Bài viết chỉ mang tính tham khảo và phổ biến. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và điều trị đúng hướng dẫn trong bài viết thì người bệnh có thể tự điều trị được cho mình. Nếu bệnh ở mức độ nặng, lâu ngày, điều trị không hiệu quả thì bệnh nhân gửi thông tin cho nhà thuốc để được điều trị theo hướng chuyên trị hơn.
Bấm vào đây để vào mục Câu Hỏi Cho Bệnh Mùi Cơ Thể. Bấm vào đây để đến mục Gửi Bệnh Án để điền thông tin gửi đến nhà thuốc.
I) Khái lược:
Trong Đông y chứng hôi miệng được gọi là “khẩu xú” hoặc “khẩu khí”, là chứng bệnh trong miệng thường phát ra mùi hôi thối, bản thân mình cũng khó ngửi được mùi trong miệng. Xét về xâu xa thì bệnh này không thể xem thường, nó ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ xã hội khiến người bệnh tự ti mặc cảm, áp lực nặng nề đến tâm lý rồi gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Chứng hôi miệng có người có thể tự cảm nhận được, cũng có người nhận biết qua thông tin phản hồi từ phía người đối diện.
II) Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh:
- Bệnh lý khoang miệng:
Người bệnh có tiền sử bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm niêm mạc khoang miệng. Bệnh lý khoang miệng thường là cơ địa sản sinh ra các loại vi khuẩn, nhất là các loại vi khuẩn kỵ khí, chất sunfua được phân giải ra từ loại vi khuẩn này sẽ sinh ra chất hôi thối khiến dẫn đến hôi miệng.
- Bệnh lý đường ruột dạ dày:
Nếu mắc các bệnh như viêm loét đường tiêu hóa, viêm dạ dày mạn tính, rối loạn chức năng tiêu hóa… thì đều có thể dẫn đến hôi miệng. Gần đây y học còn phát hiện ra người mắc bệnh viêm dạ dày Hp thì chứng hôi miệng sẽ rõ ràng hơn người chưa phát chứng viêm dạ dày Hp. Sau khi được điều trị khỏi hoàn toàn vi khuẩn Hp thì miệng cũng hoàn toàn hết hôi. Nguyên nhân là có thể do vi khuẩn Hp trực tiếp sản sinh ra Sunfua khiến dẫn đến hôi miệng.
- Ăn các loại đồ ăn có tính kích thích:
Hút thuốc, uống rượu, café và các chất kích thích như hành, tỏi, hẹ… hoặc thường xuyên ăn đậu hủ thối, trứng gà thối… cũng đều dễ dẫn đến hôi miệng.
- Ăn kiêng giảm béo:
Do bệnh tật khiến không ăn được hoặc chức năng tuyến nước bọt của người già bị giảm sút, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt dẫn đến giảm sút sự bài tiết của tuyến nước bọt đã tạo nên điều kiện sinh trưởng tốt cho các loại vi khuẩn kỵ oxy rồi sinh ra chứng hôi miệng.
- Hôi miệng ở thiếu nữ:
Ở giai đoạn dậy thì của thiếu nữ, chức năng buồng trứng chưa hoàn chỉnh, trong giai đoạn mức độ kích thích tố nữ còn ít các tổ chức đề kháng trong khoang miệng giảm sút sẽ dễ cảm nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó sinh ra hôi miệng.
- Bệnh tật trong cơ thể:
Chứng hôi miệng có thể phát sinh do vệ sinh răng miệng kém, bệnh nha chu, chứng khô miệng, hút thuốc, mắc bệnh, hoặc ăn các loại đồ ăn dễ dẫn đến hôi miệng. Nhưng vệ sinh răng miệng kém, bệnh nha chu, hoặc dịch nước miếng không đủ khiến cho vi khuẩn ngày càng nhiều mà dễ sinh hôi miệng. Trong việc tẩy rửa chất cặn bã của đồ ăn và các vi khuẩn gây hại thì nước miếng đóng vai trò rất quan trọng, các loại dược phẩm như thuốc cao huyết áp, các loại thuốc về thần kinh hoặc một số loại bệnh có thể tạo nên tình trạng khô miệng, thỉnh thoảng xoang mũi hoặc đường hô hấp bị cảm nhiễm cũng có thể gây ra hôi miệng.
III) Phép trị:
Chứng hôi miệng thường do một loại bệnh của một biến chứng bởi một căn bệnh mạn tính nào đó, khoang miệng, xoang – họng, hô hấp, hệ thống tiêu hóa hoặc một bệnh nào đó trong cơ thể gây ra. Ngoài ra, nếu không chú ý vệ sinh răng miệng hoặc có thói quen ăn uống một số loại đồ ăn không tốt nào đó cũng có thể gây ra hôi miệng. Trong Đông y, kinh nghiệm và phương pháp điều trị chứng hôi miệng có rất nhiều. Đông y cho rằng chứng hôi miệng đa phần là do các bệnh tật từ răng miệng, phế – vị tích nhiệt và vị ( dạ dày ) có tồn đọng đồ ăn không tiêu. Nếu thiên về hỏa trong vị mạnh thì có thể có thể khiến cho khí của các chất cặn bã trong vị bị hun đốt lên trên mà tạo ra mùi hôi thối trong miệng, nặng thì khiến không ai có thể gần được. Trong việc điều trị chứng hôi miệng, ngoài việc cần trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh ra, còn cần phải tập luyện thói quen vệ sinh răng miệng, tránh ăn uống quá nhiều, đồng thời phải hạn chế hoặc bỏ thói quen hút thuốc là, uống beer rượu và các thói quen nghiện các chất kích thích khác.
IV) Phân chứng luận trị:
A) Thể thấp nhiệt:
- Đởm nhiệt phạm vị ( nhiệt uất ở đởm phàm vào vị ):
Biểu hiện lâm sàng: Miệng hôi, rêu lưỡi hơi vàng mà khô, đàm nhiều, trong miệng không thoải mái, đêm ngủ dễ tỉnh. Mạch huyền sác.
Phép trị: Thanh đởm vị, hóa đàm trọc
Phương thang: Ôn Đởm Thang.
2. Thể thấp nhiệt uẩn tỳ ( thấp nhiệt gây nhiệt ở tỳ – vị ):
Biểu hiện lâm sàng: Miệng hôi, khô, muốn uống nhưng uống không nhiều, ăn vào ngực và dạ dày đầy trướng, hoặc họng đau. Sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng – nhớt. Mạch nhu, sác.
Phép trị: Phương hương hóa thấp, thanh nhiệt giải độc.
Phương thang: Cam Lộ Tiêu Độc Đơn.
3. Nhiệt trọng ư thấp, tà tùng nhiệt hóa ( Nhiệt mạnh sinh thấp, tà theo nhiệt mà thành ):
Biểu hiện lâm sàng: Miệng hôi thở thô, cảm nhận được hơi nóng trong họng, khát nước thích uống mát, mình nóng ra nhiều mồ hôi, thân mình nặng nề đau nhức. Rêu lưỡi vàng hơi nhớt. Mạch hoạt – sác.
Phép trị: Thanh nhiệt tả hỏa, táo thấp kiện tỳ.
Phương thang: Thương Truật Bạch Hổ Thang gia Bội lan.
4. Vị hỏa xí thịnh ( Nhiệt trong vị quá mạnh ):
Biểu hiện lâm sàng: Miệng hôi, nóng. Vùng dạ dày nóng rát, chân răng sưng đỏ, nôn khan, đại tiện khô, nước tiểu vàng. Sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng – mỏng. Mạch hồng – sác.
Phép trị: Thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa giải độc.
Phương thang: Thanh Vị Tán Gia Vị.
5 . Tỳ hư vị nhiệt:
Biểu hiện lâm sàng: Miệng hôi, có vị ngọt, hơi thở thô nóng, miệng dính khó chịu, miệng khô muốn uống, lồng ngực bồn chồn khó chịu, họng đau hoặc môi nhợt.
Phép trị: Phương hương hóa trọc, thanh tiết nhiệt độc.
Phương thang: Lan Hương Ẩm Tử.
B) Thể hàn thấp
- Tỳ hư thấp thịnh:
Biểu hiện lâm sàng: Miệng hôi, ăn kém, da vàng người gầy, tinh thần mệt mỏi người vô lực, bụng dạ đầy trướng. Sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng. Mạch tế – nhược.
Phép trị: Ôn hóa hàn thấp, hành khí tiêu trướng.
Phương thang: Hương Sa Lục Quân Thang.
2. Thấp trở tỳ hư:
Biểu hiện lâm sàng: Miệng hôi. Rêu lưỡi trắng, dày. Mạch tế – hoãn, đại tiện lỏng nhão, nước tiểu trong.
Phép trị: Phương hương hóa trọc, táo thấp kiện tỳ.
Phương thang: Bất Hoán Kim Chính Khí Tán gia Phục linh.
V) Các phương kinh nghiệm:
Phương 1: Sinh thạch cao, Tử kinh bì, Độc hoạt: mỗi vị 6g; Bạc hà, Xuyên tiêu: mỗi vị 3g; Muỗi 20g. Cho lượng nước vào vừa đủ, đun sôi 5 phút, dùng thường xúc miệng trong ngày.
Phương 2: Phòng phong, Thăng ma, Tế tân: mỗi vị 3g; Chung nhũ thạch, Hàn thủy thạch, Bạch phàn anh: mỗi vị 15g; Châu sa, Trầm hương, Đinh hương, Xạ hương: mỗi vị 3g. Tất cả nghiền thành bột mịn, mỗi lần dung lượng vừa đủ xát vào răng.
Phương 3: Bạch tật lê 30g, Tế tân, Xuyên khung 3g. Các vị tán mịn, dùng xát vào răng sáng tối.
Phương 4: Bạch chỉ 20g, Cam thảo 30g. Các vị nghiền mịn, sau khi ăn xong thì uống 1 – 3g. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần.
Phương 5: Lá chè, Bạch đầu khấu mỗi vị 3g, Song hoa 6g. Các vị hám với nước sôi uống thay nước chè.
Phương 6: Thảo quyết minh ( sao ) 6g, Bạc hà, Vân phục linh 3g. Hãm với nước sôi uống thay trà.
Phương 7: Đậu khấu, Đinh hương, Hoắc hương, Linh lăng hương, Thanh mộc hương, Bạch chỉ, Quế nhục mỗi vị 30g; Hương phụ 60g, Cam tùng hương, Đương quy: mỗi vị 15g; Binh lang 9g. Các vị tán mịn, hoàn với mật ong bằng hạt Ngô đồng. Mỗi ngày ngậm một viên.
Phương 8: Lai bặc tử ( sao ) 20g, Xa tiền tử 10g. Các vị tán mịn, mỗi lần dùng 1 – 3g, uống với nước ấm. Mỗi ngày uống 1 – 2g.
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường