
- Người bệnh sau khi bị nhiễm Hp sẽ sinh ra rất nhiều nhân tố gây bệnh, từ đó dẫn đến tổn hại niêm mạc dạ dày, biểu hiện lâm sàng khi phát bệnh thường có tính đa dạng, mà người bệnh đa phần thường hay xuất hiện ợ chua, ợ hơi, cảm giác bụng no trướng.
- Nhiễm khuẩn Hp đôi khi không có triệu chứng rõ ràng, giai đoạn này đa phần là thông qua kết quả xét nghiệm mà biết có nhiễm khuẩn hay không.
II) Điều trị viêm dạ dày Hp bằng Đông y:
1) Thể tỳ vị hư nhược:
Biểu hiện lâm sàng:
Dạ dày trướng đau đầy tức, lúc đói đau nhiều, thích ợ, khi chận vào thì dễ chịu, sắc mặt trắng nhợt, tinh thần mỏi mệt, đầu choáng. Rêu lưỡi nhạt, môi có dấu răng. Mạch tế.
Phép trị: Kiện tỳ hòa vị
Phương thang: Ích Khí Hòa Vị Thang
Thành phần:
Đảng sâm 16g
Bạch truật 12g
Phục linh 12g
Hoài sơn 16g
Liên tử 12g
Bạch biển đậu 12g
Trần bì 12g
Bán hạ 12g
Kê nội kim 12g
Thần khúc 16g
Mạch nha 16g
Tô ngạnh 10g
Bạch đậu khấu 10g
Cam thảo 4g
Điều chế và cách dùng: Tán mịn, hoàn viên lớn như hạt đỗ xanh. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một thìa canh, uống lúc bụng đói hoặc bụng lưng lửng.
2) Thể can vị thấp nhiệt:
Biểu hiện lâm sàng:
Dạ dày đầy tức, ngực đầy không biết đói, lợm giọng buồn nôn, người nặng nề mệt mỏi, miệng khát không muốn uống, đại tiện lỏng nhão. Rêu lưỡi vàng, chất nhớt, mạch hoạt. Kiểm tra nội soi cho thấy niêm mạc dạ dày sung huyết rõ rệt, có khi loét nặng.
Phép trị: Thanh hóa thấp nhiệt.
Phương thang: Thanh Hóa Thang
Hoàng liên 8g
Hoàng bá 8g
Sinh địa 20g
Đan bì 12g
Hoàng cầm 8g
Liên kiều 16g
Bồ công anh 24g
Hoạt thạch 24g
Trạch tả 12g
Phục linh 12g
Kê nội kim 12g
Sơn tra 10g
Thần khúc 16g
Cam thảo 4g
Điều chế và sử dụng: Điều chế và cách dùng: Tán mịn, hoàn viên lớn như hạt đỗ xanh. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một thìa canh, uống lúc bụng đói hoặc bụng lưng lửng.
3) Thể vị âm bất túc:
Biểu hiện lâm sàng:
Dạ dày đau lâm râm hoặc nóng rát không thoải mái, xót dạ như đói bụng, miệng khô ăn ít, đại tiện phân không thành khuôn. Mạch đa phần tế – sác.
Phép trị: Ích Vị Dưỡng Âm.
Phương thang: Ích Vị Thang
Thành phần:
Sinh địa 20g
Huyền sâm 16g
Sa sâm 12g
Mạch môn 10g
Ngũ vị tử 8g
Ô mai 10g
Thạch hộc 16g
Hoàng tinh 16g
Ngọc trúc 12g
Thiên hoa phấn 12g
Cát căn 20g
Hậu phát 8g
Uất lý nhân 10g
Thảo quyết minh 12g
Cam thảo 4g
Điều chế và sử dụng: Điều chế và cách dùng: Tán mịn, hoàn viên lớn như hạt đỗ xanh. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một thìa canh, uống lúc bụng đói hoặc bụng lưng lửng.
4) Thể can vị bất hòa
Biểu hiện lâm sàng:
Ăn uống sút kém, dạ dày đầy tức, căng đau, ợ hơi liên tục, bệnh dễ phát khi tâm lý không thoải mái. Rêu lưỡi trắng, mỏng. Mạch huyền. Trong chứng viêm dạ dày mãn tính đa phần nhu động gặp khó khăn, dịch mật đi ngược vào trong.
Phép trị: Sơ can hòa vị.
Phương thang: Thư Can Hòa Vị Thang.
Thành phần:
Sài hồ 12g
Bạch thược 16g
Uất kim 12g
Hương phụ 10g
Mộc hương 8g
Thanh bì 10g
Tô ngạnh 16g
Hoàng cầm 8g
Cát căn 20g
Chỉ xác 10g
Hậu phác 10g
Kê nội kim 12g
Sơn tra 12g
Lai bặc tử 20g
Binh lang 12g
Cam thảo 4g
Điều chế và sử dụng: Điều chế và cách dùng: Tán mịn, hoàn viên lớn như hạt đỗ xanh. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một thìa canh, uống lúc bụng đói hoặc bụng lưng lửng.
5) Thể huyết ứ vị quản
Biểu hiện lâm sàng:
Dạ dày đau tức liên tục không ngừng, đau dùi đâm hoặc đau như dao cắt, vùng đau cố định, ấn vào đau tăng. Rêu lưỡi tím tối hoặc có các chấm ban đỏ. Mạch sáp.
Phép trị: Hoạt huyết hóa ứ.
Phương thang: Hoạt Huyết Hóa Ứ Thang
Thành phần:
Đào nhân 10g
Hồng hoa 10g
Đương quy 16g
Xuyên khung 10g
Xích thược 12g
Thục địa 24g
Trạch lan 12g
Đan sâm 16g
Đảng sâm 24g
Hoàng kỳ 20g
Bạch truật 12g
Hoài sơn 20g
Phục linh 16g
Liên tử 16g
Huyền hồ 8g
Xuyên luyện tử 12g
Cam thảo 4g
Điều chế và sử dụng: Điều chế và cách dùng: Tán mịn, hoàn viên lớn như hạt đỗ xanh. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một thìa canh, uống lúc bụng đói hoặc bụng lưng lửng.
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường