Trang chủ / BỆNH ĐẶC TRỊ 1 / Quá Trình Phát Triển Khoa Bệnh Ngoài Da Đông Y

Quá Trình Phát Triển Khoa Bệnh Ngoài Da Đông Y

Nhà Thuốc Hạnh Lâm Đường

Bài viết chỉ mang tính tham khảo và phổ biến. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và điều trị đúng hướng dẫn trong bài viết thì người bệnh có thể tự điều trị được cho mình. Nếu bệnh ở mức độ nặng, lâu ngày, điều trị không hiệu quả thì bệnh nhân gửi thông tin cho nhà thuốc để được điều trị theo hướng chuyên trị hơn.

Bấm vào đây để vào mục Các Câu Hỏi Cho Bệnh Ngoài Da . Bấm vào đây để đến mục Gửi Bệnh Án để điền thông tin gửi đến nhà thuốc.

 

KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHUYÊN KHOA BÌ PHU TRONG ĐÔNG Y

 

 

Bệnh ngoài da là các bệnh tật phát sinh ở ngoài da ( bì phu ), niêm mạc, và các phần phụ thuộc da, trên cơ thể con người. Bệnh tật lây nhiễm là nói đến các bệnh tật truyền nhiễm thông qua các tiếp xúc, quan hệ tính dục. Bệnh ngoài da, bệnh lây nhiễm, là một trong những nội dung quan trọng của ngoại khoa học Đông y. Trong y học hiện đại, đã phát triển độc lập thành bệnh học ngoài da, trong đó nội dung bao quát rất rộng. Nội dung này giới thiệu về các bệnh phổ biến thường gặp.

Khái Thuật Trong Văn Hiến Đông Y Cổ Đại:

Đối với các ghi chép về bệnh ngoài da, từ sớm, thế kỷ 14 trước Công nguyên, trên các giáp cốt văn thời nhà Ân, Thương đã có ghi chép. Trong các giáp cốt văn này có gọi các bệnh ngoài da gồm “giới” (疥 – ghẻ lở), “ngật” (疙 – bệnh đầu đinh, mụn nhọt ) v.v… Trong sách “Ngũ Thập Nhị Bệnh Phương” (五十二病方) vào thời Xuân Thu cũng có chép nói nhiều đến bệnh ngoài da, như “bạch xứ” (白处 ), “Bạch mạc” (白瘼 ), “tao” ( 瘙 ), “đông” (疼 ), “giới” (疥 ), “diện bào xích” (面炮赤 )… trong các sách này có đưa ra các pháp trị bên ngoài như biếm pháp ( chích lể ), cứu pháp (dùng điếu ngải ), úy pháp ( chườm ), huân pháp ( xông ), tẩy dục pháp ( tắm ), phu thiếp pháp ( đắp – dán ), đồng thời còn có dùng các hình thức phương thang như thuốc tán ( tán tễ ), thuốc cao ( cao tễ ), thuốc nước ( thủy tễ ), thuốc dấm ( thố tễ ), thuốc rượu ( tửu tễ ), thủy ngân tễ. Sách “Hoàng Đế Nội Kinh” đối với các bệnh ngoài da có ghi chép cụ thể các bệnh danh như “ung” (痈 – nhọt đỏ ), “thư” (疽 – nhọt không đỏ ), “lệ phong” (疠风 – ung nhọt do phong), “tọa phỉ” (痤痱 – mụn trứng cá có nhọt nóng), “dưỡng giới” (痒疥 – ngứa lở ), “bì tý” (皮痹 – sưng đau ngoài da ), “biền chi” (胼胝 – chai da ), và nhiều thể loại bệnh danh khác, đồng thời còn ghi chép rất nhiều về nguyên nhân gây bệnh, cơ chế sinh bệnh, tổ chức sinh lý, cùng với phép trị. Như trong thiên “Thủy Nhiệt Huyệt Luận” (水热穴论 ) sách Tố Vấn có chép: “ Huyền phủ, tức là tuyến mồ hôi” ( Sở vị huyền phủ giả, hãn không dã -所谓玄府者,汗空也 ); thiên “Chí Chân Yếu Đại Luận” (至真要大论 ) sách Tố Vấn chép: “các chứng đau nhức, ngứa lở đều thuộc về Tâm” ( Chư thống dưỡng sang, giai thuộc ư tâm -诸痛痒疮,皆属于心 ).

Đến đời Tống, trong sách “Kim Quỹ Yếu Lược” của Trương Trọng Cảnh đã có ghi chép rất nhiều về bệnh ngoài da, như có đoạn chép: “Hồ – hoặc… bị lở loét ở họng thì gọi là “Hoặc”, bị lở loét ở tiền âm ( bộ phận sinh dục ) – hậu âm ( hậu môn ) thì gọi là “Hồ”… lở loét vùng ( họng ) trên thì tiếng nói nghẹt, khó, dùng phương Cam Thảo Tả Tâm Thang để trị” ( Hồ hoặc chi vi bệnh,… thực ư hầu vi hoặc, thực ư âm vi hồ, … thực ư thượng bộ tắc thanh ca, Cam Thảo Tả Tâm Thang chủ chi – 狐惑之为病,……蚀于喉为惑,蚀于阴为狐,……蚀于上部则声暍,甘草泻心汤主之 ); hoặc có đoạn:  “Tẩm Dâm Sang ( chứng ngứa lở toàn thân ) thì dùng Hoàng Liên Phấn để trị”.

Thời Nam Bắc triều, y gia Cung Khánh Nghi (龚庆宜 ) biên soạn cuốn “Lưu Lệ Tử Quỷ Di Phương” (刘泪子鬼遗方 ) là sách chuyên khoa về ngoại khoa, trong sách này có miêu tả về các bệnh ngoài da như “Giới thư” (疥疽 – ghẻ lở ) “tao thư” (瘙疽 – Ngứa sưng ), “giới tiển” ( – ngứa sần ), “sang” (疮 – lở loét ), “Tiết” ( – mụn nhọt ), “nuy” (痿 – liệt, mất cảm giác ), đồng thời, cũng đưa ra nhiều phương pháp điều trị, như Tử Thảo Cao Phương (紫草膏方 ) dùng để trị trẻ em chốc lở đầu; Bạch Liễm Cao Phương (白蔹膏方 ) dùng để trị nhọt ngoài da do nhiệt, trị lõa lịch (瘰疬 – chứng tràng nhạc, trên cổ mọc từng chùm nhọt như vòng nhạc của ngựa ), sách này cũng là sách có ghi chép sớm nhất về phương pháp dùng Thủy ngân để trị bệnh ngoài da, vận dụng “Thủy Ngân Cao” so với  vận dụng của khoa học hiện đại sớm hơn 6 thế kỷ.

Đời nhà Tùy, Sào Nguyên Phương (巢元方 ) trước tác sách “Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận” ( 诸病源候论 ) là sách chuyên luận về nguyên nhân sinh bệnh, trong sách này bàn về nguyên nhân sinh các bệnh ngoài da khá rộng và sâu, đối với các chứng như: u thịt ( : vưu – thịt thừa mọc ngọc ngoài da ), Tiển ( 癣: Ghẻ lở, hắc lào ), Giới ( 疥: ghẻ lở ), Ẩn ( 瘾: thường gọi cùng với chẩn ( 疹 ) là chứng phong ngứa từng mảng đỏ, lúc ẩn lúc hiện ), Chẩn ( 疹:bệnh sởi ) cùng các chứng trạng bệnh ngoài da thường thấy, và biện chứng, đã có những miêu tả rất tỉ mỉ, đồng thời còn chỉ ra những tác động mang yếu tố gây dị ứng có liên quan đến tố chất của cơ thể con người; chứng giới sang (疥疮: ngứa lở ) có tính truyền nhiễm, nguyên nhân sinh bệnh là do vi khuẩn ( trùng ) ở bên trong.

Đời nhà Đường (唐代), trong trước tác “Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương” (备急千金要方 ) và “Bị Cấp Thiên Kim Dực Phương” ( 备急千金翼方 ) của Tôn Tư Mạo (孙思邈 ) đã ghi chép rất cụ thể các loại thuốc và phương pháp điều trị cho chứng này của thời lúc bấy giờ. Ngoài việc uống thuốc trong ra, còn có thuốc phấn thoa, thuốc rượu, thuốc dấm, thuốc tắm, thuốc đắp, thuốc xông, và các loại thuốc cao khác.

Đến đời nhà Minh (明代 ), trước tác “Ngoại Khoa Chánh Tông” (外科正宗 ) của Trần Thực Công (陈实功 ) được xem như một tài liệu rõ ràng nhất, chuẩn xác nhất. Trong sách này, có một số bệnh danh về các bệnh ngoài da mà các sách của đời trước chưa hề ghi chép như: Bạch Tiết Phong (白屑风:chứng nổi mụn trên mặt, cổ lưng, có bã nhờn. Ngày nay gọi là viêm da tiết bã. Trong sách Y Tông Kim Giám gọi là: Diện Du Phong – 面游风 ), Xú Điền Loa (臭田螺: chứng chàm lở lòng bàn chân. Còn gọi là Cước Khí Sang ), Khô Cân Tiễn ( 枯筋箭:Một dạng mụn cóc ). Trong sách này, đối với các phương diện của mỗi loại nguyên nhân gây bệnh, chứng trạng, phép trị, tiên liệu, điều dưỡng, đều có sự trình bày rất chi tiết, đồng thời còn đưa ra các phương thang và các vị thuốc phối hợp, trong đó, có một số phương pháp, phương thang vẫn còn dùng trên lâm sàng cho đến bây giờ. Cũng đời nhà Minh, Trần Tư Thành (陈司成 ) trước tác sách “Độc Sang Bí Lục” (霉疮秘录 ) được xem là sách chuyên môn về luận trị bệnh giang mai. Trong sách này đã có nhận thức rõ rệt về nguyên nhân và hình thức lây nhiễm của bệnh giang mai, trong pháp trị có chọn dùng các loại cao đơn hoàn tán, cùng nhiều loại phương thang khác nhau, đặc biệt, có bàn luận tường tận về ứng dụng lâm sàng của vị Thổ phục linh. Trong sách có ghi chép: dùng Thân Tễ (砷剂 tức là Tỳ Sương (砒霜  ), chất Asen ) để trị giang mai, sớm hơn 300 năm so với phát hiện của tây y. Y gia Trầm Chi Gian (沈之间 ) đời nhà Minh là người đầu tiên mô tả đầy đủ nhất về chứng “Ma Phong” (麻风 – bệnh phong cùi ) trong sách “Giải Vi Nguyên Tẩu” (解围元薮 ). Trong sách, đối với nguyên nhân, chứng trạng, phương pháp trị liệu chứng Ma Phong đã đưa ra một hệ thống lý luận và cho rằng Ma Phong là một loại bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm, mà chủ yểu nguồn lây nhiễm vẫn là từ người bệnh Ma Phong, chủ trương dùng biện pháp cách ly.

 

Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

error: Bạn không thể copy nội dung này
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Xin chào, bạn cần trợ giúp ?