Yến sào ( 燕巢 – “Sào” có nghĩa là cái tổ của loài chim ) còn có các tên gọi Yến oa ( 燕窝 ), Yến thái ( 燕菜 ), Yến căn ( 燕根 ), Yến sơ thái ( 燕蔬菜 ), là tổ chim được tạo thành từ hổn hợp của dịch nước miếng và lông của các loài chim Vũ Yến, Yến lông vàng và các loại yến khác nhau. Mỗi loại yến được thu hoạch ở thời điểm và giai đoạn khác nhau, vì vậy Yến được phân ra 3 loại gồm:
- Bạch yến ( 白燕 ): Thời xưa thường dùng loại này để biếu nhau hoặc dâng cho vua dùng cho nên còn gọi là “quan yến”.
Bạch Yến ( Quan Yến )
- Mao yến ( 毛燕 ): Là yến nguyên liệu, lúc thu hoạch vào chưa làm sạch lông.
Mao Yến ( Yến Lông )
- Huyết yến ( 血燕 ): Là loại yến có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Có đến 50% lượng Protein, 30% Carbohydrate và một số loại khoáng chất.
Huyết Yến
Hiện nay trên thị trường có hai loại Yến phổ biến là loại yến khai thác từ tự nhiên và yến được người nuôi dùng kỹ thuật để dẫn về khu nuôi yến nhân tạo.
Màu sắc của các loại yến
Phân biệt:
Kim ty yến ( 金丝燕 ), còn gọi là yến hang, đây là loại yến lần đầu được hình thành hoàn toàn nhờ dịch ở vùng hầu họng của chim yến tự nhiên. Chất lượng thuần khiết, không có lẫn lông. Đây là loại tốt nhất, là loại thượng phẩm trong các loại yến. Thời phong kiến đây là loại yến được dâng cống cho vua vì vậy mới có tên là “quan yến” ( 官燕 )
Yến hang
Sau khi công nhân thu hoạch tổ yến, yến buộc phải làm lại tổ của mình. Do mật độ thời gian sinh sản của yến khá dày cho nên thể trạng của yến dễ phát triển lớn hơn, tuyến dịch ở vùng họng lớn hơn, cho nên tổ yến được tạo nên cũng lớn hơn bình thường. Bên cạnh đó do thời gian gấp rút phải làm lại tổ nên yến buộc phải tha về lông hoặc cỏ để bù vào tổ, các tạp chất này lẫn lộn vào trong tuyến dịch ở họng nên tạo thành tổ yến thô hơn, lẫn tạp chất nhiều hơn, thành phần dinh dưỡng cũng kém hơn. Vì vậy yến này được gọi là “yến lông” ( mao yến )
Yến lông cù lao Chàm ( Hội An )
Ngoài ra còn một loại yến được hình thành gần loại đá nham thạch sắc đỏ, sắc đỏ từ loại đá này thẩm thấu qua mà dần hình thành sắc đỏ, yến này được gọi là “huyết yến” hoặc “hồng yến”. Trong loại yến này hàm chứa nhiều khoáng chất, dinh dưỡng cao, được gọi là “yến trân phẩm” ( yến quý ).
Yến huyết ( Hồng yến )
Tác dụng:
Theo Đông y, Yến sào có các tác dụng như sau:
1 – Bổ phế dưỡng âm: Trị các chứng ho do phế khí hư, ngăn ngừa các biến chứng do bệnh phổi gây ra. Trị các chứng hen suyễn, thở gấp, ho lâu ngày, đàm lẫn máu, ho ra máu, viêm đường hô hấp, ra mồ hôi nhiều, sốt nhẹ về chiều… do phế khí hư.
2 – Bổ hư dưỡng vị: Trị chứng nôn mửa do lạnh dạ dày. Trị chứng nôn liên tục, nôn khan, bụng sôi réo do vị âm hư.
3 – Kiện tỳ điều trung: Các chứng suy nhược sau bệnh nặng, lao thương suy kiệt, trung khí hư suy có thể dùng Yến để tư âm điều trung.
4 – Ích thận cố biểu: Trị các chứng ra mồ hôi nhiều, khí tạng phủ hư suy, ra mồ hôi liên tục do Tỳ hư, tiểu tiện liên tục, tiểu đêm.
5 – Diên niên ích thọ: Yến giúp chống lão hóa da, giúp da luôn sáng, đàn hồi, chống sinh vết nhăn.
6 – Bổ nguyên ích não:Trong yến có hàm chứa lượng lớn axit amin, trẻ em và trẻ sơ sinh thường ăn có thể tăng cường trí tuệ, tư duy, chống dị ứng và mẫn cảm với thời tiết. Thường dùng yến để điều trị chứng tiên thiên và hậu thiên bất túc ( bẩm tố suy nhược và suy nhược trong giai đoạn đang phát triển ).
7 – Lưỡng bổ khí huyết:Trong giai đoạn đang mang thai, trước và sau khi sinh dùng yến có thể an thai và bồi bổ.
8 – Dưỡng vệ sinh tân:Yến sào là loại thực phẩm thiên nhiên cực tốt để sinh tân dịch, đồng thời trong yến chứa hàm lượng cao axit amin có tác dụng kháng và ức chế tốt với chứng ung thư đường ruột, dạ dày, gan, trực tràng
Thành phần dinh dưỡng:
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong yến có các thành phần chủ yếu là Protein hòa tan trong nước, Carbohydrat, nguyên tố vi lượng, Canxi, phốt pho, sắt, natri, cali cùng với các axit amin ( Lysine, Cystine và Arginine ) có tác dụng quan trọng trong việc thúc đẩy sức sống của cơ thể.
Trong 1000g yến khô có chứa 499g protein, 429 mg Canxi, 306g Carbohydrat, 30mg phốt pho, 104g thành phần nước, 49mg sắt và các thành phần dinh dưỡng khác.
Các phân tử hoạt tính sinh học đặc biệt của hàm lượng protein trong yến hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển, phát dục và phục hồi sau bệnh của các tổ chức cơ quan bên trong cơ thể.
Carbohydrat là nguồn chủ yếu của nhiệt lượng cơ thể, thường hỗ trợ lẫn nhau với protein, giúp cho protein phát huy chức năng cung cấp nhiệt lượng bên ngoài, cũng có thể thúc đẩy chuyển hóa chất béo.
Các yếu tố tăng trưởng biểu bì trong yến và các chất có tính hòa tan trong nước trong yến có thể trực tiếp kích thích sự phân chia – tái sinh tế bào, tái tạo mô, khiến cho yến có tác dụng rất lớn trong việc bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe nhanh.
Canxi có thể tăng cường huyết dịch ở vùng tổn thương ngoài da, giúp đẩy mạnh khả năng làm lành vết thương, đồng thời giúp cho cơ thể hấp thụ vitamin B12.
Trong yến có hàm chứa lượng lớn khoáng chất, protein hoạt tính cùng với collagen và các chất dinh dưỡng khác, trong đó yếu tố tăng trưởng biểu bì và các chất hòa tan trong nước có thể kích thích mạnh mẽ quá trình tái sinh – phân chia tế bào và tái tạo tổ chức mô.
Thời gian ngâm thích hợp cho từng loại yến.
Thời điểm ăn:
Thời điểm ăn tốt nhất là lúc mới ngủ dậy chưa bước xuống giường. Có rất nhiều nhà bán yến hướng dẫn khách hàng của mình ăn vào buổi tối. Trong khi buổi tối chính là lúc nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể ở tình trạng thấp nhất. Lúc đó cơ thể đã được đáp ứng dinh dưỡng trong ngày đầy đủ, nếu ăn thêm đồ bổ và các loại dinh dưỡng thì cơ thể có xu hướng đào thải. Vì vậy tránh ăn yến vào buổi tối. Theo Đông y, lúc mới ngủ dậy thì “dương khí vị động, âm khí vị loạn” ( dương khí trong cơ thể chưa bị động, âm khí trong cơ thể chưa bị rối loạn ), tinh thần còn nhẹ nhàng vì chưa căng thẳng suy nghĩ. Đêm trước khi ngủ, người ăn xúc miệng đánh răng sạch sẽ, sáng dậy xúc miệng lại cho sạch, người nhà làm sẵn yến mang đến ăn tại giường. Một lúc sau xoa bóp nhẹ nhàng hai lòng bàn chân rồi mới bước xuống giường.
Phân biệt yến thật và yến giả:
Yến sào có 3 loại chủ yếu là tổ yến khai thác từ các hang động trong thiên nhiên, yến do con người nuôi và yến được tạo thành từ kỹ thuật gia công. Ngoài ra còn có các loại yến giả được làm thành từ hải tảo hoặc tinh bột. Chính vì vậy người mua cần phân biệt kỹ trước khi mua yến để tránh tiền mất mà không mang lại được giá trị gì.
-
Yến được tẩy từ thuốc tẩy.
Đây là loại yến có màu nâu hoặc màu đen được chọn một phần hoặc toàn bộ để tẩy trắng. Loại yến này sau khi ngâm vào nước lấy ra khoảng nửa phút sau dùng ngón tay di di một chút là sẽ nghe có mùi thuốc tẩy, đồng thời khi nấu độ nở không lớn, dễ tan trong nước, không có mùi thơm như trứng của yến thiên nhiên. Bề mặt của loại yến này sáng bóng, dày và kín.
-
Yến được làm từ chất dẻo:
Đây là loại yến được làm từ các yến vụn sau khi gia công yến thành phẩm. Các yến vụn ( yến rác ) được kết hợp với các loại bột như bột sắn, bột vi cá, trứng gà, keo, hồ… phủ trên bề mặt. Vì vậy bề mặt của loại yến này thường có các lổ nhỏ, không giống với các lổ trên tổ yến thông thường. Khi ngâm loại này vào nước và vớt ra khoảng nửa phút sau dùng ngón tay di di một chút là sẽ thấy có cảm giác dính ở đầu ngón tay, có khi có mùi chất hóa học trong đó.
-
Yến nhuộm màu:
Màu sắc của yến thật thường là màu ngà voi hoặc màu vàng ngà voi. Loại để thời gian lâu hoặc bị ánh nắng chiếu vào thường chuyển sang màu ngã vàng. Yến nhuộm màu thường là loại yến trắng chất lượng kém được nhuộm thành màu đỏ hoặc màu vàng để thành loại yến huyết hoặc yến vàng cao cấp. Loại yến huyết và yến vàng này nếu không ngâm nước thì khó phân biệt được. Loại giả khi ngâm vào nước hoặc đã chưng nấu thì chuyển màu ngay, loại thật thì không thay đổi màu sắc.
-
Các món bồi bổ ăn từ yến:
Nếu thường xuyên ăn yến sẽ khiến cho da mịn trắng, mát phổi, cải thiện các chức năng tích cực của cơ thể. Dưới đây là một số món ăn kết hợp của yến điển hình.
Yến với Hải sâm
Hải sâm đặc biệt bổ huyết đối với phụ nữ, tăng cường lượng Collagen trong cơ thể, có thể cải thiện chất lượng xương và cơ thịt.
Yến với sữa tươi.
Thường ăn món này sẽ giúp da dẻ hồng nhuận và mềm mại, chống vết thâm.
Yến với Đảng sâm
Đảng sâm có tác dụng mát gan sáng mắt. Ăn cùng với yến có thể giúp kiện tỳ, bổ gan thận.
Yến với Nhị hồng sâm
Ăn yến với Nhị hồng sâm có thể bổ cho ngũ tạng, dưỡng huyết tráng dương, hạ huyết áp.
Yến với Thạch hộc, Đông trùng hạ thảo.
Ăn món này có thể bồi bổ cho lục phủ ngũ tạng, trị tiểu đường và cao huyết áp, các bệnh về tâm não và mạch máu, điều bổ tỳ – vị.
Yến với Đỗ trọng – Ba kích.
Món này cường tráng gân cốt, bổ dương ích tinh.
Ngoài ra, còn món phổ biến thường được sử dụng là yến được chưng nấu với hạt sen, Nhân sâm, Kỷ tử. Người ăn có thể tùy theo thể trạng và nhu cầu sức khỏe để chọn cho mình món ăn phù hợp.
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường.