Bài viết chỉ mang tính tham khảo và phổ biến. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và điều trị đúng hướng dẫn trong bài viết thì người bệnh có thể tự điều trị được cho mình. Nếu bệnh ở mức độ nặng, lâu ngày, điều trị không hiệu quả thì bệnh nhân gửi thông tin cho nhà thuốc để được điều trị theo hướng chuyên trị hơn.
Bấm vào đây để vào mục Các Câu Hỏi Cho Bệnh Ngoài Da . Bấm vào đây để đến mục Gửi Bệnh Án để điền thông tin gửi đến nhà thuốc.
MỐI QUAN HỆ GIỮA DA VỚI TẠNG PHỦ – KHÍ HUYẾT – TÂN DỊCH
1 – Mối Quan Hệ Với Tạng Phủ:
Cơ thể con người là một chỉnh thể hữu cơ. Giữa da với tạng phủ có một mối quan hệ mật thiết. Nếu công năng tạng phủ chính thường, khí – huyết – dịch sung túc thì da hồng nhuận mà sáng; ngược lại công năng tạng phủ thất điều thì sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh ngoài da. Như Phế chủ da lông, chủ táo ( khô ráo ), nếu Phế âm tổn thương, huyết táo thì da lông sẽ thô sần, phát sinh các chứng như chứng “Hồ Niệu Thích” (狐尿刺 – Chứng này sẵn Phế tạng tổn thương, gặp phải chất thải côn trùng là tổn thương da. Thông thường các họ loài bọ ngựa vào mùa hè đa phần là động đực và sinh nở, tinh của nó lâu ngay khô đi mà sinh độc, tay chân con người tiếp xúc mà sinh bệnh. Biểu hiện lâm sàng da khô táo, có các nốt ngứa sắc đỏ tía sưng cứng đau đớn, thậm chí lở loét chảy dịch ); Phế khai khiếu ở mũi, nếu kinh Phế bị huyết nhiệt thì sẽ sinh chứng “tửu tra tỵ” ( chứng mũi mặt đỏ còn gọi là Rosacea, mũi cà chua ), Phế phong phấn thích ( mụn trứng cá ), đồng thời mỗi một chứng bệnh ngoài da cũng phản ánh công năng của một tạng phủ tương ứng đang rối loạn, thậm chí tổn thương.
2 – Mối Quan Hệ Với Khí Huyết:
Trong cơ thể con người, không có nơi nào là không có khí – huyết. Bên trong thì ngũ tạng – lục phủ; bên ngoài thì da dẻ cơ thịt. Các công năng hoạt động của cơ thể để phải dựa vào khí – huyết. Giữa khí và huyết thì sự sinh hóa và vận hành của huyết đều phải dựa vào sự thúc đẩy của khí, mà khí cũng phải dựa vào sự nuôi dưỡng của huyết. Khí huyết nương tựa vào nhau mà tồn tại, một khi khí – huyết thất thường thì sẽ dẫn đến phát sinh bệnh tật. Khí huyết thất thường thì sẽ sinh ra khí trệ huyết ứ, khí không thống nhiếp huyetes, khí huyết bất hòa, huyết nhiệt, huyết ứ, huyết táo.
3 – Mối Quan Hệ Với Tân Dịch:
Tân dịch trong cơ thể con người có tác dụng nhu dưỡng và tư nhuận. Tân dịch phân bố và khuếch tán vào cơ da, tư dưỡng và nhu nhuận cho cơ da lông tóc. Nếu tân dịch khuy tổn thì sẽ xuất hiện tình trạng da dẻ khô ráo, ngứa ngáy, bong vảy, lông tóc khô gãy, lưỡi đỏ bóng không rêu hoặc có rêu. Nếu sự phân bố và bài tiết của tân dịch gặp trở ngại thì sẽ khiến cho đàm ẩm ngưng tụ ở cơ da mà hình thành sưng nang lông; thủy dịch ngưng đọng thì sẽ tràn vào cơ da mà xuất hiện phù thũng ở các bộ vị như đầu – mặt, mi mắt, tứ chi, bụng rốn.
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường