Bài viết chỉ mang tính tham khảo và phổ biến. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và điều trị đúng hướng dẫn trong bài viết thì người bệnh có thể tự điều trị được cho mình. Nếu bệnh ở mức độ nặng, lâu ngày, điều trị không hiệu quả thì bệnh nhân gửi thông tin cho nhà thuốc để được điều trị theo hướng chuyên trị hơn.
Bấm vào đây để vào mục Câu Hỏi Cho Bệnh Tai Mũi Họng. Bấm vào đây để đến mục Gửi Bệnh Án để điền thông tin gửi đến nhà thuốc.
HEN SUYỄN
I) Khái niệm:
Hen là một chứng do đàm tích trong Phế ( phổi ) lâu ngày sinh ra, gặp phải nhân tố tác động hoặc ngoại tà xâm nhập dẫn đàm trọc lên trên gây ra tắc trở đường hô hấp, Phế khí không túc giáng xuống bên dưới được, đàm và khí tương hợp với nhau mà gây ra tình trạng kéo đàm khò khè. Lúc phát bệnh, triệu chứng chủ yếu là trong họng có âm thanh khò khè, hơi thở gấp gáp khó khăn, thậm chí khó thở đến mức không thể nằm được.
Hen là một trong những chứng bệnh thường thấy nhất. Trong các y văn Đông y qua quá trình thời gian đã ghi chép lại rất nhiều kinh nghiệm điều trị rất nhiều phương pháp điều trị, hiệu quả cao. Trong điều trị chứng này, mục tiêu không phải là hạn chế hoặc tạm thời khống chế nó mà là thông qua các biện pháp lâm sàng đạt được các mục tiêu giải trừ bệnh tật, khống chế tái phát để nhắm đến mục đích giải trừ hoàn toàn bệnh tật.
Suyễn là một chứng sinh ra do ngoại cảm hoặc nội thương dẫn đến Phế khí mất đi sự tuyên giáng, Phế khí nghịch lên trên hoặc khí không có nguồn, Thận không nạp được khí về, dẫn đến đến các triệu chứng lâm sàng như hô hấp khó khăn, nặng thì phải há mồm nâng vai, cánh mũi phập phồng, không thể nằm ngồi. Trong các văn hiến cổ đại, chứng suyễn thường được gọi là “tỵ tức”, “kiên tức”, “thượng khí”, “nghịch khí”, “suyễn súc”.
Suyễn chứng cũng là một trong những chứng thường thấy trên lâm sàng, có một quá trình diễn biến cấp tính và mạn tính. Đông y đối với suyễn chứng có một hệ thống lý luận và sự tính lũy kinh nghiệm rất phong phú, chính vì vậy trong biện chứng luận trị có những kết quả rất rõ ràng.
Chứng hen trên lâm sàng Tây y thường được quy vào chứng viêm phế quản hoặc các chứng viêm phổi dị ứng cấp tính; Suyễn trên lâm sàng tây y thường nằm trong phạm vi viêm phế quản, viêm phổi, phổi bị lây nhiễm, phế thũng, hen suyễn thể do tim, khối u ở phổi, bụi phổi, suyễn thể còi xương.
Do xét về hiện tượng thì hen và suyễn gần như giống nhau, vì vậy đa số đều gọi chung hai chứng này thành “hen suyễn”. Nhưng trên thực tế thì suyễn là hiện tượng khí nghịch lên; hen là hiện tượng khí không xuống được.
1) Nguyên Nhân Và Cơ Chế Sinh Bệnh:
Nguyên nhân và cơ chế sinh ra bệnh hen là do đàm đọng trong phổi, mỗi khi gặp ngoại cảm, ăn uống không phù hợp, tinh thần không tốt, mệt mỏi thì có thể là nguyên nhân dẫn đàm thượng nghịch, tắc trở đường hô hấp, làm cho khí của phế không giáng xuống được khiến cho nghịch lên trên, khí và đàm kết hợp mà phát sinh ra thở khò khè.
Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh suyễn khá phức tạp. Ngoại tà xâm tập, ăn uống không phù hợp, tinh thần thường áp lực và căng thẳng, làm việc quá độ đều có thể tạo thành suyễn.
2) Biểu Hiện Lâm Sàng:
Trong chứng hen, do Phế khí mất đi chứng năng giáng xuống, đàm tắc trở đường hô hấp, đàm và khí hợp nhau tạo nên triệu chứng đặc trưng là trong họng có tiếng khò khè, thở gấp rút khó khăn, nặng thì thở kéo từng cơn khiến không thể nằm được. Chứng này lúc mới phát thường đột ngột, giảm cũng nhanh, đa phần thường phát từ lúc gần tối, ban đêm hoặc lúc mới sáng, phát mạnh vào thời điểm thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, giữa mùa thu phát mạnh, thời tiết lạnh của thời điểm mùa đông – xuân tần suất càng cao. Trước lúc phát bệnh thường có các dấu hiệu như hoặc là ngứa mũi, ngứa họng, nhảy mũi, chảy nước mũi, ho, tức ngực. Lúc phát bệnh thường đột ngột nặng ngực khó thở, ho, thở gấp, thở khó, thở từng cơn kéo dài, đa số khò khè. Người bệnh buộc phải ngồi, hai tay ôm ngực, miệng há vai nâng, bồn chồn ra mồ hô, nặng thì mặt xanh chân tay lạnh. Thời gian phát bệnh có thể kéo dài đến vài phút, vài tiếng hoặc hơn. Do các yếu tố gây bệnh có khác nhau, có nên sự biểu hiện lúc phát bệnh cũng khác nhau, bệnh nhân có thể phát lạnh hoặc phát nóng.
Trong trường hợp hen tái phát liên tục sẽ khiến chính khí hư. Chính vì vậy, thời mãn tính thường gây ra các triệu chứng của Phế – Tỳ – Thận.
Trong chứng suyễn thì khí của Phế đi ngược lên mà không giáng xuống, hoặc thận mất đi chức năng nhiếp nạp thâu khí về mà gây ra các đặc trưng lâm sàng như hô hấp khó khăn, thậm chí miệng há vai nâng, cánh mũi phập phồng, không thể nằm.
Hô hấp khó khăn là triệu chứng đặc trưng của chứng suyễn, biểu hiện lâm sàng thường nhẹ nặng không như nhau. Bệnh nhân nhẹ thì chỉ thấy thở gấp rút, thở ra hoặc hít vào đều rất dài, đa số khi phát bệnh là không thể nằm. Người bệnh nặng thì có thể thấy cánh mũi phập phồng, miệng há vai nâng, người vặn bụng phập phồng, ngồi nhổm mà thở, sắc môi tái xanh. Người bệnh phát bệnh nhanh thì có thể thấy họ cố hít thật sâu rồi sau đó thở ra rất nhanh, ngực đầy tắc, thậm chí phải ưỡn ngực lên để thở, tiếng rít cao hơi thở rất mạnh; Người phát bệnh chậm thì thường có biểu hiện hô hấp nhẹ yếu, nông, vô lực. Hít vào nhanh, âm thanh thấp mà ngắn, động dùng sức là thêm nặng hơn, nếu tình trạng bệnh chuyển nặng thì thở gấp không ngừng, có thể thấy các triệu chứng nguy cấp như chân tay lạnh, toát mồ hoi, người ấm, huyết áp tụt, nhịp tim tăng, hồi hộp hoảng loạn, sắc mặt xanh môi tím.
3) Phân Biệt Chẩn Đoán:
- Hen và suyễn đều có biểu hiện thở gấp, đã hen thì có thể có suyễn nhưng suyễn chưa chắc có hen. Suyễn thì thở từng cơn, đặc điểm chính là thở dồn dập; hen thì dựa vào tiếng thở của người bệnh để phán đoán, căn cứ vào lúc phát bệnh trong họng người bệnh có tiếng rít là chủ yếu. Hen là loại chứng bệnh có tính độc lập, suyễn có thể cùng phát trong quá trình bệnh phát cấp và mạn tính.
- Chi ẩm ( tương đương với chứng viêm màng ngoài tim trong Tây y ) tuy không có tiếng đàm kéo và thở gấp nhưng có liên hệ nhiều đến chứng ho mạn tính nhẹ lâu ngày không khỏi, dần dần chuyển nặng gây ra. Thế bệnh lúc nặng lúc nhẹ, mật độ phát không rõ ràng, ho và thở gấp nặng hơn là khò khè, phát cùng với thời điểm phát của hen, phát bệnh đột ngột rồi cũng đột ngột giảm bình thường. Tiếng thở của hen nặng mà ho nhẹ hoặc không ho, hai thể bệnh này có sự khác biệt rõ ràng.
II) Biện Chứng Luận Trị:
A) Điểm quan trọng trong biện chứng:
a) Đối với chứng hen:
1 – Phân ra hư chứng và thực chứng
Lúc phát bệnh cần phân biệt tà hay thực. Lúc chưa phát thì chủ yếu là do hư chứng, nhưng khi bệnh lâu ngày chính khí hư, lúc phát bệnh đa phần là hư thực lẫn lộn, vì vậy cần căn cứ tình trạng bệnh cũ mới và chứng trạng toàn thân để phân biệt rõ hư chứng thực chứng hoặc phát trước phát sau. Hư chứng thì cân xác định rõ hư thuộc âm hay dương và tạng phủ hư.
2 – Phân ra hàn nhiệt:
Thực chứng cần phân rõ hàn đàm hay nhiệt đàm và có kèm theo biểu chứng hay không.
b) Đối với suyễn:
1 – Phân biệt vị trí bệnh:
Thường thì bệnh suyễn do ngoại tà, đàm trọc, can uất khí nghịch vị trí là ở Phế, là do ngoại tà tắc trở phế khí; Bệnh lâu ngày kèm theo lao nhọc phòng dục quá độ gây ra suyễn thì vị trí bệnh là ở Phế – Thận. Nếu mồ hôi tự ra, sợ gió, dễ cảm mạo thì thuộc chứng do Phế khí hư, nếu lưng gối mỏi mềm, đêm về tiểu nhiều thì vị trí bệnh là ở thận.
2 – Phân biệt hư chứng và thực chứng:
Có thể căn cứ vào hô hấp, giọng nói, mạch, thế bệnh để phân biệt hư – thực. Hô hấp sâu, kéo dài, mạnh, thở ra nhanh, tiếng thở thô, đa phân ho có tiếng đàm khò, mạch có lực thì đó là suyễn thực chứng; nếu hô hấp ngắn, gấp gáp, khó khăn, hít vào nhanh và sâu, giọng trầm, tiếng đàm hơi khò khè, mạch vi – nhược thì đó là hư chứng.
B) Điều Trị Lâm Sàng
a) Phân chứng điều trị:
1 – Đối với chứng hen:
- Thời kỳ đang phát:
– Hen thể hàn:
Biểu hiện lâm sàng:
Hơi thở gấp rút, trong họng có tiếng khò khè, ngực đầy như tắc nghẽn, ho không nặng, đàm ít ho khạc không ngừng, sắc đàm trắng dính, miệng không khát, hoặc khát thích uống ấm, trời lạnh hoặc gặp lạnh thì phát bệnh, thân mình lạnh sợ lạnh, hoặc ghét lạnh, nhảy mũi, chảy nước mũi. Rêu lưỡi trắng trơn; mạch huyền khẩn hoặc phù khẩn.
Pháp trị: Ôn phế tán hàn, hóa đàm bình suyễn.
Phương thang: Xạ Can Ma Hoàng Thang.
– Hen thể nhiệt:
Biểu hiện lâm sàng:
Hơi thở mạnh thành tiếng, trong họng có tiếng đàm kéo như rú, lồng ngực nhô cao, ngực sườn trướng căng, miệng há vai nhô, ho sặc từng cơn, đàm sợi sắc vàng hoặc trắng, đục dính, dẻo dày, khạc ra khó khăn, tâm lý bồn chồn không yên, ra mồ hôi, sắc mặt đỏ tía, miệng đắng, khát nước muốn uống, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt; mạch huyền sác hoặc hoạt – sác.
Pháp trị: Thanh nhiệt tuyên phế, hóa đàm định suyễn.
Phương trị: Định Suyễn Thang.
- Thời kỳ thuyên giảm:
– Thể Phế hư:
Biểu hiện lâm sàng:
Thở ngắn, giọng nói nhỏ, động làm việc thì nặng hơn, hoặc trong họng có tiếng rít nhẹ, ho đàm trong dẻo, sắc trắng. Sắc mặng trắng nhợt, thường tự ra mồ hôi, sợ gió, dễ bị cảm mạo, mỗi khi làm việc mệt nhọc hoặc chuyển trời thường dễ phát hen. Rêu lưỡi trắng, mỏng; mạch tế – nhược hoặc hư – đại.
Phép trị: Bổ phế cố vệ.
Phương thang: Ngọc Bình Phong Tán.
– Thể Tỳ hư:
Biểu hiện lâm sàng:
Thường hay nhiều đàm, hơi thở ngắn, người mệt mỏi vô lực, sắc mặt vàng nhợt, ăn kém cầu lỏng, hoặc ăn đồ dầu mỡ vào dễ đi cầu lỏng, nếu ăn đồ không phù hợp thường dễ phát hen. Rêu lưỡi mỏng – nhớt hoặc trắng – bóng, sắc lưỡi nhạt; mạch tế – nhược.
Phép trị: Kiện Tỳ Hóa Đàm.
Phương thang: Lục Quân Tử Thang.
– Thể thận hư:
Biểu hiện lâm sàng:
Thường hay thở ngắn, thở gấp, động làm việc thì nặng hơn, hít vào khó khăn, hoặc trong họng có tiếng khò khè nhẹ, lưng gối mỏi mềm, đầu choáng tai ù, sau khi lao động nhiều thường dễ phát hen, chân tay lạnh, sợ lạnh. Sắc mặt trắng xanh; rêu lưỡi trắng, mỏng, thân lưỡi mập mềm; mạch trầm – tế. Hoặc gò má đỏ, thân nhiệt tăng; mồ hôi dính tay; lưỡi đỏ ít rêu; mạch tế – sác.
Phép trị: Bổ thận định suyễn.
Phương thang: Kim Quỹ Thận Khí Hoàn hoặc Thất Vị Đô Khí Hoàn.
2) Đối Với Chứng Suyễn
-
Thể thực chứng:
– Thể phong hàn trở phế:
Biểu hiện lâm sàng:
Khò khè, thở gấp, vùng ngực căng trướng, ho, nhiều đàm, đàm kéo thành sợi sắc trắng; đầu đau, mũi nghẹt, không có mồ hôi, sợ lạnh, có khi phát sốt; miệng không khát; rêu lưỡi trắng – mỏng mà trơn; mạch phù – khẩn.
Phép trị: tán hàn tuyên phế.
Phương thang: Ma Hoàng Thang.
– Thể đàm nhiệt trở phế:
Biểu hiện lâm sàng:
Ho, hơi thở thô, vùng ngực trướng đau, đàm nhiều – dính, sắc vàng hoặc có lẫn máu; lồng ngực bồn chồn, sắc mặt đỏ người nóng; ra mồ hôi, miệng khát thích uống lạnh, họng khô; tiểu đỏ hoặc đại tiện táo; sắc rêu vàng nhiều cấu; mạch hoạt – sác.
Phép trị: Thanh tiết đàm nhiệt
Phương thang: Tang Bạch Bì Thang.
– Thể đàm trọc trở phế:
Biểu hiện lâm sàng:
Đàm kéo, lồng ngực đầy tức, nặng thì phải ưỡn ngực để thở, ho đàm nhiều – chất dính – sắc trắng, khạc ra khó khăn, kèm theo nôn trớ, ăn kém, miệng dính không khát. Rêu lưỡi dày, nhớt, sắc trắng. Mạch hoạt.
Phép trị: Hóa đàm giáng nghịch.
Phương thang: Nhị Trần Hợp Tam Tử Dưỡng Thân Thang.
– Thể ẩm lăng tâm phế ( ẩm thủy xâm tập vào tâm – phế ):
Biểu hiện lâm sàng:
Đàm kéo khí nghịch lên trên, phải ngồi lên để thở, đàm khạc ra thành sợi trắng, hồi hộp, mặt mắt chân tay phù thũng, tiểu lượng nhiều, sợ lạnh – chân tay lạnh, môi mặt tím tái, lưỡi mập – sắc tối. Rêu lưỡi trơn. Mạch trầm, tế.
Phép trị: Ôn dương lợi thủy, tả phế bình suyễn.
Phương thang: Chân Vũ Thang hợp Đình Lịch Đại Táo Tả Phế Thang.
– Thể can khí phạm phế:
Biểu hiện lâm sàng:
Bệnh dễ phát khi tình chí tinh thần bị kích động, bệnh phát đột ngột, hô hấp ngắn gấp, tiếng thở thô, nghẹt thở, lồng ngực đau tức, trong họng cảm giác mắc nghẹn, ho đàm khò khè, sau khi phát suyễn thì trở lại bình thường, hoặc mất ngủ, hồi hộp, thường buồn bực uất ức trong lòng. Rêu lưỡi mỏng; mạch huyền.
Phép trị: Khai uất giáng khí.
Phương thang: Ngũ Ma Ẩm Tử.
-
Thể hư Chứng:
– Thể phế khí hư:
Biểu hiện lâm sàng:
Đàm kéo thở ngắn, hơi thở hụt, tiếng nói nhẹ, trong họng như có tiếng ngáy, tiếng ho nhỏ – yếu, nôn ra đàm loãng, mồ hôi tự ra, sợ gió, rất dễ bị cảm mạo. Sắc lưỡi đỏ nhạt; mạch nhuyễn – nhược.
Phép trị: Bổ phế ích khí.
Phương thang: Bổ Phế Thang Hợp Ngọc Bình Phong Tán.
– Thể thận khí hư:
Biểu hiện lâm sàng:
Thở rò thở gấp lâu ngày, hơi thở ngắn mà gấp, thở ra nhiều mà hít vào ít, động làm việc là thở rò mạnh hơn, khí không liên tục được, tiểu tiện thường bị tắc do ho nặng, hoặc sau khi tiểu còn sót, thân hình gầy, tinh thần mệt mỏi, sắc mặt tái xanh chân tay lạnh, hoặc phù lưng bàn chân. Rêu lưỡi mỏng, sắc lưỡi nhạt; mạch vi – tế hoặc trầm – nhược.
Phép trị: Bổ thận nạp khí.
Phương thang: Kim Quỹ Thận Khí Hoàn hợp Sâm Cáp Tán.
– Thể suyễn thoát:
Biểu hiện lâm sàng:
Thở dốc lên rất dữ dội, há miệng nhô vai để thở, cánh mũi phập phồng, ngồi tựa lưng vào tường chứ không nằm được, vận động nhẹ thì thở dốc như muốn tắt thở, hoặc có tiếng đàm rít, ho khạc ra đàm bọt bóng, tim hồi hộp đập nhanh, bồn chồn không yên, sắc mặt tái môi tím, mồ hôi ra như tắm, chân tay lạnh. Mạch phù – đại không có gốc, hoặc có lúc dừng lại, hoặc nhịp không rõ ràng.
Pháp trị: Phù dương cố thoát, trấn nhiếp thận khí.
Phương thang: Sâm Phụ Thang Hợp Hắc Tích Đơn
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường