1) Làm cách nào để gửi thông tin khai báo bệnh và sau khi đã hết thuốc hoặc có biểu hiện bất thường thì tiếp tục liên hệ như thế nào?
- Trả lời: Người bệnh bấm vào mục “GỬI BỆNH ÁN” để điền thông tin và gửi thông tin.
Trong quá trình điều trị nếu có thay đổi bất thường hoặc gần hết thuốc thì người bệnh bấm vào mục liên hệ để gửi thông tin mới nhất và các thắc mắc muốn tham vấn.
2) Trường hợp nào cần điện thoại liên lạc?
- Trả lời: Trong trường hợp khai báo bệnh, nếu chỉ điện thoại để báo thông tin thì mọi thông tin không được lưu giữ lại, thậm chí người tư vấn sẽ không ghi nhận đầy đủ. Chính vì vậy người bệnh cần trực tiếp điền thông tin vào mục gửi bệnh án để thông tin của người bệnh được lưu trữ, cập nhật và theo dõi. Trong trường hợp người già hoặc những người không có khả năng truy cập vào mạng để báo thông tin thì có thể điện thoại trực tiếp đến nhà thuốc để được giúp đỡ điền thông tin thành lập bệnh án.
3) Các chứng liên quan đến xương khớp, bệnh ngoài da, phong thấp trong trường hợp nào mau khỏi bệnh, trong trường hợp nào lâu khỏi?
- Trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh mau khỏi hoặc lâu khỏi bệnh, nhưng nguyên nhân căn bản là do bệnh di truyền từ cha hoặc mẹ. Nếu di truyền từ mẹ thì bệnh mau lành hơn, nếu di truyền từ cha thì bệnh lâu lành hơn.
4) Các bệnh về xương khớp, ngoài da, dị ứng… có di truyền không và di truyền bằng con đường nào? Tại sao di truyền từ cha thì bệnh nặng và lâu khỏi, thậm chí thuộc nhóm có nguy cơ biến chứng nặng; còn ở mẹ thì nhẹ hơn, mau khỏi hơn, ít có nguy cơ biến chứng?
- Trả lời: Các bệnh kể trên chắc chắn sẽ di truyền, hình thức di truyền từ cơ địa chứ không phải là di truyền theo Gen, nhưng các bệnh của nó gây ra có thể sẽ hình thành nên di truyền theo Gen. Cơ địa của phong thấp sau khi di truyền đến người con không nhất thiết phát lặp lại căn bệnh giống hệt như của bố hoặc mẹ mà có thể sẽ xuất hiện các bệnh liên quan đến xương khớp, dị ứng, bệnh ngoài da…
- Khi di truyền từ mẹ qua là di truyền theo máu, nhưng khi di truyền từ cha qua là do yếu tố cơ địa đã tác động trực tiếp đến tinh trùng và thay đổi các cấu trúc ngay từ khi còn là tinh trùng chưa gặp trứng. Vì vậy ở những người có phong thấp nặng thì tinh trùng vàng từ mức độ nhẹ hoặc rất vàng.
5) Thế nào là thuốc đông y? Thuốc Nam? Thuốc bắc.
- Trả lời: Thuốc Đông y là cách gọi chung cho cả thuốc Nam và thuốc Bắc. Thuốc Nam đa phần được dùng dựa trên kinh nghiệm là chính, phạm vi chữa bệnh không rộng. Thuốc Bắc là cách gọi phổ thông về loại thảo dược có xuất xứ Trung Quốc. Thuốc Bắc được dùng dựa trên nền tảng lý luận Âm – Dương, Ngũ Hành để lập phương ( phương thang ), lập pháp ( phép trị ), đối chứng lập phương ( ra toa theo bệnh )… Cách dùng thuốc thường có liều lượng nhất định, phù hợp cho người bệnh, hoặc cách ra toa phù hợp với thế bệnh.
6) Uống thuốc bao nhiêu lâu là hợp lý?
- Trả lời: Đây là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh trăn trở và hay thắc mắc. Tâm lý người bệnh khi chữa bệnh thì ai cũng muốn biết bệnh của mình trị bao nhiêu lâu là khỏi. Đối với tây y, các bác sĩ sẽ không nói bao nhiêu lâu là khỏi bệnh nhưng dựa trên chuyên môn nghề nghiệp họ sẽ biết trong bao nhiêu lâu thuốc sẽ phát tác, biểu hiện sau khi uống thuốc sẽ như thế nào. Đó là vì thuốc tây là chất chiết xuất, một khi đã vào cơ thể thì toàn bộ chất đó sẽ được hấp thụ nhanh chóng ở hình thức thụ động, khó mà đào thải ra ngoài; Đối với thuốc bắc thì khi được đưa vào cơ thể nó cần phải được cơ thể hấp thụ, chuyển hóa, đào thải. Do thể trạng mỗi bệnh nhân khác nhau, hoặc do mức độ bệnh, tính chất bệnh, thời gian phát bệnh, tuổi tác, thời tiết, hoàn cảnh địa lý, đặc thù công việc mà sự hấp thụ đó có khác nhau khiến dẫn đến thời gian khỏi bệnh cũng khác nhau. Đồng thời đặc thù của thuốc tây và thuốc bắc khác nhau ở chỗ: Thuốc tây là chất chiết xuất, đi vào cơ thể để khắc phục hiện tượng đang xuất hiện; thuốc bắc là thảo dược, đi vào cơ thể như một loại đồ ăn nhằm cân bằng công năng của tạng phủ, khí huyết để dùng chính tạng phủ, khí huyết thay đổi các cơ chế gây nên triệu chứng, chính vì thay đổi nguyên nhân gây nên hiện tượng mà sau khi khỏi bệnh thì khó tái phát hoặc không tái phát. Chính vì khi uống thuốc tây, hiện tượng thay đổi rất nhanh và khi uống thuốc bắc thì triệu chứng từ từ thay đổi rồi khỏi cho nên người bệnh thường có tâm lý cho rằng thuốc tây nhanh hơn thuốc bắc. Thực ra đây là nhận thức sai lầm: Nếu mỗi khi uống thuốc tây hiện tượng bệnh giảm nhanh và rồi việc này cứ được lặp đi lặp lại quanh năm thì không thể gọi là nhanh; nếu uống thuốc bắc hiện tượng giảm từ từ và chỉ trong thời gian ngắn ( đối với bệnh nhẹ ) và dài ( thậm chí vài tháng, vài năm đối với bệnh nặng ) thì việc kết thúc bệnh hoàn toàn mới là là vấn đề quan trọng.
7) Uống thuốc vào thời điểm nào là tốt nhất?
- Trả lời: Có một số trường hợp đặc biệt người bệnh sẽ uống thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. Nhưng đa số thì nên uống thuốc lúc bụng lưng lửng hoặc lúc đói. Các loại thuốc bổ thì nên sắc vào chiều hôm trước để khi sáng thức dậy, ngồi trên giường nhờ người nhà pha thêm nước sôi vào thuốc để làm ấm thuốc mà uống, phần còn lại 4 tiếng sau hoặc trưa uống tiếp.
8) Thông thường mỗi bệnh cần phải uống thuốc bao nhiêu lâu là đủ?
- Trả lời: Khi uống thuốc Đông y thì cần uống theo thế bệnh. Do vậy thời gian uống thuốc lệ thuộc vào tình trạng thuyên giảm của bệnh.
9) Uống thuốc bắc có thể giảm cân hoặc tăng cân được không?
- Trả lời: Thuốc bắc có công năng thăng bằng, cho nên người gầy có thuốc của người gầy, người béo phì có thuốc của người béo phì ( phải là bệnh béo phì chứ không phải người hơi béo ). Do vậy khi điều trị cho người gầy thì họ sẽ lên cân đến một ngưỡng phù hợp rồi dừng; ở người béo phì thì sẽ giảm cân đến một mức độ vừa phải. Vì vậy không thể dùng thuốc bắc để tăng hoặc giảm cân theo ý muốn.
10) Uống thuốc bắc có bị giữ nước không?
- Trả lời: Khi uống thuốc bắc mà thấy có hiện tượng ăn ngon, lên cân, ngủ nhiều, người luôn cảm thấy rất khỏe không biết mệt thì đó là do trong thuốc đã có pha các loại thuốc tây giảm đau. Người bệnh cần lập tức dừng lại ngay để tránh các hậu quả nặng nề do các loại thuốc này gây ra.
11) Tại sao khi uống thuốc có bệnh thì giảm nhẹ dần rồi hết, có bệnh thì đau dữ dội rồi mới thuyên giảm?
- Trả lời: Các chứng khớp nếu chưa huyết ứ ( tắc mạch máu ) thì sẽ nhẹ dần rồi hết; các chứng khớp có ứ huyết thì do trong các thuốc trị phong có các loại thuốc hoạt huyết ( lưu thông máu, làm tan huyết ứ, thông cho mạch máu bị tắc ) rất mạnh. Vì vậy khi thuốc đang tác động vào vùng đau thì sẽ tạo áp lực rất lớn ở những nơi mạch máu bị tắc, chính áp lực này tạo nên trương lực ở thành mạch máu rất lớn và gây đau. Nếu xuất hiện tình trạng này mà người bệnh có thể trạng tốt và chịu đựng được thì nên chịu đựng và đừng dùng thuốc giảm đau ( tình trạng này chỉ xảy ra vài hôm rồi giảm dần ) vì khi cơ thể xuất hiện cơn đau thì lập tức não bộ nhận thức được vùng đau và đồng thời tiết ra một loại ma túy nội sinh gọi là Endorphin, chất này sẽ khu trú, khống chế vùng đau và về sau giúp hình thành phản xả phản ứng lại với tất các chuyển biến tiêu cực gây bệnh khác trong cơ thể, kể cả sẽ giúp người bệnh chuyển hóa nhanh cảm xúc tiêu cực, bi quan. Nếu thường xuyên dùng thuốc giảm đau để giải quyết các cơn đau thì khả năng phản ứng sinh ra Endorphin mất dần, do đó người bệnh không thể chịu được cơn đau dù rất nhẹ, và thậm chí thường xuyên xuất hiện tâm lý bi quan, tiêu cực. Trong trường hợp người bệnh tuổi cao, thể trạng kém, huyết áp thấp, thiếu máu mà không chịu nổi cơn đau thì cần báo lại cho thầy thuốc để thầy thuốc đưa ra biện pháp để tạm thời giải quyết cơn đau này.
12) Tại sao uống các loại thuốc trị phong vào thì khó chịu dạ dày?
- Trả lời: Nếu uống thuốc khớp vào mà có cảm giác buồn nôn, khó chịu hoặc nóng rát trong dạ dày thì đó là người bệnh đã có viêm dạ dày Hp. Trong trường hợp này người bệnh cần gửi thuốc lại cho nhà thuốc để chuyển hướng điều trị xong dạ dày Hp rồi mới điều trị qua khớp. Cũng có một số trường hợp có cơ địa dạ dày Hp nhưng chưa phát hiện vi khuẩn thì dạ dày vẫn phản ứng với thuốc, trong trường hợp này người bệnh vẫn dừng thuốc và chuyển hướng qua điều trị dạ dày trước.