1) Tại sao có những chứng thần kinh tọa uống thuốc vào thì đỡ ngay nhưng có những chứng uống vào đau dữ dội rồi mới hết?
- Trả lời: Do trong các thuốc trị phong có các loại thuốc hoạt huyết ( lưu thông máu, làm tan huyết ứ, thông cho mạch máu bị tắc ) rất mạnh. Vì vậy khi thuốc đang tác động vào vùng đau thì sẽ tạo áp lực rất lớn ở những nơi mạch máu bị tắc, chính áp lực này tạo nên trương lực ở thành mạch máu rất lớn và gây đau. Nếu xuất hiện tình trạng này mà người bệnh có thể trạng tốt và chịu đựng được thì nên chịu đựng và đừng dùng thuốc giảm đau ( tình trạng này chỉ xảy ra vài hôm rồi giảm dần ) vì khi cơ thể xuất hiện cơn đau thì lập tức não bộ nhận thức được vùng đau và đồng thời tiết ra một loại ma túy nội sinh gọi là Endorphin, chất này sẽ khu trú, khống chế vùng đau và về sau giúp hình thành phản xả phản ứng lại với tất các chuyển biến tiêu cực gây bệnh khác trong cơ thể, kể cả sẽ giúp người bệnh chuyển hóa nhanh cảm xúc tiêu cực, bi quan. Nếu thường xuyên dùng thuốc giảm đau để giải quyết các cơn đau thì khả năng phản ứng sinh ra Endorphin mất dần, do đó người bệnh không thể chịu được cơn đau dù rất nhẹ, và thậm chí thường xuyên xuất hiện tâm lý bi quan, tiêu cực. Trong trường hợp người bệnh tuổi cao, thể trạng kém, huyết áp thấp, thiếu máu mà không chịu nổi cơn đau thì cần báo lại cho thầy thuốc để thầy thuốc đưa ra biện pháp để tạm thời giải quyết cơn đau này.
2) Các chứng thần kinh tọa có giống nhau không? Chứng thần kinh toạn nào là dai dẳng và dễ tái phát nhất?
- Trả lời: Nhìn một cách tổng quát thì các chỉ có một chứng thần kinh tọa, nhưng nguyên nhân gây ra thần kinh tọa lại có rất nhiều, loại trừ các nguyên nhân do các khối u hoặc di căn ung thư gây ra thì do các nguyên nhân chủ yếu như: tổn thương cột sống do sang chấn, biến chứng bởi các bệnh lý cột sống như viêm cột sống, thoái hóa, gai, thoát vị đĩa đệm, tổn thương rễ thần kinh cột sống, tắt nghẽn tĩnh mạch… Chứng dễ tái phát và dai dẳng nhất là đau thần kinh tọa do tổn thương rễ thần kinh cột sống gây ra.
3) Trong thời gian uống thuốc có thể kết hợp châm cứu và tập luyện không?
- Trả lời: Nếu người bệnh kết hợp châm cứu tập luyện thì càng tốt, nhưng thông thường bệnh sẽ giảm nhanh trong thời gian uống thuốc. Sự tập luyện rất tốt cho quá trình phục hồi bệnh.
Để nắm bắt được vấn để rõ ràng hơn. Xin vào các mục “Bệnh Đặc Trị 1“, “Các Chứng Đau Nhức“, “Bệnh Xương Khớp” để thàm khảo.