Trang chủ / BỆNH ĐẶC TRỊ 1 / Công Năng Và Cấu Tạo Của Da

Công Năng Và Cấu Tạo Của Da

Nhà Thuốc Hạnh Lâm Đường

Bài viết chỉ mang tính tham khảo và phổ biến. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và điều trị đúng hướng dẫn trong bài viết thì người bệnh có thể tự điều trị được cho mình. Nếu bệnh ở mức độ nặng, lâu ngày, điều trị không hiệu quả thì bệnh nhân gửi thông tin cho nhà thuốc để được điều trị theo hướng chuyên trị hơn.

Bấm vào đây để vào mục Các Câu Hỏi Cho Bệnh Ngoài Da . Bấm vào đây để đến mục Gửi Bệnh Án để điền thông tin gửi đến nhà thuốc.

 

 

 

CÔNG NĂNG SINH LÝ VÀ CẤU TẠO GIẢI PHẪU CỦA DA

I) Cấu Tạo Giải Phẫu Của Da:

Cấu tạo của da do lớp da bề mặt, lớp da chính, và các tổ chức dưới da tạo thành, trong đó có các tổ chức phụ thuộc phong phú gồm các mạch bạch huyết, thần kinh và cơ thịt. Da là một bộ phận lớn nhất của cơ thể, chiếm ước chừng 16% tổng trọng lượng cơ thể. Không bao gồm các tổ chức dưới da, độ dày da con người dày khoảng từ 0.5 – 4mm. Da tay – chân, tứ chi và măt duỗi của tứ chi sẽ dày hơn; da mi mắt, da ngực và mặt co của tứ chi sẽ mỏng hơn.

1 – Biểu Bì ( Lớp da ngoài ):

Biểu bì chủ yếu là do tế bào keratin ( chất sừng ), tế bào hắc tố và tế bào langerhans ( tế bào tua ) tạo thành, từ dưới lên trên và bao trùm cả tầng đáy, tầng gai, tầng hạt, tầng trong suốt, tầng sừng: Trong lớp biểu bì có một mạng mút dây thần cảm giác dày đặc, nhưng không có huyết quản. Chất dinh dưỡng và các chất được tạo ra nhờ sự trao đổi chất của lớp biểu bì chủ yếu thông qua sự trao đổi chất ở các dải màng đáy, nơi giao nhau giữa lớp biểu bì và lớp da chính. Tế bào sừng thông qua thể liên kết và bán liên kết ( desmosome ) có mối quan hệ mật thiết.

a – Tầng đáy:

Tầng đáy nằm ở vị trí thấp nhất của lớp biểu bì, chỉ có một tầng tế bào đáy hình trụ hoặc hình lập phương, lớp tế bào này xếp thành hình hàng rào, chất bào thì ít nhưng nhân bào thì đậm đặc, ở khoảng giữa có một ít tế bào hắc tố. Trong chất nhũ tương của tế bào đáy có các hạt hắc tố có được từ tế bào hắc tố, có thể ngăn cản được sự xuyên thấu của tia tử ngoại vào da. Tầng đáy cũng gọi là tầng phát sinh, thông qua sự phân chia liên tục của các nhân tế bào không ngừng sản sinh ra các tế bào keratin mới, đồng thời di chuyển dần lên trên.

b – Lớp Gai:

Lớp gai vị trí ở mặt trên của tầng đáy, do 4 – 10 tầng tế bào tạo thành. Tế bào tầng dưới là tế bào hình đa giác, càng lên trên càng dẹt dần, tế bào lớn hơn, nhân nhỏ dần, nhân cô đặc, thể liên kết ( desmosome ) giữa tế bào nhô mạnh ra giống như mũi gai cho nên gọi là tầng gai. Trong tế bào gai của tầng cạn có thể thấy các thể nhỏ chất sừng, tầng gai có khả năng tăng sinh mạnh.

c – Tầng Hạt:

Vị trí nằm trên tầng gai, do 2 – 4 tầng tế bào hình thoi tạo thành. Trong những tế bào này có nhiều hạt trong chất sừng to nhỏ không đều. Nếu tầng hạt xuất hiện sừng hóa quá độ thì có thể xuất hiện dày da; Sừng hóa không hoàn toàn thì tầng này sẽ biến mất.

d – Tầng trong suốt:

Chỉ có ở lòng bàn tay chân và những vùng da dày và có chất sừng, vị trí ở trên tầng hạt, là bức màng ngăn chặn nước và chất điện giải xuyên qua.

e – Tầng chất sừng:

Do khoảng 5 – 10 tầng tế bào không nhân hình dẹt đã chết tạo thành. Trong tế bào có rất nhiều chất Keratin và các cấu trúc nền ECM ( Ma trận ngoại bào – extracellular matrix ).

 

2 – Chân Bì:

Chân bì do các sợi Collagen, chất xơ dạng lưới, chất xơ đàn hồi, tế bào và cấu trúc nền ECM, trong đó có kết cấu rất nhiều huyết quản, mạch bạch huyết, thần kinh và các cơ quan thuộc về da, cơ thịt. Các sợi Collagen, chất xơ dạng sợi, chất xơ đàn hồi cùng nhau duy trì tính mềm và tính đàn hồi của da. Thành phần chủ yếu của tế bào bao gồm tế bào chất xơ, tế bào mast ( dưỡng bào ), đại thực bào (tế bào Macrophage ), tế bào lympho. Chất cấu trúc nền ECM bù vào giữa chất xơ và tế bào, hình thành nhiều phân tử lỗ xốp mịn có cấu hình dạng hình rây, có lợi cho quá trình trao đổi chất và hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.

 

3 – Tổ Chức Dưới Da:

Bên dưới lớp da chính được gọi là tổ chức dưới da, có một ranh giới không rõ ràng với lớp da chính. Tổ chức dưới da được tạo thành do tổ chức mô liên kết lỏng lẻo cùng tế bào mỡ trắng (Adipocytes ) lấp đầy. còn gọi là tầng mỡ trắng hạ bì, có tác dụng cách nhiệt và làm ấm. Tầng này bên trong có tuyến mồ hôi, nang lông, huyết quản, mạch lympho và hệ thống thần kinh.

 

4 – Tổ Chức Phụ Cận:

a – Lông Tóc Và Nang Lông:

Lông tóc do tế bào của lớp thượng bì sừng hóa tạo thành. Móng chân tay, đầu ngón tay, lòng bàn tay chân, đầu vú, môi, quy đầu, âm vật là những nơi không có lông. Phần lộ ra ngoài của lông tóc là phần thân, phần đầu dưới của chân lông tóc phình to gọi là “mao cầu”, phần đầu dưới của mao cầu hõm vào được gọi là “mao nhũ đầu”. Mặt cắt ngang của lông tóc được chia ra 3 phần: phần trung tâm là tủy, bên ngoài là chất da, tầng ngoài cùng là lớp da nhỏ. Nang lông do lớp da ngoài ( biểu bì ) hõm xuống mà thành.

b – Tuyến Mồ Hôi:

Tuyến mồ hôi được phân thành hai loại là tuyến mồ hôi lớn và tuyến mồ hôi nhỏ. Tuyến mồ hôi lớn còn gọi là tuyến mồ hôi bài tiết, thường mở ra ở mặt trên của phần đi vào tuyến bã nhờn của nang lông, chất cặn bã bài tiết mới, dạng nhũ tương không có mùi hôi chủ yếu phân bố ở nách, quầng vú, rốn, hậu môn, bộ phận sinh dục; Tuyến mồ hôi nhỏ mở ra ở mặt ngoài của da, có tác dụng bài tiết dịch mồ hôi và điều tiết thân nhiệt, trừ vùng da đỏ ở môi, mặt trong da quy đầu, quy đầu, môi nhỏ sinh dục nữ, âm vật. Hệ thống này phân bố toàn thân.

c – Móng:

Móng do nhiều tầng khép kín của tế bào sừng hóa tạo thành. Phần lộ ra bên ngoài được gọi là đĩa móng, phần ngập trong da gọi là rễ móng. Phần gần đầu rễ móng có màu nhạt và hình dạng trăng non được gọi là móng bán nguyệt. Da dưới mặt móng là giường móng.

d – Huyết Quản ( Mạch máu ):

Huyết quản của da được phân bố ở lớp da chính và trong các tổ chức dưới da, chủ yếu có 3 nhóm: 1 Nhóm mạch máu tương đối lớn trong tổ chức dưới da. 2 Nhóm mạch máu dưới lớp da chính. 3 Nhóm mạch máu dưới lớp núm vú: Tất cả đều có tác dụng điều tiết thân nhiệt và cung cấp dinh dưỡng cho da.

e – Thần Kinh:

Trong da có hệ thống thần kinh cảm giác và thần kinh vận động. Thông qua mối liên hệ của hệ thống thần kinh này và hệ thống thần kinh trung khu giúp cho cảm nhận được cảm giác tiếp xúc, đau, lạnh, và nhiều cảm giác phức tạp khác, đồng thời có thể chi phối được sự bài tiết của tuyến mồ hôi, vận động của cơ bắp và sự co duỗi, giãn nở của mạch máu.

f – Mạch Lympho ( hệ bạch huyết ):

Tuyến này được chia thành hệ bạch huyết nông và hệ bạch huyết sâu. Hệ bạch huyết sâu có màng tế bào Lympho T, trong mạch bạch huyết nhỏ ở vùng nông ít áp lực hơn, tính trong suốt cao. Tổ chức dịch, vi khuẩn đều dễ xâm nhập vào mạch bạch huyết để di chuyển vào hạch bạch huyết, dẫn đến phản ứng miễn dịch.

g – Cơ Bắp:

Bao gồm lớp lông mịn trên vùng cơ mượt của màng bìu tinh hoàn, quầng vú, trong vùng cơ mượt của thành mạch máu, bề mặt da mặt và vùng cổ, cơ da cổ.

 

II – CÔNG NĂNG SINH LÝ CỦA DA

A – Tác Dụng Bảo Vệ:

1 – Bảo vệ đối với sự kích thích có tính chất cơ giới:

Tầng chất sừng ở lớp da ngoài mềm mại mà kín đáo, sợi collagen trong lớp da chính, sợi đàn hồi và sợi dạng lưới đan kết với nhau thành một mạng lưới. Chất béo dưới da mềm mại và có tác dụng làm ấm, vì vậy ở một mức độ lớn da có thể chịu được sự tổn thương do cọ sát, kéo dãn, áp lực, va chạm với môi trường bên ngoài.

2 – Phòng hộ đối với tổn hại có tính chất vật lý:

Tầng chất sừng ở lớp da ngoài có một màng Lipid vừa ngăn ngừa lượng nước trong cơ thể bốc hơi quá độ, lại có thể ngăn cản được nước từ bên ngoài thấm vào cơ thể, từ đó điều tiết và bảo trì được hàm lượng nước nhất định ở tầng chất sừng. Điện trở ở tầng chất sừng ngoài da khá lớn, có tác dụng ngăn cản đối với dòng điện lưu của điện áp thấp. Tế bào sừng hóa của tầng chất sừng có tác dụng phản xạ và hấp thu tia tử ngoại. Tế bào hắc tố sau khi đón nhận tia tử ngoại chiếu vào thì càng sản sinh ra nhiều hắc tố, từ đó tăng cường tác dụng phòng hộ tác động của tia tử ngoại đối với da.

3 – Phòng hộ đối với tổn thương có tính chất hóa học:

Tế bào tầng sừng xếp thành một hàng kín đáo có khả năng ngăn chặn các vật chất hóa học từ bên ngoài vào bên trong cơ thể, bản thân tế bào chất sừng có tác dụng kháng lại axit yếu và chất kiềm yếu, nhưng nhìn chung tác dụng của hàng rào này cũng chỉ mang tính tương đối.

4 – Phòng ngự đối với sự tổn hại có tính chất từ sinh vật:

Tính cơ giới của tầng chất sừng kín đáo chặt chẽ có thể ngăn cản được sự xâm nhập của các loại vi sinh vật vào cơ thể. Lớp da bề mặt khô ráo và điều kiện của tính axit yếu không thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của vi sinh vật. Cấu trúc nền phân tử ECM ( Ma trận ngoại bào – extracellular matrix ) của lớp da chính ( chân bì ) có thể cục bộ hóa các loại tế khuẩn xâm nhập vào cơ thể để thuận tiện cho việc tiêu diệt.

 

B – Tác Dụng Cảm Giác:

Trong da có rất nhiều loại mút thần kinh cảm giác, có thể truyền dẫn các cảm giác kích thích khác nhau từ bên ngoài tác động lên da men theo các sợi trục bao quanh tế bào thần kinh để truyền đến đại não như các cảm giác rõ ràng do côn trùng cắn đốt, áp lực trên da, lạnh, nóng, đau cho đến các cảm giác phức tạp như khô, ẩm, trơn láng, thô ráp…

 

C – Tác Dụng Điều Tiết Thân Nhiệt:

Da có thể cảm nhận được độ ấm từ ngoại giới và thay đổi của thân nhiệt, tiếp chuyển đến trung khu điều tiết thân nhiệt, sau đó thông qua thần kinh giao cảm để điều tiết sự co dãn của các mạch máu ở da, từ đó biến đổi lượng máu trong da và khuếch tán lượng nhiệt để điều tiết thân nhiệt. Sự khuếch tán lượng nhiệt ở bên ngoài cơ thể chủ yếu có bức xạ nhiệt, bốc hơi mồ hôi, đối lưu tuần hoàn không khí và dẫn nhiệt của da.

 

D – Tác Dụng Đào Thải Và Bài Tiết:

Tuyến mồ hôi nhỏ đào thải và bài tiết ra mồ hôi, từ đó điều tiết thân nhiệt, còn là bộ phận có thể thay thế cho công năng của Thận. Tuyến bã nhờn của da đào thải và bài tiết bã nhờn ( chất sebum ), bã nhờn còn có tác dụng làm mướt lông tóc, phòng ngừa khô nứt da. Dịch mồ hôi và bã nhờn đều có thể ức chế sự sinh trưởng của một loại tế khuẩn nào đó ngoài da.

 

E – Tác Dụng Hấp Thu:

Các loại vật chất ở bên ngoài thông qua nang lông, tuyến bã nhờn hoặc ống tuyến mồ hôi, khe hở giữa các tế bào chất sừng, tế bào tầng chất sừng mà hấp thu vào. Mỗi vị trí khác nhau trên da đều có khả năng hấp thu khác nhau. Mức độ hydrat hóa của tầng chất sừng, đặc tính lý hóa của vật chất đều có thể ảnh hưởng đến tác dụng hấp thu của da.

F – Tác Dụng Trao Đổi Chất: Trong da có tồn tại sự trao đổi chất của nhiều loại vật chất như đường, protein, lipid, nước, điện giải để duy trì sự cung cấp năng lượng, tái tạo tế bào và ổn định tình trạng bên trong cho da.

 

G – Tác Dụng Miễn Dịch:

Da là bức màn giữa cơ thể và điều kiện bên ngoài, có rất nhiều kháng nguyên ngoại lai xâm nhập vào cơ thể thông qua da. Cho nên có rất nhiều phản ứng miễn dịch phát sinh đầu tiên ở da. Chính vì vậy thường thấy đối với nghiên cứu về tế bào miễn dịch của da thì rất nhiều nhưng đối với miễn dịch thể dịch rất ít.

 

Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường

 

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

error: Bạn không thể copy nội dung này
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Xin chào, bạn cần trợ giúp ?