KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG LÝ LUẬN ĐÔNG Y.
A) NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG LÝ LUẬN ĐÔNG Y HỌC
1 – Cơ sở triết học:
Triết học là một môn khoa học quan trọng của quy luật vận động trong Xã hội. Sự phát triển và hình thành của bất cứ một môn khoa học nào cũng đều không rời khỏi triết học. Trong triết học với khoa học tự nhiên thời cổ đại còn chưa có một khái niệm triệt để như vậy. Đông y học hấp thu các thành quả triết học của đời nhà Hán, trực tiếp dùng các học thuyết và khái niệm triết học quan trọng như Khí, Âm Dương, Ngũ Hành, Hình Thần, quan hệ Thiên Nhân để dẫn dụng nhằm làm rõ các vấn đề trong Y học, khiến cho nó trở thành lý luận và khái niệm quan trọng của Đông y học, mang lý luận triết học dùng lý luận Đông y học đúc kết thành một chỉnh thể hữu cơ không thể chia cắt, thể hiện một phương thức tư duy đặc thù của Đông phương. Triết học cổ đại Trung Hoa đã hình thành và đặt định cho lý luận triết học Đông y học một thế giới quan và cơ sở phương pháp luận, mà sự hình thành và phát triển của Đông y học lại làm phong phú và phát triển cho triết học cổ đại Trung hoa. Triết học cổ đại Trung hoa với Đông y học tương bổ tương thành, tương đắc mà thêm sáng tỏ.
Khí nhất nguyên luận:
“Khí” là một phạm trù quan trọng trong triết học cổ, trong tư tưởng học thuật Đông y học có một địa vị đặc biệt, là nền tảng cỉa lý luận y học và triết học Đông y học. Khí là thực thể vật chất, là nguyên tố cơ bản nhất để cấu thành vũ trụ trời đất và vạn vật, bao gồm cả thuộc tính vận động. Sự vận động của Khí là tác dụng tương hỗ của nội bộ, là nguồn của phát triển biến hoá vạn vật, Khí và hình cùng với sự chuyển hoá của chúng là hình thức cơ bản của sự vận động và tồn tại của thế giới vật chất.
Học thuyết âm dương:
Học thuyết âm dương được xuất hiện dựa trên nền tảng cơ sở của “Khí”, cùng với Khí nhất nguyên luận có một sự kết hợp khắn khít làm một, là lý luận đối lập thống nhất cơ bản của triết học cổ đại. Âm dương là sự biểu hiện phạm trù đặc trưng trạng thái sự vật. Âm dương là quy luật chung của Vũ trụ.
Học thuyết ngũ hành:
Học thuyết ngũ hành là hệ thống luận phổ thông của triết học cổ đại. Sự vận dùng học thuyết Ngũ hành của Đông y là từ sự vận dụng quan sát chỉnh thể quan điểm hệ thống sự vật, cho rằng bất cứ nội bộ của một sự vật (loại) nào của đều bao hàm thành phần hoặc nguyên tố của năm loại công năng thuộc tính là Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thủy, đồng thời Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ, đồng thời năm phương diện Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ dựa vào mối liên hệ lẫn nhau của quy luật nhất định mà hình thành một chỉnh thể kết cấu công năng của sự vật. Hệ thống kết cấu của ngũ hành, thông qua mối quan hệ sinh, thắng, thừa, vũ ( tương sinh, tương thắng, tương thừa, tương vũ ) của cơ chế tuần hoàn tái diễn, tính ổn định, thăng bằng của hệ thống tự duy trì, từ đó mà biện chứng luận trị mối liên hệ hữu cơ giữa bộ phận với bộ phận; bộ phận với chỉnh thể trong con người, cùng với sự hợp nhất của con người với ngoại giới, tức cơ thể con người là một chỉnh thể của một chỉnh thể thống nhất. Sự thô sơ của hệ thống quan niệm Học thuyết ngũ hành là hình thái sơ khởi của hệ thống lý luận hiện đại.
2 – Tạng tượng kinh lạc:
Các học thuyết Tạng tượng, Kinh lạc, Khí huyết, Tinh, Tân dịch là tri thức lý luận của Đông y đối với hiện tượng thăng bằng của sự sống. Trong đó, học thuyết tạng tượng là tâm điểm của hệ thống lý luận Đông y học.
Học thuyết tạng tượng:
Học thuyết Tạng tượng là học thuyết nghiên cứu về quy luật hoạt động và quan hệt tương hỗ của tạng phủ con người. Học thuyết này cho rằng cơ thể con người lấy ngũ tạng gồm Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận làm trung tâm; lấy lục phủ gồm Đởm, Vị, Tiểu trường, Đại trường, Bàng quang, Tam tiêu mà phối hợp với nhau; lấy Khí, Huyết, Tinh, Tân dịch là vật chất cơ sở, thông qua kinh lạc mà khiến cho tạng phủ bên trong, ngũ quan cửu khiếu bên ngoài, tứ chi bách hài, cấu thành một chỉnh thể hữu cơ, đồng thời thống nhất với hoàn cảnh ngoại giới. Học thuyết này thông qua một quá trình dài quan sát, nghiên cứu sự hoạt động sống của con người và thực tiễn phòng bệnh trị bệnh, đồng thời lấy lý luận Âm Dương, Ngũ hành làm chỉ đạo, từng bước hình thành và phát triển thành học thuyết, đối với việc chẩn trị và phòng bệnh, dưỡng sinh và phục hồi trong Đông y có một một ý nghĩa chỉ đạo quan trọng. Khái niệm Tạng phủ Đông y dù cho bao hàm các thành phần giải phẫu học, nhưng chủ yếu là biểu hiện một hệ thống số liệu các mối liên hệ của công năng chỉnh thể, là mô hình công năng của chỉnh thể cơ thể, chủ yếu là giải thích hiện tượng bệnh lý và công năng sinh lý, vì vậy không thể có được mối tương đồng hoàn toàn với ý nghĩa tạng phủ trong giải phẫu hiện đại.
Học thuyết khí huyết, tinh, tân dịch:
Khí, Huyết, Tinh, Tân dịch vừa là cơ sở vật chất của hoạt động công năng tạng phủ, lại là sản vật của hoạt động công năng tạng phủ. Học thuyết Khí, Huyết, Tinh, Tân dịch chủ yếu nghiên cứu về sự hình thành vật chất của sự sống cùng với cơ sở vật chất của hoạt động sự sống. Nói bao quát, học thuyết Khí huyết, Tinh, Tân dịch bao hàm cả học thuyết Tạng tượng.
Học thuyết thể chất:
Học thuyết thể chất là nghiên cứu về đặc trưng thể chất, loại hình và quy luật biến hóa của con người, cùng với học thuyết về mối liên hệ của sự phát sinh, phát triển của bệnh tật. Thể chất là đặc trưng sẵn có của tính tương đối ổn định về công năng và hình thái của sự biểu hiện trên cơ sở tính di truyền và tự phát của cơ thể con người với mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tật và sức khoẻ.
Học thuyết kinh lạc:
Học thuyết kinh lạc nghiên cứu về sự hợp thành của hệ thống kinh lạc, công năng sinh lý, phân bố và tuần hành của kinh lạc, biến hoá bệnh lý cùng với lý luận chỉ đạo lâm sàng. Kinh lạc là đường lưu thông của sự vận hành khí huyết; kết nối xuyên suốt ngang dọc, làm thành mạng lưỡi toàn thân, mang các bộ phận trong ngoài, tạng phủ, quan tiết hợp thành một chỉnh thể hữu cơ.
Học thuyết tạng tượng; học thuyết Khí, Huyết, Tân dịch; học thuyết thể chất và kinh lạc thẩm thấu và dung hoà với nhau, bổ sung cho nhau mà hình thành một nhận thức sâu xa, độc đáo của y học đối với quy luật sự sống.
3 – Bệnh nhân bệnh cơ:
Học thuyết bệnh nhân bệnh cơ là một tri thức lý luận của Đông y học đối với bệnh tật, bao gồm nội dung ba bộ phận là bệnh nhân (nguyên nhân bệnh), sự phát bệnh, bệnh cơ.
Học thuyết bệnh nhân:
Học thuyết bệnh nhân là sự nghiên cứu các đặc điểm gây bệnh và tính chất của các nhân tố gây bệnh. Đông y học cho rằng: sự phát sinh của tật bệnh là nhân tố gây bệnh sau khi tác dụng lên con người, hoạt động sinh lý chính thường gặp phải sự phá hoại, dẫn đến kinh lạc tạng phủ, âm dương khí huyết thất điều. Bệnh nhân có thể chia ra Lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả); Dịch lê, Thất tình (hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, nộ, kinh); Ẩm thực thất nghi (ăn uống không điều độ, không hợp lý); lao động quá sức; ngoại thương; Thai truyền (bệnh truyền nhiễm từ thai). Nhận thức của Đông y học đối với nguyên nhân bệnh là thông qua chứng trạng, tiến hành phân tích tìm tòi triệu chứng trên thân thể người bệnh mà có được, đồng thời, đối với việc dùng thuốc trị liệu có thể đưa ra các cơ sở vững chắc. Phương pháp này được gọi là “thẩm chứng cầu nhân” (kiểm tra triệu chứng tìm nguyên nhân) hoặc “biện chứng cầu nhân”. Căn cứ vào chứng trạng, thể chứng (triệu chứng toàn thân), chứng hậu (triệu chứng) mà xây dựng khái niệm bệnh nhân, là đặc điểm quan trọng và tiêu chuẩn đặc thủ của việc xác định bệnh nhân trong Đông y học.
Học thuyết bệnh cơ:
Học thuyết bệnh cơ là học thuyết nghiên cứu về sự phát sinh, phát triển, và diễn biến cơ lý (sự biến hoá của sự vật) của bệnh tật. Nội dung học thuyết này bao gồm ba bộ phận cơ lý phát bệnh, cơ lý bệnh biến và cơ lý diễn hoá bệnh trình. Cơ lý phát bệnh là học thuyết của một số quy luật nghiên cứu về sự phát sinh tật bệnh của cơ thể con người. Đông y học cho rằng sự phát sinh bệnh tật có quan hệ đến hai phương diện là chính khí và tà khí, tức “chính khí tồn nội, tà bất khả can”(chính khí có bên trong thì tà khí không thể xâm nhập), “tà khí sở tấu, kỳ khí tất hư” (nơi nào có tà khí thì nơi đó khí hư). Cơ lý của bệnh biến thường được gọi tắc là “Bệnh Cơ”, “Bệnh Lý”, là học thuyết nghiên cứu về quy luật biến hoá của bệnh tật, bao gồm tà chính thịnh suy, âm dương thất điều, khí huyết tinh, tân dịch thất thường cùng với sự thất thường của tạng phủ kinh lạc và các quy luật biến hoá bệnh lý. Diễn biến cơ lý bệnh trình là sự nghiên cứu về học thuyết các quy luật của phát sinh, phát triển và kết cục của bệnh tật, bao gồm truyền biến bệnh vị, chuyển hoá bệnh lý, chuyển quy bệnh tật với tái phát.
4 – Chẩn pháp biện chứng:
Chẩn pháp là nói đến bốn phương pháp chẩn sát tật bệnh gồm vọng, văn, vấn, thiết, gọi tắt là tứ chẩn.
Vọng chẩn là tiến hành quan sát có mục đích về thần sắc, hình thái, ngũ quan, hình tượng lưỡi cùng với các vật bài tiết, để hiểu rõ bệnh tình, đo lường bệnh biến tạng phủ.
Văn chẩn là từ ngôn ngữ, hô hấp cùng âm thanh của người bệnh cùng với các khí vị bài xuất từ trong cơ thể người bệnh để biện biệt bệnh tình bên trong.
Vấn chẩn là thông qua quá trình hỏi han tình hình bệnh tật, để hiểu rõ trạng thái sức khoẻ thường ngày của người bệnh và nguyên nhân phát bệnh. Thiết chẩn là kiểm tra mạch tượng và các bộ vị khác nhau trên thân thể người bệnh, để đo lường tình hình biến hoá trong cơ thể con người. Trong tứ chẩn, lấy vọng thần, vọng sắc, thiệt chẩn, vấn chẩn, mạch chẩn làm chủ yếu. Trong tứ chẩn, mỗi phần đều có đặc điểm nội dung khác nhau, không thể thay thế cho nhau, cần phải kết hợp tứ chẩn mới có thể thành hệ thống toàn diện, từ đó mới có được tư liệu lâm sàng đầy đủ để đưa ra các cơ sở biện chứng vững chắc.
Biện chứng tức là phân tích, biện rõ triệu chứng của bệnh tật, tức là lấy lý luận cơ sở tạng phủ, kinh lạc, bệnh nhân, bệnh cơ làm căn cứ. Đỗi với triệu chứng toàn thân, chứng trạng được thu thập trong tứ chẩn, cùng với các tư liệu lâm sàng khác, tiến hành phân tích, tổng hợp, biện rõ nguyên nhân, tính chật, bộ vị, cùng với mối quan hệ giữa tà chính của bệnh tật, từ đó khái quát, phán đoán đó là triệu chứng gì để đưa ra một cơ sở luận trị chính xác.
5 – Dự phòng trị tắc:
Dự phòng:
Dự phòng là chọn lựa một phương pháp nhất định, đề phòng sự phát sinh và phát triển của bệnh tật. Chọn lựa dự phòng tích cực hoặc các bước trị liệu, phòng chống sự phát sinh và phát triển của bệnh tật tức là “trị vị bệnh” (trị bệnh khi chưa phát bệnh), là một nguyên tắc cơ bản của trị liệu Đông y học. Trị vị bệnh bao gồm hai phương diện phòng trước khi bệnh chưa phát và phòng bệnh biến của bệnh.
Phòng bệnh lúc chưa phát bệnh tức là làm tốt các loại công tác dự phòng trước khi phát sinh bệnh để phòng ngừa sự phát sinh của bệnh tật. Muốn phòng bệnh thì trước tiên là phải cường thân. Muốn cường thân thì cần phải xem trọng việc giữ gìn sức khoẻ, việc giữ gìn sức khoẻ còn gọi là “Dưỡng sinh”, được căn cứ trên quy luật phát triển sự sống, chọn lựa các biện pháp có thể bảo vệ thân thể, giảm thiểu tật bệnh, tăng tiến sức khoẻ, diên niên ích thọ. Lấy tinh, khí, thần để làm tam bảo của thân thể, con người được xem là điểm chính của dưỡng sinh; nhấn mạnh đạo dưỡng sinh của con người là nương theo âm dương, sống hài hoà tiết độ, hình và thần đều phải nuôi dưỡng, âm dương hài hoà, ăn ở tiết chế, cân bằng tạng phủ, động tĩnh thích hợp, dưỡng khí bảo tồn tinh. Dưỡng sinh là một phương pháp dự phòng tích cực nhất, đối với sự tăng cường sức khoẻ, diên niên ích thọ, có tác dụng nâng cao chất lượng, có một ý nghĩa rất lớn. Ngoài phương pháp nhiếp sinh phòng bệnh ra, còn cần phải đề phòng sự xâm hại của bệnh tật ngoại tà.
Đã bệnh thì phòng bệnh biến (ký bệnh phòng biến – 既病防变) là ý nói lúc bệnh đã phát thì nên chú trọng đề phòng, không để bệnh diễn biến ra các chứng khác. Một khi phát bệnh, nên chú ý chẩn đoán sớm và điều trị sớm. Chẩn đoán sớm giúp đề phòng bệnh tật từ chỗ nhẹ chuyển sang chỗ nặng, có câu nói: “kiến vi tri trứ, di hoạn ư mạt manh, thị vi thượng công (Y Học Tâm Ngộ) (见微知著,弥患于末萌,是为上工), nghĩa là nhìn cái vi tế mà suy cái chưa xảy ra, dập tắt bệnh tật lúc còn manh nha, đấy mới là thầy thuốc giỏi. Trị liệu trong giai đoạn sớm thì có thể cắt đứt được con đường truyền biến của bệnh tà, trước là yên vùng đất chư có tà để phòng sự truyền biến của bệnh tật. Chẩn đoán sớm, trị liệu sớm là mấu chốt của công tác đề phòng bệnh biến khi đã có bệnh, một mặt có thể khống chế sự mạn tính của bệnh tật, mặt khác lại có thể tránh được sự hao tổn chính khi quá độ, dễ dàng điều trị và khôi phục sức khoẻ.
Trị Tắc:
Trị tắc tức là phép tắc, hoặc nguyên tắc trong phương phép điều trị bệnh tật, là quan niệm và nguyên tắc xác định phép trị trong việc điều trị bệnh tật, đối với lập pháp lâm sàng, xử phương đều có ý nghĩa chỉ đạo rộng.
Trị bệnh tìm gốc, nhìn cái bình thường mà thấy sự biến động, thừa thế thuận lợi mà đánh mạnh và lấy quân bình làm đầu (trị bệnh cầu bản, tri thường đạt biến, nhân thế lợi đạo hoà dĩ bình vi kỳ – 治病求本、知常达变、因势利导和以平为期) là quan niệm cơ bản trong lĩnh vực điều trị của Đông y. Chính trị phản trị (正治反治), trị tiêu trị bản (治标治本 – trị ngọn trị gốc), tiếp lý âm dương (燮理阴阳–thăng bằng âm dương), điều hoà khí huyết (调和气血), điều lý tạng phủ (调理脏腑), hình thần kiêm cố (形神兼顾–kiêm trị cả hình và thần), bệnh chứng tương tham (病证相参–tìm hiểu cả bệnh và chứng), nhân dị chế nghi (因异制宜 –pháp trị phải thích hợp với từng nguyên nhân) v.v… là nguyên tắc cơ bản điều trị bệnh tật của Đông y. Trị phá là phương pháp điều trị cụ thể được xác định dưới sự chỉ đạo của trị tắc. Trị tắc chỉ đạo trị pháp và trị pháp thể hiện trị tắc.
Lý, Pháp, Phương, Dược là bốn yếu tố lớn có liên quan đến quy phạm thao tác trị liệu cùng chẩn đoán của Đông y học. Biện chứng luận trị là quá trình vận dụng lâm sàng của Lý, Pháp, Phương, Dược, là đặc sắc cơ bản của học thuật Đông y. “Lý” nghĩa là phương pháp giải thích chuẩn xác của lý luận Đông y học, được căn cứ trên nguyên tắc bệnh biến; “Pháp” nghĩa là các trị pháp, trị tắc tương ứng với sự xác định dựa trên nguyên lý của bệnh biến; “Phương”, là một phương pháp trị liệu hoặc một phương tễ tiêu biểu đã được chọn lựa một cách hợp lý nhất căn cứ trên trị pháp, trị tắc. Dược, là phương pháp chọn lựa tốt nhất về phối ngũ, liều lượng theo quân, thần, tá, sứ trong một phương thang. Biện chứng chính là tiền đề của luận trị, luận trị là trên cơ sở biện chứng phác thảo ra biện pháp trị liệu. Biện chứng cùng luận trị trong quá trình chẩn trị có quan hệ tương hỗ, gắn chặt không thể chia lìa, là sự ứng dụng cụ thể lý, pháp, phương, dược trên lâm sàng.
6) Khang phục (phục hồi sức khoẻ):
Khang phục còn gọi là bình phục, khang kiện. Khang phục, là là ý nói đến sự phục hồi hoặc cải thiện công năng sinh lý của tổ chức tạng phủ trong cơ thể con người, tức là chọn dùng các biện pháp tiến hành trị liệu đối với tiên thiên hoặc hậu thiên, các nhân tố làm suy thoái công năng tổ chức tạng phủ hoặc trở ngại công năng, từ đó khiến cho các công năng sinh lý có được sự khôi phục hoặc cải thiện tốt. Khang phục không chỉ là sự phục hồi sức khoẻ cho cơ thể, mà quan trọng hơn là khôi phục sự khoẻ mạnh của tinh thần. Vì vậy, Đông y học cho rằng phục hồi sức khoẻ phải là sự phục hồi của thân tâm.
Quan điểm cơ bản của Đông y học về sự khang phục chính là sự khang phục chỉnh thể, biện chứng về khang phục và khang phục công năng. Căn cứ vào quan điểm Thiên Nhân tương ứng; người với tự nhiên, Xã hội thống nhất với nhau; thông qua tư tưởng thuận ứng tự nhiên, xã hội công bằng, điều trị chỉnh thể mà đạt đến sự thống nhất hình và thần trong con người. Tư tưởng khang phục chỉnh thể còn được gọi là “chỉnh thể khang phục quan”.
Biện chứng Khang phục là biện chứng luận trị trong sự thể hiện cụ thể của khang phục. Căn cứ vào kết quả biện chứng, xác định nguyên tắc khang phục tương ứng, đồng thời chọn dùng phương pháp khang phục thích hợp. Thúc đẩy tư tưởng khang phục của bệnh nhân được gọi là “biện chứng khang phục quan”. Căn cứ vào “hằng động quan” (quan điểm về vạn vật vận động không ngừng) của Đông y học, chú trọng vào huấn luyện công năng, vận động hình thể, thúc đẩy sự lưu thông của khí huyết để khôi phục công năng sinh lý tạng phủ, sinh hoạt thường nhật và năng lực công tác của người bệnh được gọi là “công năng khang phục quan”.
Dự phòng, trị liệu và khang phục là ba phương cách khác nhau của Đông y học dùng để đấu tranh với bệnh tật, nhưng lý luận và phương pháp của ba phương cách này lại kết hợp mật thiết với nhau không thể tách rời, đối với thực tiễn điều trị lâm sàng, nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ và giúp đỡ con người khoẻ mạnh sống lâu.
B) KẾT CẤU CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG MÔN HỌC ĐÔNG Y HỌC
Dựa trên phân loại học thuật mà nói thì trong các môn hệ thống lý luận Đông y học, nếu chia thành cơ sở và ứng dụng, thì có thể phân thành hai loại hình lớn là môn học cơ sở và môn học ứng dụng. Lấy quá trình hành vi điều trị của nhận thức, trị liệu và dự phòng bệnh tật mà phân chia thì có thể chia thành ba môn học lớn là: môn học cơ sở y học, môn học y học lâm sàng, và môn học y học dưỡng sinh khang phục.
1) Y học cơ sở:
Lý luận cơ sở Đông y: Lý luận cơ sở Đông y là cơ sở của toàn bộ các môn học Đông y hiện đại. Nội dùng chủ yếu là là các học thuyết về cơ sở triết học; tạng tượng; kinh lạc; khí, huyết, tinh, tân dịch; bệnh nhân bệnh cơ; cùng với dự phòng, trị tắc, khang phục.
Chẩn đoán học Đông y: Chẩn đoán học Đông y là một môn học được căn cứ trên lý luận cơ sở Đông y, nghiên cứu lý luận, tri thức và phương pháp của chẩn pháp và biện chứng, là trụ cột của việc liên kết giữa lý luận với lâm sàng.
Đông dược học: Việc dùng các vật chất dược loại của truyền thống Đông y để dự phòng và chẩn trị tật bệnh gọi là Đông dược, còn gọi là Bản thảo, Thảo dược, Đông dược… hiện tại được thống nhất gọi là Đông dược (Trung dược – vì Việt nam ta có dùng cả thuốc nam và thuốc bắc để thay thế và phát huy tác dụng lẫn nhau nên trong tài liệu này Trung dược được gọi là Đông dược).
Đông dược chủ yếu có nguồn gốc chủ yếu là từ thiên nhiên và các loại nhân tạo, bao gồm thuốc thực vật, thuốc động vật, thuốc khoáng vật cùng một số thuốc có nguồn gốc từ hoá học và bào chế từ sinh vật. Đông dược học chủ yếu nghiên cứu lý luận cơ bản của Đông dược và các tính năng, công hiệu, ứng dụng, thu hái, bào chế, nguồn gốc của Đông dược, bao gồm: dược lý học Đông dược, Cao đơn hoàn tán, kỹ thuật canh tác đông dược, dược liệu Đông dược, bào chế Đông dược. Ngoài ra còn có một phân ngành về Dược học chuyên nghiên cứu về thành phần hoá học trong Đông dược.
Phương tễ học: Phương tễ được gọi tắc là “phương”. Phương tức là Y phương, Tễ nghĩa là điều tễ (phương thang đã được đúc kết dựa trên lý luận). Phương tễ được căn cứ trên nguyên tắc phối ngũ, để tạo thành một liều lượng nhất định trong phối phương của dược vật, là thể hiện của trị pháp, là bộ phận quan trọng tạo thành của lý, pháp, phương, dược trong đông y học. Phương tễ học là một môn học nghiên cứu sự tạo thành, biến hoá và ứng dụng lâm sàng của phương tễ Đông y. Nội dung của phương tễ bao gồm nguyên tắc tạo thành phương tễ, quy luật phối ngũ dược vật, biến hoá tạo thành của phương tễ, loại hình cùng với cách dùng của phương tễ.
2) Y học lâm sàng:
Đông y học, đối với nhận thức bệnh chứng cùng nguyên tắc trị, biện pháp và kinh nghiệm liệu bệnh chứng, đã cấu thành một chủ thể của môn học ứng dụng Đông y, đồng thời phân biệt, kết hợp để trở thành các môn học lâm sàng như: “nội khoa học Đông y”, “ngoại khoa học Đông y”, “phụ khoa học Đông y”, “nhi khoa học Đông y”, “cốt khoa, thương khoa Đông y”, ngũ quan khoa Đông y”, “châm cứu thôi nã (xoa bóp) học”.
3) Y học dưỡng sinh khang phục:
Dưỡng sinh học Đông y là một môn học ứng dụng, dưới sự chỉ đạo của lý luận Đông y, tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp và lý luận về điều dưỡng thân tâm, tăng cường thể chất, dự phòng tật bệnh, diên niên ích thọ của truyền thống Đông phương, đồng thời dùng các phương pháp và lý luận này hướng dẫn hoạt động bảo vệ sức khoẻ cho mọi người.
Khang phục học Đông y là môn học lấy sự chỉ đạo của lý luận cơ sở Đông y, vận dụng điều nhiếp tìh chí, vui vẻ, thể dục truyền thống, tắm rửa, ăn uống cùng các quan điểm bệnh tật, tiến hành biện chứng khang phục, là một môn học có liên quan đến Xã hội học, luận lý học, tâm lý học và nhiều học có tính ứng dụng khác.
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường.