VIÊM NGOÀI PHỤ KHOA ( VIÊM PHỤ KHOA )
I) NHẬN THỨC VỀ VIÊM NGOÀI PHỤ KHOA
Chứng viêm ngoài phụ khoa là chứng thường thấy nhiều nhất ở phụ nữ. Chứng này thường ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và thể lý người phụ nữ. Chứng này thường có tính chất phát bệnh đột ngột, và cực kỳ phổ biến.
A) Điều Trị Ngứa Ngoài Phụ Khoa Cấp Tính
Khi nói đến chứng ngứa ngoài phụ khoa, chắc chắn rằng đối với các chị em phụ nữ không xa lạ gì, nhưng để tìm được phương pháp điều trị hiểu quả và chính xác thì lại rất khó khăn. Có một số phụ nữ cho rằng ngứa ngoài phụ khoa có thể tự khỏi, đồng thời không quan tâm đến việc tìm ra biện pháp điều trị tích cực. Trên thực tế chứng này không thể tự khỏi được mà chỉ có biến chứng từ dạng nhẹ chuyển dần sang nặng.
Trong đa số tình huống, lúc sau khi xuất hiện các triệu chứng viêm ngoài phụ khoa, người phụ nữ cần điều trị ngay và điều trị tích cực, không nên cho rằng lúc các triệu chứng lúc này là chưa rõ ràng, và cũng không nên cho rằng chứng này sẽ tự khỏi. Cần tìm chọn cho mình một phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp cho chứng bệnh của mình để tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra.
Đối với chứng viêm ngoài phụ khoa, phương pháp chính vẫn là uống thuốc và hỗ trợ các phương pháp tẩy rửa bên ngoài bằng thảo dược. Trên thực tế chứng này không khó điều trị, quan trọng là người bệnh cần quan tâm tích cực đến trình trạng của mình.
B) Nguyên Nhân Mắc Bệnh Viêm Ngoài Phụ Khoa.
Rất nhiều phụ nữ sau khi mắc chứng viêm ngoài phụ khoa thường cảm thấy tâm lý căng thẳng, bắt đầu thường có ý thức vệ sinh thân thể, và cũng không biết tại sao mình mắc chứng này. Thật ra nguyên nhân gây gây ra viêm ngoài phụ khoa rất nhiều, ngoài nguyên nhân không giữ vệ sinh đúng cách ra cũng còn do mặc quần áo quá chật, làm việc quá mệt mỏi… cũng có thể dẫn đến chứng này.
1 – Ngứa do vi khuẩn:
Phụ nữ nếu đã bị nhiễm phải một loại vi khuẩn nào đó nhưng không điều trị kịp thời thì sác suất mắc bệnh rất cao. Vì vi khuẩn một khi đã tồn tại ở vùng ngoài bộ phận sinh dục thì sẽ tạo thành cảm giác ngứa, thời gian càng dài thì mức độ càng nghiêm trọng. Các loại vi khuẩn gây nên tình trạng này thường là khuẩn tụ cầu vàng và khuẩn E.coli.
2 – Thói Quen Mặc Đồ.
Phụ nữ thời nay thường hay có sở thích mặc đồ bó, ôm, nhưng không biết rằng đồ ôm sát cơ thể thường tạo nên nhiệt độ cao, sẽ dễ khiến cho một lượng lớn vi khuẩn có điều kiện tồn tại ở vùng kín. Sau một thời gian dài rất dễ dẫn đến viêm ngoài phụ khoa.
3 – Chất thải ở vùng kín.
Có nhiều chị em phụ nữ không quan tâm đến việc vệ sinh vùng kín đúng cách và cẩn thận khiến cho các chất thải xuất hiện thường xuyên và kích ứng bên ngoài vùng kín. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến viêm nhiễm khiến dẫn đến chứng ngứa ngoài vùng kín.
C) Các Triệu Chứng Ngứa Ngoài Vùng Kín.
Do tình trạng bận bịu công việc khiến cho người phụ nữ hiện đại thường ít quan tâm đến sức khỏe bản thân. Sau khi mắc chứng viêm ngoài phụ khoa họ thường vẫn ít quan tâm, chí đến khi triệu chứng xuất hiện rõ rệt khiến họ không thể chịu nổi thì mới họ mới bắt đầu lo lắng và quan tâm. Sự nguy hiểm của tình trạng ngứa ngoài phụ khoa không phải là nhỏ, vì vậy chị em cần lưu tâm giải quyết ngay khi tình trạng chưa nặng nề.
1 – Cảm giác khó chịu ở vùng kín:
Trong đa số tình huống, viêm ngoài phụ khoa thường dẫn đến cảm giác khó chịu, khi bắt đầu cảm giác ngứa thỉnh thoảng xuất hiện rồi mất. Sau thời gian dài phát bệnh cảm giác ngứa mỗi lúc rõ ràng hơn và mức độ mạnh hơn, thường xuyên hơn và kéo dài, đồng thời thỉnh thoảng xuất hiện cảm giác đau. Vùng bệnh khi chuyển nặng có thể xuất hiện tình trạng sưng, sung huyết.
2 – Viêm đường tiết niệu.
Do vùng ngoài phụ khoa rất gần với đường tiết niệu, vì vậy sau khi mắc chứng viêm ngoài phụ khoa đường tiết niệu có thể bị ảnh hưởng và xuất hiện hiện tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu rát, tiểu buốt khiến cho người bệnh cảm giác đứng ngồi không yên.
3 – Da vùng bệnh dày lên, quan hệ tình dục đau đớn.
Sau khi bệnh phát đến một giai đoạn nhất định, bên ngoài vùng kín của người bệnh càng lúc càng dày lên, da thô sần, nếu không chăm sóc kỹ sẽ có thể dẫn đến nứt da. Tình trạng ở mức này đã khá nghiêm trọng, sẽ dễ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, dẫn đến những cơn đau khi quan hệ tình dục hoặc rát buốt khi tiểu tiện.
D) Phương Pháp Chăm Sóc Đối Với Chứng Viêm Ngoài Phụ Khoa.
Sau khi mắc chứng viêm ngoài phụ khoa người bệnh cần gấp rút điều trị, không nên để bản thân mình tiếp tục bị tổn thương do chứng này gây ra. Ngoài việc điều trị ra, người bệnh cần có một phương pháp chăm sóc đúng cách và tích cực.
1 – Chú ý ăn uống.
Nếu phát hiện thấy vùng kín có hiện tượng thường xuyên ẩm ướt, cần hạn chế ăn đường, các đồ ngọt, táo, và các chế phẩm có nhiều đường. Đối với chứng này nếu ăn các loại đồ ăn có hàm lượng đường nhiều sẽ khiến cho bệnh càng thêm nặng.
2 – Tập luyện.
Viêm ngoài phụ khoa là một chứng thuộc về chứng viêm mạn tính, lúc kháng thể của người bệnh xuống thấp thì khả năng phát bệnh rất cao. Chính vì vậy người bệnh cần tập luyện và duy trì việc tập luyện thường xuyên.
3 – Lưu ý thói quen sinh hoạt hàng ngày và vệ sinh thân thể.
Các thói quen như nghiện thức khuya, hút thuốc, uống rượu sẽ rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, đầu tiên cần loại trừ các thói quen này. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý đến việc vệ sinh thân thể, luôn giữ cho vùng kín ở trạng thái khô ráo.
E ) Các Biện Pháp Phòng Ngừa Viêm Ngoài Phụ Khoa.
Về mùa nắng nóng, thường dễ dẫn đến chứng viêm ngoài phụ khoa. Người phụ nữ khi mắc chứng này thường rất khổ tâm và khó chịu. Việc điều trị thường rất mất thời gian, và chứng này cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Vì vậy chị em phụ nữ cần quan tâm tốt đến việc dự phong để tránh mắc phải chứng này.
1 – Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hàng ngày.
Băng vệ sinh phụ nữ hàng ngày là sản phẩm mà chị em phụ nữ thường hay sử dụng. Đa số chị em phụ nữ do các chất thải vùng kìn thường hay xuất hiện nên họ hay sử dụng băng vệ sinh hàng ngày cho sạch sẽ. Thật ra cách này không giúp được gì cho sức khỏe cả. Cấu tạo của băng vệ sinh thường không thông khí, trong những thời điểm mùa nắng nóng nếu thường xuyên dùng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh. Vì vậy chị em phụ nữ cần hạn chế sử dụng.
2 – Rèn luyện các thói quen tốt.
Nghiện thức khuya hoặc ngủ dậy muộn đều là là thói quen sinh hoạt của các cô gái mới lớn. Vì để tránh mắc phải chứng viêm ngoài phụ khoa, chị em phụ nữ cần tránh các thói quen không tốt. Cần ngủ sớm dậy sớm, vận động thể dục thể thao thường xuyên, tránh các loại đồ ăn thức uống lạnh quá hoặc nóng quá.
3 – Không nên dùng chung quần áo của người khác.
Để tránh nhiễm phải các loại vi khuẩn, người phụ nữ cần chú ý đến vệ sinh cá nhân hàng ngày, không nên dùng chung quần áo khăn mền, bồn tắm với người khác để tránh bị nhiễm khuẩn.
II) ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ CHỨNG VIÊM NGOÀI PHỤ KHOA
Thuật ngữ Đông y gọi chứng viêm ngoài là “âm môn tảo dưỡng” ( 阴门瘙痒 ), “âm không cách” ( 阴空格 ).
A) Nguyên Nhân Và Cơ Chế Bệnh:
Về cơ bản chứng này được phân thành hai thể là thể hư chứng và thể thực chứng. Nếu do Can – Thận âm hư, doanh huyết khuy tổn khiến vùng sinh dục không được cung cấp đầy đủ các chất nuôi dưỡng cần thiết mà dẫn đến chứng ngứa thì thuộc phạm vi hư chứng; Nếu do thấp nhiệt ở kinh Can đi xuống, đới hạ ( khí hư, huyết trắng ) thường xuyên gây ẩm ướt, hoặc thấp nhiệt tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm lấn mà sinh ra ngứa thì đó thuộc phạm vi thực chứng. trên lâm sàng thường được phân thành 3 loại hình là: “Can – Thận âm hư”, “Can kinh thấp nhiệt”, “Thấp trùng tư sinh”.
-
Can – Thận Âm Hư
Thể chất vỗn bị âm hư, mắc bệnh kéo dài lâu ngày, hoặc sinh nở nhiều lần, doanh huyết hao tổn khiến dẫn đến Can – Thận âm hư. Đường đi của kinh Can đi qua bộ phận sinh dục; Thận có công năng điều khiển hai chức năng đại tiện và tiểu tiện. Nếu Can – Thận âm hư, doanh huyết không đủ sẽ khiến bộ phận sinh dục mất đi sự nuôi dưỡng, bên cạnh đó huyết ráo sẽ sinh phong, phong động thì gây ra ngứa.
-
Can Kinh Thấp Nhiệt:
Giận dữ bực tức nhiều sẽ tổn thương đến Can khí, Can khí uất hóa nhiệt, Can khí phạm đến Tỳ, Tỳ hư thấp thịnh dẫn đến thấp và nhiệt hợp với nhau mà tổn thương đến mạch nhâm và mạch đới, đới hạ ( khí hư ) lượng nhiều thường xuyên khiến bộ phận sinh dục ẩm ướt mà phát ngứa.
-
Thấp trùng ( vi khuẩn ) sản sinh.
Người bệnh vốn Tỳ hư nên có thấp trong người, thấp tích tụ lâu ngày hóa hỏa chạy vào hạ tiêu mà tổn thương đến hai mạch nhâm – đới. Thấp uẩn kết lâu ngày mà sinh ra thấp trùng ( vi khuẩn. Vi khuẩn được sinh ra bởi phong thấp thì gọi là thấp trùng ) hoặc bên ngoài bộ phận sinh dục không sạch sẽ, hoặc do sinh hoạt ăn ở nơi ẩm thấp khiến thấp trùng sinh ra. Thấp trùng ký sinh ở bộ phận sinh dục khiến sinh ngứa vùng kín.
B) Phân Loại Bệnh Và Phương Pháp Điều Trị:
Trên lâm sàng cần căn cứ vào tình trạng ngứa, lượng – màu sắc – chất – mùi khí hư của vùng kín và các triệu chứng toàn thân để tiến hành phân loại bệnh. Vùng kín khô ráp, nóng, hoặc da chuyển thành màu trắng, da dày dần hoặc nhăn nheo, nặng hơn có thể nứt nẻ. Người bệnh ngứa nặng hơn về đêm là do Can – Thận âm hư; Người ngứa vùng kín mà có khí hư lượng nhiều, màu sắc vàng như mủ, chất dính – dẻo, mùi hôi… Thì đó là do kinh Can có thấp nhiệt; Cảm giác ngứa vùng kín như có côn trùng bò rúc bên trong, ở mức độ nặng sẽ khiến bệnh nhân không chịu nổi, cảm giác nóng rát đau nhức, đa phần có khí hư lượng nhiều, màu sắc vàng như bọt bóng nước ruộng, mùi hôi, đó là do đã có vi khuẩn xuất hiện. Phép trị cần chú trọng đến điều hòa chức năng Can – Thận – Tỳ, đồng thời cần kết hợp với phương pháp điều trị bên ngoài như ngâm rửa, xông hơ và điều trị các chứng trạng toàn thân.
-
Can thận âm hư:
Triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là vùng kín khô ráp, ngứa ngáy không chịu nổi, hoặc da vùng kín chuyển màu trắng, da dày hoặc nhăn nheo, nứt nẻ chảy dịch. Lòng bàn tay chân và lồng ngực phát nóng, đầu choáng mắt hoa, có lúc bốc hỏa ra mồ hôi, lưng gối mỏi yếu. Sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít. Mạch huyền – tế – sác.
Phân tích triệu chứng: Can – Thận âm hư sẽ khiến doanh huyết đều hư dẫn đến huyết ráo mà sinh phong. Phong động thì sinh ngứa; Can và Thận điều tiết vùng bộ phận sinh dục, vì vậy nếu bộ phận sinh dục khô ráp, ngứa ngáy không chịu nổi thì đó là do Can Thận âm hư; Phong mạnh lên thì sẽ gây sưng, da vùng kín dày lên là do phong khí mạnh; Bộ phận sinh dục khi mất đi sự nuôi dưỡng thì sẽ biến ra sắc trắng, nhăn nheo, nứt nẻ chảy dịch; Lòng bàn tay chân và lồng ngực nóng là do âm hư sinh nội nhiệt; Can âm hư khiến Can dương mạnh lên mà sinh bốc hỏa ra mồ hôi; Thận hư sẽ xuất hiện tình trạng lưng gối mỏi yếu. Các biểu hiện sắc lưỡi đỏ, ít rêu, mạch huyền – tế – sác là triệu chứng của Can – Thận âm hư.
Pháp trị: Điều bổ Can – Thận, tư âm giáng hỏa.
Phương thang thường dùng: Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia Hà thủ ô, Bạch tiên bì.
-
Thể thấp mạnh ở Can kinh:
Triệu chứng lâm sàng: Vùng kín ngứa – đau, khí hư lượng nhiều, sắc vàng như mủ, chất dẻo dính, mùi hôi. Đầu choáng mắt hoa, miệng đắng họng khô, lồng ngực bồn chồn bứt rứt không yên, đại tiện táo, tiểu đỏ. Lưỡi sắc đỏ, mạch huyền – hoạt, sác.
-
Phân tích triệu chứng:
Thấp nhiệt ở kinh Can đi xuống khiến tổn thương mạch Nhâm và mạch Đới khiến xuất hiện khí hư lượng nhiều, sắc vàng như mủ, chất dính dẻo, mùi hôi; thấp nhiệt mạnh ở vùng kín khiến cho vùng kín ngứa ngáy, thậm chí nóng đau; thấp nhiệt chưng bốc lên trên khiến đầu choáng mắt hoa, miệng đắng họng khô; nhiệt nhiễu loạn Tâm khiến lồng ngực bồn chồn không yên; thấp nhiệt tổn thương tân dịch trong cơ thể khiến cho đại tiện táo, tiểu đỏ. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhớt, mạch huyền – hoạt – sác là triệu chứng của kinh Can có thấp nhiệt.
- Phép trị: Tả can thanh nhiệt, trừ thấp cầm ngứa.
- Phương thang: Long Đởm Tả Can Thang
-
Thể có thấp trùng:
Triệu chứng lâm sàng: Đông y gọi các loại vi khuẩn, virus, hoặc nấm xuất hiện trong một điều kiện nào đó là “trùng” hoặc “tà”. Nếu loại vi khuẩn, virus, hoặc nấm xuất hiện trong điều kiện phong thấp thì gọi là “thấp trùng” hoặc “thấp tà”. Vùng kín ngứa ngáy như có côn trùng bò rúc bên trong, có lúc ngứa không chịu nổi, cảm giác nóng đau, khí hư lượng nhiều, sắc vàng như bọt bóng nước ruộng hoặc sắc trắng như nước đậu nành, mùi hôi, tim bồn chồn ít ngủ, lồng ngực bứt rứt nấc cục, miệng đắng họng khô, tiểu tiện sắc vàng sẫm. Lưỡi đỏ, rêu vàng – nhớt. Mạch hoạt, sác.
Phân tích triệu chứng: Thấp nhiệt tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh bệnh xuất hiện, các loại vi khuẩn này khi gây bệnh sẽ khiến cho vùng kín ngứa ngáy như có côn trùng bò rúc bên trong, thậm chí ngứa không chịu nổi, nóng rát đau nhức; thấp nhiệt đi xuống dưới, chất thải đi ra ngoài khiến cho khí hư lượng nhiều, sắc vàng như như bọt bóng nước ruộng hoặc sắc trắng đục như nước đậu nành, mùi hôi; nhiệt uất đi lên nhiễu loạn Tâm khiến khiến Tâm bồn chồn ít ngủ; thấp nhiệt uất bên trong sẽ khiến lồng ngực bứt rứt nấc cục; thấp nhiệt nung nấu bên trong thì xuất hiện miệng đắng họng khô; thấp nhiệt tổn thương tân dịch thì tiểu tiện ngắn – đỏ. Sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng – nhớt, mạch hoạt – sác là các triệu chứng của bệnh thấp nhiệt có trùng sản sinh.
- Phép trị: Thanh nhiệt lợi thấp, giải độc sát trùng.
- Phương thang: Tỳ Giải Thấm Thấp Thang gia Bạch đầu ông, Khổ sâm, Phòng phong.
III) Các Bài Thuốc Đông Y Xông Rửa Thuốc Thường Dùng.
Phương 1:
Thổ phục linh 90g
Khổ sâm 90g
Hoàng bá 45g
Đại hoàng 45g
Long đởm thảo 30g
Tỳ giải 30g
Khô phàn 15g
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 thang. Cho lượng nước vừa đủ vào, nấu từ 5 – 10 phút, sau đó đổ thuốc vào chậu, lúc còn nóng thì xông, lúc ấm thì rửa. Cũng có thể nấu lại cho nóng để xông cho đến khi hết mùi thì rửa. Mỗi ngày làm 1 lần, vào thời điểm thích hợp.
Phương 2:
Sà sàng tử
Bách bộ
Khổ sâm
Hoàng bá
Cách dùng: Các vị lượng vừa đủ ( Có thể từ 20 – 30g mỗi vị ). Cho nước vào nấu từ 5 – 10 phút, sau đó đổ thuốc vào chậu, lúc còn nóng thì xông, lúc ấm thì rửa. Cũng có thể nấu lại cho nóng để xông cho đến khi hết mùi thì rửa. Mỗi ngày làm 1 lần, vào thời điểm thích hợp.
Phương 3:
Kim ngân hoa 30g
Hồng hoa 30g
Ngũ bội tử 30g
Bổ công anh 30g
Ngư tinh thảo 30g ( lá Diếp cá )
Sinh hoàng bá 15g
Xuyên hoàng liên 15g
Cách dùng: Các vị trên nấu với nước lượng vừa đủ, lọc bỏ bã, đổ vào chậu để xông. Mỗi lần 20 phút, mỗi ngày 2 lần.
Phương 4:
Hạc sắt 30g
Khổ sâm 15g
Lang độc 15g
Sà sàng tử 15g
Quy vĩ 15g
Uy linh tiên 15g
Cách dùng: Các vị trên nấu với nước lượng vừa đủ, lọc bỏ bã, đổ vào chậu để xông. Mỗi lần 20 phút, mỗi ngày 2 lần.
Phương 5:
Ngải diệp 15g
Bạch phàn 6g
Cách dùng: Các vị trên nấu với nước lượng vừa đủ, lọc bỏ bã, đổ vào chậu để xông. Mỗi lần 20 phút, mỗi ngày 2 lần.
Phương 6:
Khổ sâm
Sinh bách bộ
Sà sàng tử
Bạch đầu ông
Thổ phục linh
Hoàng bá
Mỗi vị 30g
Cách dùng: Các vị trên nấu với nước lượng vừa đủ, lọc bỏ bã, đổ vào chậu để xông. Mỗi lần 20 phút, mỗi ngày 2 lần.
IV) Các Bài Thuốc Nam Thường Dùng
Phương 1:
Mò mâm sôi ( Mò trắng, Bạch đồng nữ ) 15g
Mò đỏ ( Xích đồng nam ) 15g
Bồ công anh 12g
Rau dừa nước 15g
Các loại cây trên thu hái về phơi khô mới dùng.
Các vị trên mỗi ngày dùng 1 thang, nấu như nước chè mà dùng.
Cây mò trắng
Cây mò đỏ
Bồ công anh
Rau dừa nước
Phương 2:
Cải trời 24g
Rau sam 16g
Kim ngân hoa 10g
Bồ công anh 12g
Quả dành dành 8g ( Nếu không tìm được loại này thì ra hiệu thuốc bắc hỏi mua quả Chi tử )
Đơn gối hạc 6g
Các vị đều phơi khôi mới sử dụng.
Sắc uống mỗi ngày 1 thang, nấu như nước chè mà uống. Bên ngoài thì dùng 20g rau sam, 10g tỏi nấu nước để rửa.
Lưu ý: Các vị như Kim ngân hoa, Bồ công anh, Quả dành dành thì có thể mua ở hiệu thuốc bắc. Loại nào thuốc nam mà tìm không được thì có thể mua online trên mạng.
Cây cải trời
Kim ngân hoa
Cây kim ngân hoa
quả Dành dành
Đơn gối hạc
V) Thuốc nam xông rửa
- Dùng 5 củ tỏi, giã nát, cho vào hai bát nước đun sôi, để cho đến khi nước còn ấm thì rửa. Rửa thường xuyên hàng ngày.
- Dùng hạt Đào nhân giã nát, bọc vào miếng gạc đắp vào vùng kín. Mỗi ngày thay một lần.
- Đào nhân 30g, Hạnh nhân 30g. Cùng sao đen, cho dầu mè vào giã nhuyễn thành cao, mỗi ngày bôi lên một lần.
- Giã nhuyễn mè đen, mỗi ngày đắp lên một lần.
- Dùng lá sen và bèo ván, tất cả phơi khô, nấu nước để rửa hàng ngày.
Lưu ý: Các vị thuốc uống và thuốc xông kể trên hoàn toàn có thể mua ở các hiệu thuốc bắc ( hiệu bán thuốc Đông dược chứ không phải phòng khám ).
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường.