Bài viết chỉ mang tính tham khảo và phổ biến. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và điều trị đúng hướng dẫn trong bài viết thì người bệnh có thể tự điều trị được cho mình. Nếu bệnh ở mức độ nặng, lâu ngày, điều trị không hiệu quả thì bệnh nhân gửi thông tin cho nhà thuốc để được điều trị theo hướng chuyên trị hơn.
Bấm vào đây để vào mục Các Câu Hỏi Cho Dạng Viêm Khớp Bấm vào đây để đến mục Gửi Bệnh Án để điền thông tin gửi đến nhà thuốc.
Trong chứng đau khớp có nhiều loại hình khác nhau, về cơ bản được phân thành các loại hình cụ thể như sau:
Viêm khớp là nói đến tình trạng viêm khớp và các tổ chức quanh khớp, có thể phân thành 10 loại. Biểu hiện lâm sàng thường là khớp sưng – nóng – đỏ – đau, chức năng vận động bị hạn chế, các khớp biến dạng, nặng thì có thể dẫn đến tàn phế các khớp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
1) Viêm khớp dạng thấp:
Viêm khớp dạng thấp là một loại chứng viêm các tổ chức liên kết mạn tính hoặc cấp tính thường thấy, có tính chất thường hay tái phát và có thể ảnh hưởng đến tim. Trên lâm sàng đặc trưng thường thấy là khớp và cơ thịt đau nhức, nặng nề, mỏi đau có tính di chuyển, thuộc loại bệnh có tính phản ứng phức tạp, là một trong những biểu hiện chủ yếu của phong – thấp – nhiệt, bệnh phát đa phần là đột ngột phát sốt và đau nhức trong khớp. Biểu hiện điển hình thường là phát sốt nhẹ hoặc trung bình, có tính di chuyển vào các khớp, các khớp bị ảnh hưởng đa phần là khớp gối, gót chân, vai, khuỷu tay, cổ tay. Thường thấy phát đau từ một khớp di chuyển đến các khớp khác, biến chứng thường là vùng đau sưng, nóng, đỏ, đau, ở một số bệnh nhân cũng có khi đau vài khớp cùng một lúc. Ở một số ít bệnh nhân khác có biểu hiện chỉ đau ở một khớp mà không có đau them các khớp khác. Các chứng khớp viêm có tính cấp tính thường phát 2 – 4 tuần sẽ thuyên giảm, không để lại các di chứng, nhưng thường có tái phát. Nếu phong thấp ảnh hưởng đến tim thì có thể khiến cho cơ tim bị viêm, thậm chí biến chứng thành bệnh hở van tim.
Viêm khớp dạng thấp là một trong những chứng viêm khớp mãn tính thường thấy, có liên quan đến di truyền, vi khuẩn, bệnh truyền nhiễm, nhân tố hoàn cảnh. Có thể phát sinh ở mọi lứa tuổi, nhưng đa số thường phát ở tuổi 40 – 60 tuổi.
Viêm khớp dạng thấp
2) Viêm Dính Khớp Cột Sống:
Chứng này thường phát đa số ở nam thiếu niên. Có xu hướng di truyền rõ rệt, chủ yếu là ảnh hưởng đến các khớp trục như khớp cột sống và khớp xương chậu, cũng có thể xuất hiện viêm quanh ngoài khớp, nhưng biểu hiện đa phần là các khớp lớn của chi dưới, không có cơn đau – sưng đối xứng, đồng thời đa phần thường có gai, mấu chuyển lớn xương đùi, cổ chân, khớp xương sườn, và cơ gân và dây chằng đau nhức. Lúc biến chứng nặng có thể xuất hiện cột sống cứng thẳng, cột sống cổ, cột sống thắt lung, cột sống ngực bị hạn chế vận động, xuất hiện lung gù, nặng thì ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bên ngoài khớp có biểu hiện viêm hình quầng móng đen, sự lưu thống ở tim bị tắc nghẽn và động mạch chủ bị tắc nghẽn.
Viêm dính khớp cột sống
3) Viêm khớp:
Còn gọi là bệnh xương khớp thoái hóa, viêm xương khớp, đa số thường thấy ở người trung niên và lão niên. Quá trình phát bệnh đa phần chậm, những vùng thường hay phát bệnh thường là tay, gối, xương hông, cột sống. Khớp ngón tay, cổ tay và khớp khác ít phát bệnh hơn. Tình trạng bệnh nặng hơn khi hoạt động và nhẹ hơn khi nghỉ ngơi. Vào buổi sáng các khớp thường cứng, co duỗi khó khăn khoảng nửa tiếng. Khi ảnh hưởng đến tay kết quả xét nghiệm thường thấy xuất hiện các hạt phì đại của hạt Heberden và hạt Bouchard. Một số trường hợp khác có thể thấy xuất hiện các hạt dưới da và viêm huyết quản.
Viêm khớp
4) Gút – gout (Viêm khớp thể thống phong ):
Là do sự chuyển hóa Purine bất thường khiến hình thành sự gia tăng Axít uric dẫn đến bệnh do rối loạn chuyển hóa. Khi công năng của thận rối loại thì khả năng đào thải Axít uric bị kém đi cũng dẫn đến mức trung bình của Axít uric bị tăng cao. Axít uric trong huyết tương đạt đến mức bão hòa, dẫn đến lắng đọng các tinh thể Axít uric chung quanh các đầu xương ở xa, nơi thiếu các tổ chức mạch máu. Sự xuất hiện lắng đọng tinh thể này dẫn đến một khớp hoặc nhiều khớp bị viêm màng khớp cấp tính. Bệnh gút đa số phát ở đàn ông, ngón cái là nơi thường phát bệnh nhất, 50% – 70% lúc mới phát đều đau ở vùng này. 90% người phát bệnh gút lúc mới phát đều phát ở ngón chân. Các vùng phát bệnh khác ở chân thường là lưng bàn chân, gót chân và cổ chân.
Gút – Thống phong
5) Viêm khớp do nhiễm trùng:
Viêm khớp do nhiễm trùng có liên quan đến sự lây truyền bởi vi khuẩn. Nguyên nhân bệnh do vi khuẩn thường thấy nhất bao gồm tụ cầu khuẩn vàng Staphylococcus, viêm phổi song cầu khuẩn, viêm song cầu khuẩn, lậu cầu Neisseria gonorrhoeae, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Cơ chế phát bệnh bao gồm do trực tiếp nhiễm khuẩn gây ra và trong quá trình nhiễm khuẩn, vi khuẩn phóng ra các độc tố hoặc các chất chuyển hóa gây ra bệnh như chứng nội mạc tim bị viêm á cấp tính, hoặc chứng viêm khớp sau khi phát ban đỏ. Chứng viêm khớp do trực tiếp nhiễm khuẩn có biểu hiện các khớp sưng nóng đỏ đau, đồng thời xuất hiện xương khớp vận động khó khăn. Các khớp chịu lực chi dưới cũng bị viêm nhưng không đối sứng. Các khớp lớn bị viêm đa phần là khớp xương hông và khớp gối. Dịch ổ khớp thường hóa mủ, lúc này nếu xét nghiệm sẽ phát hiện có vi khuẩn. Viêm khớp do nhiễm trực khuẩn lao đa phần phát ở thiếu niên, các bộ phận khác cùng dễ mắc trực khuẩn lao bao gồm phổi, hạch bạch huyết. Chứng viêm khớp do vi các chất chuyển hóa từ vi khuẩn hoặc độc tố sẽ tự khỏi trong 1 – 2 tuần, cơn đau trong các khớp có tính di chuyển.
7) Viêm khớp có tính phản ứng:
Chứng này thường phát bệnh nhanh, trước khi phát bệnh, người bệnh thường có tiền sử nhiễm trùng đường ruột hoặc đường tiết niệu. Chủ yếu thường viêm ở các khớp lớn ( nhất là các khớp ở chi dưới ) không có tính đối xứng, đa phần không có tính đối xứng ở các khớp ngón, nơi gần đầu ngón, khớp cổ tay và các khớp nhỏ khác. Có thể đa số có kèm theo viêm mắt, viêm đường tiết niệu, viêm quy đầu.
8) Các loại viêm khớp khác:
Ngoài ra còn có các chứng như viêm khớp do chấn thương, viêm khớp do vẩy nến, viêm khớp do đường ruột. Trong quá trình phát sinh – phát triển của các bệnh thuộc hệ miễn dịch như chứng lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren ( Hội chứng Sjogren làbệnh gây ra do viêm các tuyến tiết nước mắt (tuyến lệ), nước bọt và các chất khác. Viêm khớp, phổi, thận, mạch máu, dây thần kinh và cơ cũng có thể xảy ra. Hội chứng Sjogren làmột rối loạn của hệ thống miễn dịch được xác định bởi hai triệu chứng phổ biến nhất của nó – khô mắt và khô miệng ), bệnh xơ cứng da, khối u… cũng thường thấy xuất hiện biểu hiện viêm khớp.
Trên đây là các phân nhóm cụ thể trong bệnh viêm đau xương khớp. Trên lâm sàng, người thầy thuốc cần căn cứ vào tình hình cụ thể, tính chất, mức độ của mỗi tình trạng lâm sàng nhằm đưa ra phương pháp xử lý chính xác nhất để đạt kết quả tốt nhất.
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường