Học thuyết Âm Dương là lý luận trừu tượng về sự đối lập thống nhất của người Á đông cổ đại, được xây dựng trên cơ sở Khí Nhất Nguyên Luận, thuộc phạm trù phép biện chứng và duy vật luận của triết học Á đông cổ đại. Triết lý này thâm sâu, phản ánh hình thức thình thành của vũ trụ. Ảnh hưởng của nó vừa sâu vừa lớn, trở thành một chuẩn tắc cho luận cứ của mọi phương diện xã hội. Như “Tôn Tử Binh Pháp” là một tổng kết kinh nghiệm thực chiến và lý luận của các binh gia, được người Trung Hoa cổ đại tán thưởng, trong đó dùng ý nghĩa và lý luận Âm Dương để vận dụng trong quân sự, đã đạt đến cảnh giới nhân hóa xuất thần.
Học thuyết Âm Dương cho rằng: Thế giới là một chỉnh thể vật chất, tất cả các sự vật trong vũ trụ, không chỉ tồn tại sự đối lập thống nhất bên trong, nhưng sự phát sinh phát triển và biến hóa của nó đều là kết quả bởi tính thống nhất của hai khí Âm Dương.
Đông y học mang ứng dụng học thuyết Âm Dương trong y học, hình thành nên học thuyết Âm Dương trong Đông y học, thúc đẩy sự phát triển và hình thành của hệ thống lý luận Đông y học. Học thuyết Âm Dương của Đông y học là một bộ phận hình thái quan trọng và là một trong những cơ sở của hệ thống lý luận Đông y học, là chìa khóa để lý giải và nắm bắt hệ thống lý luận của Đông y học. Thiên “Bệnh Truyền” sách Linh Khu chép: “nắm bắt được Âm Dương, như cái lý giải của sự ngờ vực, như cái tỉnh của cơn say”. Mục “Truyền Trung Lục – Âm Dương” sách Cảnh Nhạc Toàn Thư chép: “có thể quán triệt được Âm Dương, thì y lý tuy có huyền diệu thâm sâu, cũng có thể hiểu được đến một nửa.
Đông y học dùng học thuyết Âm Dương để lý giải về khởi nguyên và bản chất của sự sống, năng lực sinh lý con người, sự biến hóa bệnh lý, quy tắc căn bản để chẩn đoán và phòng trị, xuyên suốt rộng khắp trong các phương diện “lý – pháp – phương – dược” của Đông y. Từ đó trở thành một nền tảng chỉ đạo thực tiễn lâm sàng hết sức hiệu quả.
I) KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ÂM DƯƠNG:
A) HÀM NGHĨA CỦA ÂM DƯƠNG:
a) Hàm nghĩa của triết học Âm Dương:
Âm Dương là phạm trù triết học cơ bản của người Á đông. Hai thể của Khí phân ra Âm Dương. Âm Dương là thuộc tính đối lập, thống nhất vốn có của Khí, bao gồm cả ý nghĩa thống nhất và đối lập. Vậy nên, thiên “Âm Dương Loại” sách “Loại Kinh” chép: “Âm Dương tuy một mà chia thành hai”. Giữa Âm và Dương có một biện chứng quan hệ vừa đối lập lại vừa thống nhất. Sự đối lập và thống nhất của Âm Dương là quy luật chung của Vũ trụ: Âm Dương không chỉ xuyên suốt triết học cổ đại Á Đông mà còn mang các môn khoa học cụ thể như Thiên văn, Lịch toán, Y học, Nông học kết hợp lại với nhau, đồng thời trở thành cơ sở lý luận của các môn khoa học cụ thể, thúc đẩy sự phát triển của các môn học cụ thể. Sự đối lập, hỗ căn, tiêu trưởng, chuyển hóa của Âm Dương tạo thành một vận động mâu thuẫn của Âm Dương, trở thành nội dùng cơ bản của học thuyết Âm Dương.
Sự khác biệt của Âm Dương với mâu thuẫn: trong Âm Dương dù hàm chứa ý nghĩa đối lập thống nhất, nhưng đối với phạm trù mâu thuẫn của phép biện chứng Duy vật có sự khác biệt về căn bản. Những sự khác biệt này được biểu hiện như sau:
b) Căn tính của phạm trù Âm Dương:
Phép biện chứng Duy vật cho rằng, sự đối lập hàm chứa bên trong của tất cả các sự vật đều là mâu thuẫn. Phạm trù mâu thuẫn, đối với tính chất của các mặt đối lập, ngoại trừ chỉ ra tính đối lập thống nhất của nó ra, không thêm vào một hạn định nào khác nữa. Đối lập và thống nhất là hiện tượng phổ biến nhất trong Vũ trụ. Vì vậy, phạm trù mâu thuẫn thích hợp với mọi lĩnh vực, là khái quát trừu tượng nhất, bao quát nhất của mọi sự vật và hiện tượng. Mà phạm trù Âm Dương không chỉ bao gồm thuộc tính đối lập thống nhất, mà lại còn có một số quy định đặc thù khác nữa, thuộc loại mâu thuẫn cụ thể. Âm Dương là dấu hiệu phạm trù quan hệ của đặc trưng tính thái và xu hướng nhất định của sự vật. Cho nên, Âm Dương luôn luôn bao bọc lấy vạn tượng, bao gồm tính phổ biến, nhưng trong Vũ trụ vô hạn, Âm Dương chung quy lại, là một một loại hình thức mâu thuẫn cụ thể hữu hạn, tính nội hàm và ngoại diên của nó so với phạm vi mâu thuẫn rất là nhỏ. Phạm vi thích hợp gồm có: mức của hạn độ. Chỉ có thể khái quát và thuyết minh được một mức độ nhất định đối với hiện tượng và sự vật của Vũ trụ, không thể dùng để thuyết minh cho hiện tượng xã hội. Ngoài ra, đối với phép biện chứng Duy vật mà nói, gồm có mâu thuẫn cụ thể song phương, như có chủ thì có lệ thuộc ( hữu chủ hữu tùng – 有主有从 ), cái nào là chủ, cái nào lệ thuộc, thì phải nhìn theo tình hình cụ thể mà định mức. Nhưng học thuyết Âm Dương cho rằng, trong sự tương hỗ nương tựa của mâu thuẫn Âm Dương, có một số tình huống mà Dương là chủ đạo, mà Âm là lệ thuộc, tức là Dương là chủ, Âm là tùng. Âm Dương trong cơ thể con người, thường được nhấn mạnh Dương là gốc, dương kín đáo thì Âm nương theo đó. Thiên “Sinh Khí Thông Thiên Luận” sách Nội Kinh có chép: “Phàm, cái quan trọng nhất của Âm Dương là Dương cần phải kín đáo mới bền chặt … Dương cường thì không thể kín đáo, Âm khi sẽ tuyệt”, “Dương khí như trời với mặt trời, mất đi ( Dương khí ) thì sẽ tổn thọ mà không mạnh mẽ. Vậy nên sự vận hành của trời, cần phải có sự soi sáng của mặt trời”. Dương khí là chủ đạo của sinh mệnh, nếu thất thường không bền chặt, con người sẽ giảm thọ mà chết sớm. Vì vậy, trong lúc trị liệu bệnh tật, như trong sách Y Tông Tất Độc ở mục “Thủy Hỏa Âm Dương Luận: chép: “Huyết Khí đều quan trọng, mà trước khi bổ huyết phải bổ khí; Âm Dương đều cần, mà muốn tư âm thì trước phải dưỡng dương” ( Huyết khí câu yếu, nhi bổ khí tại bổ huyết chi tiên; âm dương dương tịnh nhu, nhi dưỡng dương tại tư âm phạp thượng – 血气俱要,而补气在补血之先;阴阳并需,而养阳在滋阴乏上 ). Nói tóm lại, học thuyết Âm Dương đối với tính thái của song phương mâu thuẫn, đưa ra một hạn định cụ thể, một bên thuộc Âm, một bên thuộc Dương; Dương là chủ, Âm là theo. Nói chung, mối quan hệ “chủ, tùng” này là cố định, đây cũng biểu hiện lên tính cục hạn và tính đặc thù của học thuyết Âm Dương.
c) Tính trực quan của phạm trù Âm Dương:
Phạm trù mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở khoa học trừu tượng cao độ, là quy luật căn bản của vũ trụ. Mà phạm trù Âm Dương, được phát triển trong hoàn cảnh trình độ phát triển khoa học còn hạn chế, khiến cho phạm trù Âm Dương không thể vượt qua được chiều rộng và chiều sâu của quan sát trực quan, không thể đầy đủ được các hình thức biểu hiện khoa học nghiêm túc, thường thường có một phần nhất định của sự suy đoán.
d) Hàm nghĩa y học của Âm Dương:
Phạm trù Âm Dương đi vào trong Y học, trở thành nền tảng cho hệ thống lý luận Đông Y Học, trở nên một khái niệm y học cơ bản. Trong Đông y học, Âm Dương là quy luật căn bản của tự nhiên giới, là biểu hiện của phạm trù tính thái đặc trưng và thuộc tính bản chất của nội tại sự vật. Vừa biểu hiện thuộc tính cụ thể của hai trạng thái đối lập ( sáng tối, biểu lý, hàn nhiệt v.v… ), lại vừa biểu hiện cụ thể trạng thái hoặc xu hướng vận động của hai trạng thái đối lập ( động tĩnh, trên dưới, trong ngoài, chậm nhanh v.v… ).
Nói chung, thuộc tính Âm Dương hỗ tương, đối lập, của hiện tượng và sự vật, chính là cách nói so sánh. Sự quyết định này, dựa trên tính chất, vị trí, xu thế cùng nhiều phương diện khác. Âm Dương là khái niệm về thuộc tính trừu tượng, mà không phải là khái niệm thực thể của sự vật cụ thể, đồng thời cũng là một cặp có phạm trù quan hệ đối lập. Nó biểu hiện quan hệ đối lập thống nhất của đặc tính các loại vật chất. Cho nên, thiên “Âm Dương Hệ Nhật Nguyệt” sách “Linh Khu” chép: “Âm Dương, có tên mà không có hình” ( Âm Dương giả, hữu danh nhi vô hình – 阴阳者,有名而无形 ).
B) TÍNH PHỔ BIẾN, TÍNH TƯƠNG ĐỐI VÀ LIÊN QUAN CỦA ÂM DƯƠNG.
1) Tính phổ biến của Âm Dương:
Tính đối lập và thống nhất của Âm Dương, là tổng quy luật của sự vận động biến hóa của Thiên Địa. Thiên “Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận” sách Tố Vấn chép: “Âm Dương là đường lối của Trời Đất, là khuôn phép của vạn vật, là cha mẹ của sự biến hóa, là cội nguồn của sinh và diệt” ( Âm Dương giả, Thiên Địa chi đạo dã, vạn vật chi cương kỷ, biến hóa chi phụ mẫu, sinh sát chi bản thỉ – 阴阳者,天地之道也,万物之纲纪,变化之父母,生杀之本始 ). Bất luận là không gian hay thời gian, sự giao hòa của trời đất, cho đến sự sinh ra và mất đi của vạn vật trong vũ trụ, đều là kết quả của tác dụng Âm Dương. Phàm đã là sự vật hoặc hiện tượng có thuốc tính tương hỗ với nhau, hay bên trong của cùng một sự vật, đều có thể dùng Âm Dương để khái quát, phân tích thuộc tính của chúng. Như trời với đất, động với tĩnh, thủy với hỏa, xuất với nhập.
2) Tính tương đối của Âm Dương:
Thuộc tính Âm Dương của sự vật cụ thể không bao giờ tuyệt đối, mà là tương đối. Nói cách khác, theo sự tích lũy của thời gian, hoặc sự vận dụng không giống nhau, tính chất hoặc phương diện đối lập của sự vật có sự biến đổi. Như vậy thuộc tính âm dương của nó cũng theo đó mà thay đổi.
Tính tương đối của Âm Dương gồm biểu hiện:
a) Tính tương hỗ chuyển hóa: trong một điều kiện nhất định, giữa Âm và Dương có thể phát sinh sự chuyển hóa lẫn nhau, Âm có thể chuyển hóa thành Dương và ngược lại. Như sự chuyển hóa của hàn chứng và nhiệt chứng. Khi tính chất hàn nhiệt trong bệnh biến thay đổi, thì thuộc tính âm dương cũng theo đó mà thay đổi. Trong quá trình vận động khí hóa nơi cơ thể con người, giữa vật sự sống và công năng sinh lý thì vật chất thuộc âm, công năng thuộc dương. Cả hai, dưới điều kiện sinh lý thì có thể chuyển hóa lẫn nhau, vật chất có thể chuyển hóa thành âm dương, công năng cũng có thể chuyển hóa thành vật chất. Nếu không có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa công năng và vật chất như vậy, thì hoạt động sự sống không thể diễn ra bình thường được.
b) Tính phân chia vô cùng: Tính phân chia vô cùng của âm dương tức là trong âm có dương, trong dương có âm. Trong âm dương lại có âm dương, không ngừng phân chia một thành hai, cho đến vô cùng. Ví dụ như ban ngày là dương, ban đêm là âm, mà buổi sáng là dương trong dương, buồi chiều là âm trong dương; trước nửa đêm là âm trong âm, sau nửa đêm là âm trong trong dương. Tùy theo sự thay đổi của phương diện đối lập, trong âm dương lại còn có thể phân ra âm dương.
Trong tự nhiên giới, bất kỳ một sự liên quan lẫn nhau nào của một sự vật, đều có thể khái quát hai mặt của âm và dương; bên trong của bất kỳ một sự vật nào, lại đều có thể phân ra hai phương diện âm và dương, mà bất kỳ một phương diện nào đó của âm hoặc dương trong mỗi sự vật, lại còn có thể lại phân ra âm dương. Trong sự đối lập lẫn nhau của sự vật, lại còn có hiện hiện tượng liên hệ lẫn nhau. Sự phân chia này trong tự nhiên giới là vô cùng vô tận. Vậy nên thiên Âm Dương Ly Hợp Luận sách Tố Vấn chép: “âm dương số có thể là mười, suy ra có thể là trăm; số có thể là ngàn, suy ra có thể là vạn; từ vạn suy ra cho đến vô cùng số, nhưng cũng chỉ là một vậy” ( âm dương giả, số chi khả thập, thôi chi khả bách, số chi khả thiên, thôi chi khả vạn. Vạn chi đại bất khả thắng số, nhiền kỳ yếu nhất dã – 阴阳者,数之可十,推之可百,数之可千,推之可万,万之大不可胜数,然其要一也 ). Tính tương đối của thuộc tính âm dương này, không những nói rõ lên tính quy luật, tính phức tạp của thuộc tính hiện tượng âm dương hoặc sự vật, mà cũng còn nói rõ tính khái quát rộng khắp của âm dương trên sự vật hoặc hiện tượng, tức là mỗi một sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đựng âm dương, đều là một mà phân thành hai vậy.
c) Tính liên quan của âm dương: Nói đến tính liên quan của âm dương, là nói đến sự phân tích của âm dương trong sự vật hoặc hiện tượng, như là cùng một phạm trù, cùng một điều kiện, tức là có sự liên quan trên một cơ sở nào đó. Chỉ có một cặp sự vật có mỗi liên quan lẫn nhau, hoặc hai phương diện của một sự vật, mới có thể cấu thành một cặp mâu thuẫn, mới có thể dùng âm dương để giải thích. Như Trời và Đất, ngày và đêm, lạnh và nóng v.v… nếu một sự vật không có tính liên quan với nhau như vậy, đồng thời cũng không có sự đối lập với nhau của một thể thống nhất, thì không thể cấu thành một cặp mâu thuẫn, càng không thể dùng âm dương để giải thích.
C) TIÊU CHUẨN CỦA SỰ PHÂN CHIA THUỘC TÍNH ÂM DƯƠNG CỦA SỰ VẬT HOẶC HIỆN TƯỢNG.
Thiên “Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận” sách Tố Vấn chép: “Thủy Hỏa, ấy là tượng trưng của Âm Dương” ( thủy hỏa giả, âm dương chi trưng triệu dã – 水火者,阴阳之征兆也 ). Đông y học lấy thủy hỏa để tượng trưng cho âm dương, thủy là âm, hỏa là dương, phản ánh lên đặc tính cơ bản của âm dương. Ví dụ như thủy tính hàn mà đi xuống; hỏa tính nhiệt mà đi lên. Trạng thái vận động này, thủy đối lập với thủy về tính tĩnh, hỏa so với thủy đối lập về tính động. Hàn nhiệt, trên dưới, động tĩnh, cứ vậy mà suy diễn ra, có thể dùng để giải thích thuộc tính âm dương của sự vật. Phân tích tiêu chuẩn của thuộc tính hiện tượng âm dương hoặc sự vật là: phàm thuộc vận đông, hướng ngoại, bên trên, ôn nhiệt, trong sáng, công năng… đều thuộc phạm trù dương; ngưng tĩnh, bên trong, đi xuống, hàn lương, tối ám, vật chất… đều thuộc phạm trù âm. Từ đó có thể thấy, đặc tính cơ bản của âm dương, là cơ sở cho sự phân tích sự vật và thuộc tính hiện tượng âm dương.
D) KHÍ VỚI ÂM DƯƠNG
Triết học Khí Nhất Nguyên Luận Đông y học cổ đại cho rằng, Khí là vật chất cội nguồn của thế giới. Khí là một nhưng có hai thể, phân thành âm khí và dương khí. Âm dương là thuộc tính vốn có của Khí. Sự vận động của Khí chính là vận động của sự đối lập, thống nhất của âm dương. Đông y học cho rằng, khí là vật chất cơ sở để cấu thành và duy trì hoạt động sự sống con người. Khí trong cơ thể con người, theo đặc tính âm dương có thể chia thành hai loại, gọi khí có tác dụng sưởi ấm và thúc đẩy hoạt động trong cơ thể con người gọi là dương khí; gọi khí có tác dụng dinh dưỡng tư nhuận cho cơ thể con người là khí âm. Sự vận động thống nhất, đối lập của âm dương cũng là quy luật căn bản của vận động sự sống.
II) NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
1) Âm dương đối lập:
Đối lập là nói đến sự đào thải lẫn nhau, đấu tranh lẫn nhau của hai mặt mâu thuẫn trong một thể thống nhất. Âm dương đối lập, tức là sự đào thải, đấu tranh lẫn nhau của hai mặt âm dương. Học thuyết âm dương cho rằng: sự đối lập của hai mặt âm dương là tuyệt đối, như Trời với đất, trên với dưới, trong với ngoài, động với tĩnh, thăng với giáng, xuất với nhập, ngày với đêm, sáng với tối, hàn với nhiệt, hư với thực, tán với tụ v.v… Vạn vật vạn sự đều là thể thống nhất của mang tính đối lập âm dương. Sự thống nhất đối lập của âm dương là thực chất của “Âm Dương giả, nhất phân vi nhị dã” (âm dương một mà phân thành hai – 阴阳者,一分为二也 ).
Đối lập là một mặt của tính tương phản giữa âm và dương. Thống nhất là một mặt của tính tương thành giữa âm và dương. Không có đối lập thì không có thống nhất; không có tương phản thì cũng không có tương thành. Hai phương diện đối lập lẫn nhau của âm dương, chủ yếu biểu hiện ở tính chế ước và đấu tranh lẫn nhau giữa chúng. Thống nhất là kết quả có được từ sự chế ước và đấu tranh lẫn nhau giữa âm với dương, tức là có được một động thái thăng bằng. Chỉ có duy trì được mối quan hệ này, sự vật mới có thể phát triển, biến hóa chính thường, con người mới có thể duy trì được trạng thái sinh lý chính thường; nếu không, sự phát triển và biến hóa của sự vật sẽ gặp phải hư hoại, con người sẽ phát sinh bệnh tật.
Ví dụ: trong tự nhiên giới, bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông có sự biến hóa của khí hậu ấm, nóng, mát, lạnh. Mùa hạ vốn dương nhiệt thịnh, nhưng sau khi Hạ chí, âm khí lại từ từ sinh ra, chế ước cái dương khí của hỏa nhiệt; mùa đông vốn âm hàn thịnh, nhưng sau khi Đông chí, dương khí lại theo đó mà phát sinh trở lại, chế ước cái âm khí của hàn. Đến mùa xuân hạ, có được cái khí ôn nhiệt, trở thành dương khí của xuân hạ, thượng thăng mà ức chế cái khí hàn lương của thu đông; đến mùa thu đông, có được cái khí hàn lương, trở thành âm khí của thu đông, thượng thăng mà ức chế khí ôn nhiệt của xuân hạ. Đấy là kết quả chế ước, đấu tranh lẫn nhau của âm dương trong tự nhiên giới.
Trong cơ thể còn người, mâu thuẫn chủ yếu của hiện tượng sự sống là động lực của phát triển sự sống, xuyên suốt từ đầu đến cuối quá trình sự sống. Nếu dùng âm dương để diễn tả sự mâu thuẫn này, nói về công năng và kết cấu của vật chất sự sống, thì vật chất sự sống là âm ( tinh ); cơ năng sự sống là dương ( khí ). Trong quá trình vận động chuyển hóa của âm dương thì: dương hóa khí, âm thành hình. Sự sống là vận động khí hóa của hình thể sự sống. Bản chất của vận động khí hóa chính là âm tinh và dương khí, vận động mâu thuẫn của hóa khí và thành hình, tức là sự thống nhất và đối lập của âm dương. Âm dương trong sự đấu tranh, đối lập, mới có được thống nhất, duy trì trạng thái động thái thăng bằng, đó gọi là “âm bình dương bí” ( âm thăng bằng, dương kín đáo ), cơ thể mới có thể tiếp diễn hoạt động sự sống một cách chính thường. Có đấu tranh thì sẽ có thắng thua. Nếu sự đối lập đấu tranh của âm dương đến độ mãnh liệt, động thái thăng bằng sẽ bị phá vỡ, lúc đó sẽ xuất hiện thắng thua, dẫn đến âm dương thất điều mà phát sinh bệnh tật.
Nói chung, âm dương đối lập là dùng âm dương để nói rõ về hai phương diện đối lập lẫn nhau của hiện tượng, hoặc sự vật, cùng với mỗi quan hệ chế ước lẫn nhau của nó.
2) Âm dương hỗ căn:
Hỗ căn là nói đến sự nương tựa lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong sự đối lập lẫn nhau của sự vật. Bất kỳ một mặt nào cũng đều không thể tách rời khỏi mặt kia của mình để đơn độc tồn tại. Âm dương hỗ căn, là sự nương tựa lẫn nhau giữa âm và dương, nương tựa nhau về điều kiện và cơ sở. Hai mặt của âm dương đều lấy sự tồn tại của đối phương để tạo cho mình tiền đề và điều kiện tồn tại. Những tính chất hoặc trạng thái biểu trưng của âm dương như Trời với đất, trên với dưới, trong với ngoài, động với tĩnh, thăng với giáng, xuất với nhập, ngày với đêm, sáng với tối, hàn với nhiệt, hư với thực, tán với tụ v.v… không những đào thải lẫn nhau, mà còn là điều kiện của sự tồn tại lẫn nhau. Dương gốc rễ là ở âm, âm gốc rễ là ở dương, không có dương thì âm không thể sinh, không có âm thì dương không thể hóa. Dương được hàm chứa trong âm; âm được hàm chứa trong dương. Âm dương một mà phân thành hai, lại hợp hai thành một, đối lập mà thống nhất. Vậy nên Trương Cảnh Nhạc nói: “Âm gốc rễ ở Dương; Dương gốc rễ ở Âm” ( Âm Dương Thiên – Truyền Trung Lục ). Âm dương hỗ căn nói rõ một cách sâu sắc về tính bất khả phân ly của hai mặt âm dương. Đông y học dùng quan điểm âm dương hỗ căn, nói rõ lên mỗi quan hệ của tạng với phủ, khí với huyết, công năng với vật chất trên phương diện sinh lý và bệnh lý.
a) Âm dương hỗ căn xác định cơ sở thuộc tính sự vật:
Phân tích thuộc tính âm dương của sự vật, không chỉ cần phải chú ý tính khác biệt của nó, mà còn phải chú ý đến tính thống nhất, tức là tính liên quan lẫn nhau, từ trong sự khác biệt mà tìm ra sự đồng nhất. Hai mặt cùng ở trong một thể thống nhất, mới có thể vận dụng âm dương để phân tích và giải thích. Như trên thuộc dương, dưới thuộc âm. Nếu không có trên thuộc dương, thì cũng không thể nói rằng dưới thuộc âm; không có dưới thuộc âm, thì cũng không thể nói rằng trên thuộc dương. Tương tự như vậy mà suy với ngày và đêm, hàn vời nhiệt… cho nên mới nói: dương nương tựa vào âm, âm nương tựa vào dương. Mỗi một mặt, đều phải có một mặt khác của trạng thái đối lập, mới có được điều kiện tồn tại. Nếu một sự vật không có tính quan hệ bảo tồn lẫn nhau, đồng thời không phải là hai mặt đối lập của một thể thống nhất, thì không thể có cách nào để phân tích thuộc tính âm dương của nó, cũng không thể dùng âm dương để nói rõ được.
b) Âm dương hỗ căn là điều kiện của sự phát triển biến hóa của sự vật:
Vì dương gốc rễ ở âm, âm gốc rễ ở dương, âm dương nương tựa vào nhau, thiếu một trong hai thì không có mặt nào tồn tại được. Cho nên sự phát triển biến hóa của sự vật, không thể thiếu một trong hai mặt của âm dương. Như nói về hoạt động sinh lý của cá thể, giữa vật chất với công năng, giữa vật chất với vật chất, giữa công năng với công năng, đều tồn tại mối quan hệ hỗ căn âm dương. Vật chất thuộc âm, công năng thuộc dương; vật chất là cơ sở vật chất của sự sống, công năng là tiêu chí chủ yếu của sự sống. Vật chất là cơ sở của công năng, công năng là phản ánh của vật chất. Hoạt động công năng của tạng phủ kiện toàn, thì sẽ không ngừng thúc đẩy sự hóa sinh của vật chất dinh dưỡng, mà vật chất dinh dưỡng đầy đủ, mới có thể giữ gìn được thăng bằng ( bình hoành ) của công năng hoạt động tạng phủ. Bình hoành ( thăng bằng ) là một trong những hình thái chỉnh thể tư duy của Đông y cổ đại. Bình hoành, còn gọi là “trung hòa”, “trung đạo”. Đặc trưng cơ bản của tư duy bình hoành, là chú đến tính bình hoành của sự vật. Trong Đông y học, bình hoành là một hình thái khoa học, dùng để giải thích về quy luật vận động sự sống. Không thái quá, không bất cập thì gọi là “bình hoành”; thái quá hoặc bất cập thì gọi là “thất hoành”. Âm dương tiêu trưởng trong một phạm vi nhất định, mới có thể giữ gìn được trạng thái bình hoành chính thường giữa cơ thể con người với hoàn cảnh. Nếu âm dương tiêu trưởng vượt quá một hạn độ nhất định, thì sự bình hoành bị phá vỡ, trong tự nhiên giới sẽ dẫn đến tai họa, trong cơ thể con người sẽ dẫn đến bệnh tật.
Trong tự nhiên giới, sự biến hóa của khí hậu bốn mùa, xuân đi hạ đến, thu qua hạ lại, sự thay thế hàn nhiệt của bốn mùa chính là quá trình tiêu trưởng của âm dương. Từ đông đến xuân và hạ, hàn khí giảm dần, ôn nhiệt ngày càng tăng, khí hậu từ hàn dần dần đổi thành ôn, nhiệt. Đó là quá trình âm tiêu dương trưởng; từ hạ đến thu và đông, nhiệt khí mất dần, hàn khí ngày càng tăng, khí hậu sẽ từ nhiệt, dần dần đổi thành mát thành hàn. Đó là quá trình dương tiêu, âm trưởng. Sự tiêu trưởng âm dương chính thường này, phản ánh một số quy luật của sự biến đổi khí hậu bốn mùa.
Đối với hoạt động sinh lý cơ thể con người mà nói, sự sản sinh các loại công năng hoạt động ( dương ), tất nhiên cần phải tiêu hao đi một số vật chất dinh dưỡng ( âm ) nhất định. Đây là quá trình dương trưởng âm tiêu. Mà sự hóa sinh của các loại vật chất dinh dưỡng, tất nhiên lại phải tiêu hao đi một số năng lượng ( dương ) nhất định.
Vận động biến hóa là xuất phát điểm căn bản về nhận thức của Đông y học đối với hoạt động sự sống của con người và tự nhiên, đây là “hằng động quan”[1] của Đông y học đối với vũ trụ. Sự vận động biến hóa này, bao hàm quá trình lượng biến và chất biến. Âm dương tiêu trưởng là một quá trình lượng biến. Học thuyết âm dương mang hoạt động sinh lý chính thường của cơ thể để khái quát thành “âm bình dương bí” ( âm thăng bằng, dương kín đáo ), “âm dương quân bình”, tức là mâu thuẫn, thống nhất, của sự đối lập âm dương trong cơ thể con người, hai mặt này, về cơ bản đều ở trong một trạng thái bình hoành tương đối. Đó cũng là hai mặt âm dương, trong sự biến hóa về lượng, không vượt qua hạn độ nhất định, không phá vỡ giới hạn hiệp điều của âm dương. Nhờ vậy mà công năng hoạt động tạng phủ trong cơ thể con người mới chính thường. Chỉ có sự hiệp điều của vật chất và công năng được bình hoành, mới có thể bảo đảm được hoạt động sinh lý chính thường trong cơ thể con người. Hai mặt đối lập lẫn nhau của âm dương đều phải nương tựa vào nhau như vậy, mặt này không thể tách khỏi mặt kia để đơn độc tồn tại được. Nếu hai mặt mất đi điều kiện tồn tại lẫn nhau, có dương không âm thì gọi là “cô dương”, có âm không dương, thì gọi là “cô âm”. Cô âm bất sinh, độc dương bất trưởng ( một mình âm thì không sinh, một mình dương thì không phát triển ), vạn vật đều không thể tồn tại, không thể sinh hóa và phát triển được. Trong quá trình vận động sự sống, nếu mỗi quan hệ hỗ căn chính thường của âm dương gặp phải sự phá hoại, sẽ dẫn đến phát sinh bệnh tật, mà nguy hiểm đến sự sống. Trong tình hình bệnh lý, dương khí và âm dịch trong cơ thể con người, sự thiếu hụt của mặt này có thể dẫn đến khuy tổn cho mặt kia. Dương tổn có thể hao âm; âm tổn có thể hao dương. Như vậy, lúc dương hư đến một mức độ nhất định do “vô dương tắc âm vô dĩ hóa”( không có dương thì âm không thể hóa ) mà có thể tiến thêm một bước tổn thương âm dịch trong cơ thể, dẫn đến âm hư, gọi là “dương tổn cập âm” ( 阳损及阴 ). Nếu một người bệnh lâu ngày không muốn ăn uống, thì đa phân biểu hiện Tỳ khí ( dương ) hư nhược. Tỳ Vị là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hóa của khí huyết, Tỳ khí ( dương ) hư nhược, nguồn sinh hóa không đầy đủ, sẽ dẫn đến âm ( huyết ) khuy tổn, gọi là “dương tổn cập âm” trong chứng khí huyết lưỡng hư. Ngược lại, âm hư đến một mức độ nhất định, do “vô âm tắc dương vô dĩ sinh” ( không có âm thì dương không thể sinh ), mà dẫn đến tổn thương dương khí trong cơ thể, rồi xuất hiện dương hư, đấy gọi là “âm tổn cập dương”. Nếu bệnh nhân mất máu, do một lượng lớn của huyết ( âm ) bị tổn thất, khí theo huyết thoát, thường thường sẽ xuất hiện triệu chứng dương hư là người lạnh, chân tay lạnh, đấy gọi là “âm tổn cập dương” trong chứng khí huyết lưỡng hư. Nếu dương khí và âm dịch, vật chất và công năng cùng với các mối quan hệ âm dương hỗ căn trong cơ thể con người gặp phải sự tổn hại nghiêm trọng, dẫn đến tổn thất một mặt, mà khiến cho mặt còn lại mất đi một tiền đề để tồn tại, sẽ xuất hiện trạng thái cô dương hoặc cô âm. Sự tách biệt như vậy của âm dương, chính là mất đi tính chất mâu thuẫn của âm dương, sẽ khiến cho sự sống theo đó mà mất đi vậy.
c) Âm dương hỗ căn căn cứ nội tại của âm dương chuyển hóa lẫn nhau:
Vì âm dương đại diện cho hai mặt liên quan lẫn nhau của sự vật, hoặc hai phương diện đối lập bên trong của một sự vật, cho nên âm và dương, trong một điều kiện nhất định, mỗi trạng thái có thể tự chuyển hóa chính phương diện của mình. Âm dương khi chuyển hóa lẫn nhau trong một điều kiện nhất định, cũng phải lấy mối quan hệ tồn tại lẫn nhau, hỗ căn lẫn nhau của chúng để làm cơ sở. Bởi vì hai mặt đối lập của âm dương, không có quan hệ tồn tại lẫn nhau, liên kết lẫn nhau, cũng không tự hướng về mình, và chuyển hóa phương diện tương phản của mình.
3) Âm dương tiêu trưởng:
Tiêu trưởng, tăng giảm, thịnh suy đều là một ý. Âm dương tiêu trưởng, là vận động biến hóa của tăng giảm, thịnh suy, tiến lùi trong hai mặt đối lập trong âm dương. Hai mặt đối lập của âm dương không phải ở trong trạng thái tĩnh lặng bất biến, mà luôn luôn ở trong trạng thái vận động biến hóa cái này thịnh thì cái kia suy, cái này tăng thì cái kia giảm, cái này tiến thì cái kia lùi. Quy luật tiêu trưởng này thường là dương tiêu âm trưởng, âm tiêu dương trưởng. Trong quá trình động thái tiêu trưởng ở mặt này hoặc mặt kia của âm dương, luôn có sự gìn giữ bình hoành, nhờ vậy cơ thể con người mới có thể gìn giữ quy luật vận động chính thường. Bình hoành là một cách thức duy trì sự sống, đạt đến một ngưỡng nhất định, mới là đặc trưng của mạnh khỏe. Sự tiêu trưởng hai mặt âm dương trong một phạm vi nhất định nào đó, thể hiện quá trình hoạt động sinh lý của động thái bình hoành. Nếu quan hệ tiêu trưởng này vượt qua giới hạn sinh lý, thì sẽ xuất hiện sự thiên thắng hoặc thiên suy của một âm hoặc dương. Chính vì sự bình hoành này của động thái sinh lý trong cơ thể con người thất điều, mà bệnh tật phát sinh từ đó. Trong quá trình bệnh tật, tương tự, cũng có quá trình âm dương tiêu trưởng. Âm dương thiên thịnh, là là sự “trưởng” thái quá của một mặt nào đó của quy luật âm dương tiêu trưởng trong bệnh biến. Âm dương thiên suy, là là sự “tiêu” thái quá của một mặt nào đó của quy luật âm dương tiêu trưởng trong bệnh biến. Âm dương thiên thịnh thiên suy là sự khái quát mức độ tiêu trưởng khác thường của quy luật bệnh biến. Nói chung, âm dương tiêu trưởng có thường, có biến. Âm dương tiêu trưởng chính thường thì gọi là kỳ thường; âm dương tiêu trưởng khác thường gọi là kỳ biến. Tóm lại, sự phát triển biến hóa phức tạp của con người và tự nhiên giới, đều bao hàm quá trình âm dương tiêu trưởng, là kết quả tất nhiên của hai mặt hỗ căn, tương tồn, đấu tranh, đối lập trong âm dương.
4) Âm dương chuyển hóa:
Chuyển hóa nghĩa là chuyển đổi, biến đổi, ý nói cặp mâu thuẫn trải qua quá trình đấu tranh, trong một điều kiện nhất định, sẽ đi về phía mặt đối diện của mình. Âm dương chuyển hóa, là nói đến hai mặt đối lập của âm dương, trong một điều kiện nhất định, có thể sẽ chuyển hóa lẫn nhau, âm có thể chuyển hóa thành dương; dương có thể chuyển hóa thành âm. Sự đối lập và thống nhất của âm dương bao gồm lượng biến và chất biến. Sự phát triển biến hóa của sự vật, biểu hiện là bởi lượng biến đến chất biến, lại bởi quá trình hỗ biến ( biến hóa lẫn nhau ) từ chất đến lượng. Nếu như nói “âm dương tiêu trưởng” là một quá trình lượng biến, thì “âm dương chuyển hóa” là quá trình chất biến.
Âm dương chuyển hóa là quy luật cơ bản của sự vận động biến hóa sự vật. Trong quá trình âm dương tiêu trưởng, sự vật từ “hóa” đến “cực”, tức là phát triển đến một mức độ nhất định, vượt qua ngưỡng giá trị tiêu trưởng chính thường của âm dương, sự vật tất nhiên sẽ chuyển hóa thành mặt đối diện với mình. Sự chuyển hóa của âm dương, cần thiết phải đầy đủ các điều kiện cần thiết, các điều kiện này, đông y học gọi là “trùng” hoặc “cực”. Vậy nên thiện Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận sách Tố Vấn chép: “Trùng âm tất dương, trùng dương tất âm” ( âm thêm âm thì thành thành dương, dương thêm dương thì thành âm ); “hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn” ( hàn cực thịnh thì sinh nhiệt, nhiệt cực thịnh thì sinh hàn ). Cái lý của âm dương, cực thì sẽ sinh biến.
Nhưng điểm cần phải nêu lên là, sự chuyển hóa của âm dương phải có điều kiện, nếu không có đầy đủ điều kiện nhất định, cả hai sẽ không thể tự mình chuyển hóa về mặt đối diện. Sự tiêu trưởng ( lượng biến ) và chuyển hóa ( chất biến ) của âm dương là hai giai đoạn liên quan mật thiết không thể tách rời của toàn bộ quá trình phát triển biến hóa của sự vật. Âm dương tiêu trưởng là tiền đề của âm dương chuyển hóa, mà âm dương chuyển hóa là kết quả tất nhiên của âm dương tiêu trưởng.
Lấy sự biến hóa của khí hậu mùa màng thì thấy, trong bốn mùa của một năm, xuân đến đông đi, hạ qua đông lại. Xuân hạ thuộc dương, thu đông thuộc âm; xuân, hạ, thu, đông, bốn mùa chuyển động không ngừng, cho thấy biểu hiện cụ thể sự chuyển hóa lẫn nhau của âm dương. Lúc mùa đông lạnh giá kết thúc, khí hậu sẽ chuyển sang mùa xuân ấm áp, đó là âm chuyển hóa thành dương; lúc mùa hạ nóng bức kết thúc, khí hậu sẽ chuyển sang mùa thu mát mẻ, đó là từ dương chuyển hóa thành âm.
Trong quá trình hoạt động sự sống con người, trên phương diện sinh lý, quá trình thay cũ đổi mới giữa vật chất với công năng, như dinh dưỡng vật chất ( âm ) không ngừng chuyển hóa thành công năng ( dương ); hoạt động công năng ( dương ) lại không ngừng chuyển hóa thành dinh dưỡng vật chất ( âm ), đó là biểu hiện của âm dương chuyển hóa. Trên thực tế, trong hoạt động sự sống, quá trình trao đổi chất giữa vật chất với công năng, là sự thống nhất của âm dương dương tiêu trưởng và chuyển hóa, tức là sự thống nhất về lượng biến và chất biến. Trong quá trình phát triển của tật bệnh, sự chuyển hóa âm dương thường thường biểu hiện dưới một điều kiện nhất định: sự chuyển hóa lẫn nhau của biểu chứng với lý chứng, hàn chứng với nhiệt chứng, hư chứng với thực chứng, âm chứng với dương chứng… Như ở một người bệnh có chứng tà nhiệt ủng phế, sẽ biểu hiện sốt cao, mặt đỏ, phiền táo, mạch sác, hữu lực… Đây là biểu hiện phản ứng công năng cơ thể vượng thịnh, gọi đó là dương chứng, nhiệt chứng, thực chứng. Nhưng nếu bệnh phát triển đến một giai đoạn nghiêm trọng, do nhiệt độc cực thịnh, tổn hao nặng nề đến chính khí cơ thể con người. Trong tình trạng sốt cao vẫn tiếp tục, mặt đỏ, phiền táo, mạch sác hữu lực, có thể đột nhiên xuất hiện sắc mặt trắng nhợt, tức chi lạnh giá, tinh thần lơ mơ, mạch vi muốn tuyệt, cùng dấu hiệu âm hàn nguy chứng. Đây là biểu hiện suy kiệt phản ứng năng lực của cơ thể, gọi đó là âm chứng, hàn chứng, hư chứng. Sự biến hóa của bệnh chứng này do dương chuyển qua âm. Lại như người bệnh mắc chứng khái thấu ( ho ), lúc xuất hiện khái thấu suyễn thở, đàm dịch trắng dính, miệng không khát, rêu lưỡi trắng, mạch huyền, thì đó là chứng thuộc hàn ( âm chứng ). Nếu nguyên nhân do cảm phải ngoại tà, hàn tà vít lấp bên ngoài, dương khí bế uất bên trong mà hóa nhiệt, sẽ thấy xuất hiện ho suyễn thở khò khè, ho đàm vàng dính, miệng khát, rêu lưỡi vàng, mạch sác, chứng này thuộc nhiệt ( dương chứng ). Sự biến hóa của bệnh chứng này là do hàn chứng chuyển hóa thành nhiệt chứng, tức là do âm chuyển thành dương. Chứng tỏ những sự chuyển hóa này, không chỉ trợ giúp cho việc nhận biết quy luật diễn biến bệnh chứng, mà đối với việc xác định nguyên tắc trị liệu tương ứng có ý nghĩa chỉ đạo rất lớn.
Tóm lại, âm dương là một trong những phạm trù triết học cổ đại Á Đông, cũng là phạm trù triết học cao nhất trong hệ thống triết học của dịch học. Tất cả các khái niệm, phạm trù, và mệnh đề trọng yếu của triết học Á Đông đều lấy phạm trù âm dương là cơ sở, để triển khai thảo luận và giải thích, lấy âm dương đặt làm tính chất của sự vật, cùng với phép tắc căn bản của sự biến hóa âm dương, dùng nhiều sự vật cụ thể để làm cho hàm nghĩa của âm dương được đầy đủ. Mặt đối lập của sự vật là âm dương. Sự vật đối lập không phải là tĩnh lặng bất động, mà là vận động biến hóa. Âm dương trong quá trình tác dụng lẫn nhau mà có được sự biến hóa. Sự tác dụng lẫn nhau của âm dương được gọi là “âm dương giao cảm” (阴阳交感). Giao, nghĩa là tiếp xúc lẫn nhau; cảm là tương ứng với nhau. Cảm ứng lẫn nhau, tương ứng giao cảm, gọi là giao cảm. Âm dương giao cảm còn gọi là âm dương tương thôi (thúc đẩy nhau), âm dương tương cảm. Biểu hiện của âm dương giao cảm là âm dương đối lập, hỗ căn, tiêu trưởng, và chuyển hóa.
Âm dương đối lập, hỗ căn, tiêu trưởng, chuyển hóa, là nội dung cơ bản của học thuyết âm dương. Trong nội dung này, âm dương không cô lập, mà liên hệ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, là nhân quả của nhau. Hiểu rõ về nội dung này, thì mới có thể đi vào nắm bắt, lý giải được sự vận dụng học thuyết âm dương đối với Đông y một cách dễ dàng.
III) ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG ĐÔNG Y
Học thuyết âm dương xuyên suốt các phương diện hệ thống lý luận Đông y, dùng để giải thích tổ chức kết cấu, công năng sinh lý, biến hóa bệnh lý trong cơ thể con người, đồng thời chỉ đạo cho công tác trị liệu và chẩn đoán lâm sàng.
1) Giải thích tổ chức kết cấu con người:
Giải thích của học thuyết âm dương về tổ chức kết cấu trong cơ thể con người, cho rằng con người là một chỉnh thể hữu cơ, là một thể âm dương thống nhất, đối lập cực kỳ phức tạp. Bên trong cơ thể con người đều là hiện tượng thống nhất đối lập của âm dương. Các tổ chức kết cấu trong cơ thể con người, vừa có mối liên hệ hữu cơ, lại có thể phân chia thành hai bộ phận đối lập lẫn nhau của âm và dương. Cho nên thiên Bảo Mệnh Toàn Hình Luận sách Tố Vấn chép: “con người có hình, ( hình ấy ) không rời khỏi âm dương” ( nhân sinh hữu hình, bất ly âm dương – 人生有形,不离·阴阳 ).
Học thuyết âm dương đối với với các thuộc tính âm dương của bộ vị, tạng phủ, kinh lạc, hình khí trong cơ thể con người, đều có một sự phân chia cụ thể. Như đối với bộ vị trong thân thể con người mà nói, thì nửa thân trên của con người là dương, nửa thân dưới là âm; thể biểu thuộc dương, thể bên trong thuộc âm; vùng lưng thuộc dương, vùng bụng thuộc âm; mặt ngoài của tứ chi thuộc dương, mặt trong thuộc âm.
Theo đặc điểm công năng tạng phủ mà phân chia, ngũ tạng Tâm Phế Tỳ Can Thận là âm, lục phủ Đởm, Vị, Đại Tràng, Tiểu Tràng, Bàng Quang, Tam Tiêu là dương. Trong ngũ tạng, Tâm Phế là dương, Can Tỳ Thận là âm; trong Tâm Phế thì Tâm là dương, phế là âm; giữa Can, Tỳ, Thận thì Can là dương, Tỳ, Thận là Âm. Mà giữa mỗi tạng lại có một sự phân chia âm dương, như Tâm thì có Tâm âm, Tâm dương; Thận có Thận âm, Thận dương; Vị có Vị âm, Vị dương.
Trong kinh lạc, cũng có phân âm dương. Kinh thuộc dương, lạc thuộc âm, mà trong kinh còn có kinh âm âm và kinh dương; trong lạc lại có lạc âm, lạc dương. Nếu nói về mười hai kinh mạch, thì phân ra ba kinh dương ở tay ( thủ tam dương ) và ba kinh âm ở tay ( thủ tam âm ); ba kinh dương ở chân ( túc tam dương ) và ba kinh âm ở chân ( túc tam âm ). Giữa khí và huyết, thì huyết là âm, khí là dương. Trong khí, thì doanh khí ( còn gọi là dinh khí ) ở bên trong là âm, vệ khí bên ngoài là dương v. v…
Tóm lại, giữa các tổ chức kết cấu trên dưới, trong ngoại, biểu lý, trước sau trong cơ thể con người, cùng với các mối liên hệ phức tạp giữa các bộ phận trong cơ thể, không có gì là không bao hàm sự thống nhất và đối lập của âm dương.
2) Giải thích công năng sinh lý của cơ thể con người:
Đông y học ứng dụng học thuyết âm dương để phân tích sự mâu thuẫn của bệnh tật và sức khỏe trong cơ thể con người, đưa ra lý luận về sự duy trì sự bình hoành của âm dương cơ thể con người. Âm dương bình hoành thì gọi là “bình nhân” ( 平人 – người bình thường ). Âm dương trong cơ thể bình hoành là biểu hiện của một cơ thể mạnh khỏe. Mạnh khỏe là bao gồm sự thăng bằng âm dương giữa bên trong cơ thể con người với hoàn cảnh sống. Sự hoạt động chính thường của sự sống con người, là hai mặt âm dương trong sự đối lập, thống nhất giữ gìn được mối quan hệ hiệp điều, khiến cho âm dương luôn ở trong một trạng thái hoạt động thăng bằng.
Ứng dụng của học thuyết âm dương trong sinh lý học chủ yếu là:
A) Giải thích quan hệ giữa vật chất và công năng:
Quy luật hoạt động cơ bản của hoạt động sinh lý trong cơ thể con người có thể khái quát hình thức vận động mâu thuẫn gồm “âm tinh” ( vật chất ), với “dương khí” ( công năng ). Quan hể giữa vật chất thuộc âm, và công năng thuộc dương, là biểu hiện của quan hệ thống nhất đối lập. Vật chất dinh dưỡng ( âm ) sinh ra vật chất cơ sở cho công năng hoạt động ( dương ), mà công năng hoạt động lại là biểu hiện cơ năng được sinh ra từ vật chất dinh dưỡng; hoạt động sinh lý của cơ thể con người ( dương ) đều lấy vật chất ( âm ) làm cơ sở, không có âm tinh thì không thể hóa sinh dương khí, mà kết quả của hoạt động sinh lý lại không ngừng hóa sinh âm tinh. Không có vật chất ( âm ) thì không thể sinh ra công năng ( dương ); không có công năng, cũng không thể hóa sinh vật chất. Như vậy, vật chất với công năng, âm với dương cùng ở trong một thể thống nhất của sự đối lập, nương tựa, tiêu trưởng, và chuyển hóa lẫn nhau, duy trì động thái bình hoành tương đối của vật chất với công năng, âm với dương, đảm bảo được sự vận động chính thường của hoạt động sự sống.
B) Giải thích hình thức cơ bản của hoạt động sinh mạng:
hoạt động khí hóa là hình thức nội tại của vận động sự sống, là đặc trưng cơ bản của tồn tại sự sống. Thăng giáng xuất nhập là hình thức cơ bản của hoạt động khí hóa. Dương chủ thăng, âm chủ giáng. Trong âm dương lại có âm dương, cho nên dương tuy chủ thăng, nhưng âm trong dương thì giáng; âm tuy chủ giáng, nhưng dương trong âm lại chủ thăng. Dương thăng âm giáng là tính chất cố hữu của âm dương, dương giáng âm thăng là biến hóa vận động của âm dương giao hợp. Quá trình vận động mâu thuẫn của âm tinh và dương khí trong cơ thể con người, là quá trình hoạt động khí hóa, cũng là quá trình thăng giáng xuất nhập của âm dương, mấu chốn của sinh tử, thăng giáng. Khí hóa chính thường, thì thăng giáng xuất nhập chính thường, thể hiện hoạt động sự sống chính thường. Nếu ngược lại, khí hóa thất thường, thì thăng giáng xuất nhập thất thường, biểu hiện sự khác thường của hoạt động sự sống. Do hai mặt âm dương thống nhất đối lập, cho nên sự thăng và giáng, xuất và nhập giữa hai mặt tương phản tương thành. Đây là góc độ từ hình thức vận động của âm dương, dùng lý luận thăng giáng xuất nhập của âm dương để giải thích công năng sinh lý của cơ thể con người.
Bất luận là vận động mâu thuẫn của công năng với vật chất, hay là hình thức cơ bản của hoạt động sự sống , đều giải thích, trong một tình trạng sinh lý chính thường, âm với dương vừa đối lập với nhau, lại vừa nương tựa lẫn nhau, cùng ở trong một trạng thái hiệp điều bình hoành tương đối có lợi cho hoạt động sự sống. Nếu âm dương không thể hỗ tương cái dụng cho nhau mà chia lìa, vận động mẫu thuẫn của âm tinh với dương khí bị mất đi, thăng giáng xuất nhập dừng lại, thì sự sống của con người sẽ kết thúc.
C) Giải thích biến hóa bệnh lý của con người:
Sự thống nhất của con người với hoàn cảnh ngoại giới, và sự hiệp điều bình hoành của hoàn cảnh nội tại trong cơ thể con người, là cơ sở để cơ thể dựa vào đó mà tồn tại. Thăng bằng âm dương trong cơ thể là tiêu chí của sức khỏe. Thăng bằng bị mất đi, có nghĩa là cơ thể đã mang bệnh. Sự phát sinh bệnh tật, là kết quả tình trạng thăng bằng âm dương bị phá vỡ. Vì vậy, âm dương thất điều là cơ sở của sự phát sinh bệnh tật.
Ứng dụng chủ yếu của học thuyết âm dương trong bệnh lý học là:
a – Phân tích thuộc tính âm dương của tà khí và chính khí:
Sự phát sinh của bệnh tật đều nằm ở hai nhân tố: một là tà khí. “Tà khí” là cách gọi chung cho các nhân tối dẫn đến bệnh. Hai là chính khí. “Chính khí” là ý nói đến hoạt động cơ năng của cơ thể con người, ngược lại với tà khí. Tà khí có phân chia ra thành “âm tà” ( như hàn tà, thấp tà ) và “dương tà” ( như phong tà, hỏa tà trong lục dâm ). Chính khí còn phân ra “âm tinh” và “dương khí”.
b – Phân tích quy luật cơ bản của biến hóa bệnh lý: quá trình phát triển, phát sinh bệnh tật chính là quá trình đấu tranh giữa chính và tà. Tà chính đấu tranh mà dẫn đến âm dương rối loạn, mà xuất hiện các dấu hiệu biến hóa bệnh tật. Bất luận là bệnh ngoại cảm hay bệnh nội thương, quy luật cơ bản của biến hóa bệnh tật không ngoài sự thiên thịnh, thiên suy của âm dương.
b1) Âm dương thiên thịnh: tức là âm thịnh, dương thịnh, đều là bệnh biến của một mặt nào đó của âm dương vượt cao hơn mức độ chính thường.
- Dương thịnh tắc nhiệt: Dương thịnh là trong bệnh biến, dương tà mạnh lên mà biểu hiện bệnh biến nhiệt. Dương tà gây bệnh, như trong chứng tà thử nhiệt xâm tập vào cơ thể, có thể khiến cho dương khí trong cơ thể thiên thịnh, xuất hiện sốt cao, ra mồ hôi, miệng khát, mặt đỏ, mạch sác. Tính chất của nó thuộc nhiệt, nên mới nói “Dương thịnh tắc nhiệt”. Vì dương thịnh thường thường có thể dẫn đến tổn thương âm dịch, như cùng một lúc có các triệu chứng sốt cao, ra mồ hôi, mặt đỏ, mạch sác, thì sẽ xuất hiện hiện tượng âm dịch hao thương khiến miệng khát. Vậy nên mới nói “dương thịnh tắc âm bệnh”. “dương thịnh tắc nhiệt”, là ý nói tính chất tật bệnh do dương tà gây nên; “dương thịnh tắc âm bệnh”, là ý nói dương thịnh sẽ tổn thương chính khí ( âm dịch ) của cơ thể con người.
- Âm thịnh tắc hàn: âm thịnh là âm tà mạnh lên trong biến hóa bệnh lý, biểu hiện chủ yếu là bệnh biến hàn. Âm tà gây bệnh, nếu ăn uống đồ mát lạnh, có thể khiến cho âm khí trong cơ thể thiên thịnh, xuất hiện các biểu hiện đau bụng, tiết tả, người lạnh chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm. Vì tính chất của nó thuộc hàn, nên nói “âm thịnh tắc hàn”. Âm thịnh thường thường có thể dẫn đến tổn thương dương khí, nếu trong chứng phúc thống ( đau bụng ), tiết tả, rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch trầm, thì sẽ có hiện tượng dương khí hao thương, người lạnh, chân tay lạnh. Vậy nên mới nói: “âm thịnh tắc dương bệnh”. “Âm thịnh tắc hàn”, là ý nói đến tính chất bệnh tật do âm tà gây nên. “Âm thịnh tắc dương suy”.
Dùng lý luận tiêu trưởng của âm dương để phân tích, thì “dương thịnh tắc nhiệt” là thuộc dương trưởng âm tiêu; “âm thịnh tắc hàn” là thuộc âm trưởng dương tiêu. Trong đó, lấy “trưởng” làm chủ, “tiêu” là thứ.
b2) Âm dương thiên suy: âm dương thiên suy tức là âm hư, dương hư. Là bệnh biến của một mặt nào đó của âm dương thấp hơn mức độ bình thường.
Dương hư tắc hàn: dương hư tức là dương khí trong cơ thể con người hư tổn, căn cứ nguyên lý động thái bình hoành của âm dương, một mặt nào đó của âm hoặc dương bất túc ( không đủ, thiếu hụt ), thì sẽ dẫn đến mặt đối lập thiên thịnh. Dương hư không chế ước được âm, thì âm là mặt đối lập sẽ thiên thịnh mà xuất hiện hàn chứng. Nếu dương khí trong cơ thể hư nhược, có thể xuất hiện các biểu hiện sắc mặt trắng xanh, sợ lạnh, chân tay lạnh, tinh thần mỏi mệt muốn nằm, tự hãn, mạch vi. Tính chất của chứng này thuộc hàn, cho nên mới nói “dương hư tắc hàn”.
Âm hư tắc nhiệt: Âm hư là tình trạng âm dịch trong cơ thể con người bất túc. Âm hư không chế được dương, khiến cho mặt đối nghịch là dương thiên kháng (trội lên) mà xuất hiện nhiệt chứng. Nếu bệnh lâu ngày khiến hao âm, hoặc âm dịch trong cơ thể vốn khuy tổn, có thể xuất hiện biểu hiện triều nhiệt ( nóng về chiều ), đạo hãn ( mồ hôi trộm ), ngũ tâm phiền nhiệt ( nóng vùng lòng bàn tay, chân, ngực ), miệng lưỡi khô ráo, mạch tế sác. Tính chất của chứng này thuộc nhiệt, nên gọi là “âm hư tắc nhiệt”.
Dùng lý luận âm dương tiêu trưởng để phân tích, thì “dương hư tắc hàn” thuộc dương tiêu mà âm trưởng; “âm hư tắc nhiệt” thuộc âm tiêu mà dương trưởng. Trong đó, lấy tiêu làm chủ, vì có tiêu mới có trưởng, trưởng là hiện tượng tiếp theo.
b3) Âm dương hỗ tổn ( tổn thương lẫn nhau ): Căn cứ vào nguyên lý âm dương hỗ căn, một mặt nào đó của âm dương trong cơ thể hư tổn đến một mức độ nhất định, thì sẽ dẫn đến một mặt kia bất túc. Dương hư cập âm ( dương hư liên lụy đến âm ), âm tổn cập dương. Dương hư đến một mức độ nhất định, vì dương hư không thể hóa sinh âm dịch, mà đồng thời xuất hiện hiện tượng âm hư, gọi là “âm tổn cập dương”. “Dương tổn cập âm” hoặc “âm hư cập dương”, cuối cùng sẽ dẫn đến “âm dương lưỡng hư”. Âm dương lưỡng hư là sự đối lập của âm dương cùng ở trong trạng thái bình hoành thấp của mức độ chính thường. Đây là trạng thái bệnh lý, không phải trạng thái sinh lý.
Trên lâm sàng, để phân biệt dương thịnh tắc nhiệt, âm thịnh tắc hàn; và dương hư tắc hàn, âm hư tắc nhiệt, ta gọi dương thịnh tắc nhiệt là “thực nhiệt”, gọi âm hư tắc nhiệt là “hư nhiệt”; gọi âm thịnh tắc hàn là “thực hàn”, gọi dương hư tắc hàn là “hư hàn”. Còn như dương tổn cập âm, âm tổn cập dương dẫn đến âm dương lưỡng hư, đều thuộc phạm trù hư hàn, hư nhiệt; dương tổn cập âm, lấy hư hàn là chủ, hư nhiệt là thứ; âm tổn cập dương thì lấy hư nhiệt là chủ, hư hàn là thứ. Mà âm dương lưỡng hư là tình trạng hư hàn, hư nhiệt cùng tồn tại, lại là một trạng thái thăng bằng tạm thời. Nhưng, vì sự bình hoành của mức độ thấp này là một động thái bình hoành, cho nên trong quá trình phát triển tật bệnh, vẫn có thứ tự.
b4) Âm dương chuyển hóa:
Trong quá trình phát triển bệnh tật, biến hóa bệnh lý của âm dương thiên thắng thiên suy, trong một điều kiện nhất định mỗi mặt có thể tự mình chuyển hóa phương hướng về mặt tương phản với mình. Như vậy, dương chứng có thể chuyển hóa thành âm chứng, âm chứng có thể chuyển hóa thành dương chứng. Dương tổn cập âm và âm tổn cập dương cũng là biểu hiện của âm dương chuyển hóa.
Trong trạng thái bệnh lý, hai mặt đối lập của tà chính cùng ở trong một thể thống nhất của bệnh tật, tiến hành đấu tranh kịch liệt, sự đối chọi năng lực của chúng là vận động biến hóa không ngừng. Tà chính đấu tranh là nguyên nhân nội tại của vận động chuyển hóa trong bệnh tật. Điều trị bệnh tật là điều kiện bên ngoài thúc đẩy chuyển hóa, ngoại nhân thông qua nội nhân mà dẫn đến tác dụng. Do trong âm có dương, trong dương có âm, cho nên âm chứng và dương chứng tuy đối lập, có biểu hiện khác nhau, nhưng dạng đối lập này là là sự thẩm thấu lẫn nhau. Trong dương chứng còn có tồn tại nhân tố âm chứng; trong âm chứng cũng có tồn tại nhân tố dương chứng. Cho nên giữa dương chứng và âm chứng có thể chuyển hóa lẫn nhau.
D) Dùng để chỉ đạo chẩn đoán bệnh tật:
Quá trình chẩn đoán tật bệnh của Đông y, bao quát hai phương diện là chẩn đoán, quan sát tật bệnh, và biện chứng, phân biệt chứng hậu. Thiên “Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận” sách Tố Vấn chép: “nhìn sắc xem mạch, trước là phân biệt âm dương” ( sát sắc án mạch, tiên biệt âm dương – 察色按脉,先别阴阳 ). Học thuyết âm dương dùng trong chẩn đoán học, chủ yếu là để phân tích thông qua tứ chẩn mà tích lũy thông tin lâm sàng và phân biệt chứng hậu.
a) Âm dương là “mục” ( con mắt ) để phân tích thông tin tứ chẩn: nếu sắc trạch tươi sáng là thuộc dương, tối ám là thuộc âm; âm thanh cao, mạnh, rõ là thuộc dương, thấp, nhỏ vô lực là thuộc âm; hô hấp có lực, tiếng rõ, khí mạnh là thuộc dương, hô hấp yếu ớt, tiếng nhỏ, khí đứt đoạn là thuộc âm; miệng khát thích uống lạnh là thuộc dương, miệng khát thích uống nóng là thuộc âm; mạch phù, sác, hồng, hoạt là thuộc dương, trầm, trì, tế, sáp là thuộc âm.
b) Âm dương là tổng cương của phân biệt chứng hậu: Như trong biện chứng bát cương, biểu chứng, nhiệt chứng, thực chứng thuộc dương; lý chứng, hàn chứng, hư chứng thuộc âm. Trong biện chứng lâm sàng, chỉ khi phân biệt rõ ràng âm dương, mới có thể nắm chắc được bản chất tật bệnh, chắt lọc cái cốt lõi, lược bỏ cái dư thừa. Cho nên phân biệt âm chứng, dương chứng là nguyên tắc cơn bản của chẩn đoán, trên lâm sàng, nó có một ý nghĩa rất quan trọng. Trong biện chứng tạng phủ, khí huyết âm dương của tạng phủ thất điều, có thể biểu hiện ra rất nhiều triệu chứng phức tạp, nhưng không ngoài hai mặt chính là âm dương. Như trong phân loại hư chứng thì phân ra tâm có khí hư, tâm dương hư, và tâm huyết hư, tâm âm hư. Hai chứng trước thuộc phạm trù dương hư; hai chứng sau thuộc phạm trù âm hư.
Tóm lại, do sự thiên thịnh thiên suy của âm dương trong quá trình bệnh tật, là quy luật cơ bản của biến hóa bệnh lý, cho nên sự biến hóa bệnh lý của bệnh tật tuy lẫn lộn phức tạp, thiên biến vạn hóa, nhưng tính chất cơ bản của nó có thể khái quát thành hai loại chính là âm và dương.
E) Dùng để chỉ đạo phòng ngừa bệnh tật:
1- Chỉ đạo dưỡng sinh phòng bệnh:
Đông y học rất coi trọng việc dự phòng đối với tật bệnh, không chỉ dùng học thuyết âm dương để làm sáng tỏ lý luận học thuyết nhiếp sinh (摄生 – bảo tồn sự sống). Mà phương pháp cụ thể của nhiếp sinh cũng là cơ sở của học thuyết âm dương. Học thuyết âm dương cho rằng, sự biến hóa âm dương trong cơ thể con người, với sự biến hóa âm dương bốn mùa trong tự nhiên đều có sự hiệp điều làm một, đều có thể dùng để diên niên ích thọ. Từ đó chủ trương thuận ứng với tự nhiên, xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm; tinh thần nội thủ (gìn giữ tinh và thần bên trong), ăn uống điều độ, cuộc sống nề nếp, đạt được mục tiêu như thiên Thượng Cổ Thiên Chân Luận sách Tố Vấn đã chép: “phép tắc thì theo âm dương, hài hòa với bốn mùa” ( pháp vu âm dương, hòa vu thuật số – 法于阴阳,和于术数 ). Từ đó bảo tồn sự bình hoành âm dương bên trong cơ thể con người cùng với sự hình hoành âm dương giữa bên trong cơ thể con người với hoàn cảnh ngoại giới, đạt được mục đích tăng tiến sức khỏe, dự phòng tật bệnh.
2- Dùng để trị liệu tật bệnh:
Do nguyên nhân căn bản của sự phát sinh phát triển bệnh tật xuất phát từ âm dương thất điều, vì vậy, điều chỉnh âm dương, bổ cái thiên lệch, cứu cái tiêu hao, thúc đẩy âm bình dương bí ( âm thăng bằng, dương kín đáo ), khôi phục bình hoành tương đối của âm dương, là nguyên tắc cơ bản của công tác trị liệu bệnh tật. Ý nghĩa chỉ đạo trị liệu tật bệnh của học thuyết âm dương, một là xác định nguyên tắc trị liệu, hai là quy nạp tính năng của dược vật.
a – Xác định nguyên tắc trị liệu:
Nguyên tắc trị liệu của âm dương thiên thịnh: “Tổn kỳ hữu dư, thực giả tả chi” ( 损其有余,实者泻之 – Làm giảm đi cái dư thừa, nhẹ đi cái thái quá ) là phép trị âm dương thiên thịnh. Âm dương thiên thịnh, tức âm hoặc dương quá thịnh hoặc quá dư mà sinh ra chứng hữu dư. Do dương thịnh thì sinh âm bệnh. Dương thịnh thì sinh nhiệt, dương nhiệt thịnh dễ tổn thương đến âm dịch; âm thịnh thì sinh dương bệnh. Âm thịnh sinh hàn, âm hàn thịnh dễ tổn thương dương khí. Vì vậy, lúc điều chỉnh sự thiên thịnh của âm dương, nên chú ý đến có hay không sự tồn tại tương ứng tình huống âm hoặc dương thiên suy. Nếu âm hoặc dương thiên thịnh mà trạng thái kia không xảy ra hư tổn, thì có thể dùng phép “tổn kỳ hữu dư” mà trị. Nếu trạng thái kia có sự thiên suy, thì nên bổ thêm vào cho cái bất túc, phối hợp phép “phù dương ích âm” ( phù trợ cho dương, bổ ích cho âm ). Dương thịnh sinh nhiệt là thuộc nhiệt chứng, nên dùng thuốc hàn lương để chế ngự dương, trị nhiệt thì phải dùng hàn, đó chính là “nhiệt giả hàn chi” ( 热者寒之 – bệnh nhiệt thì dùng thuốc hàn ). Âm thịnh thì sinh hàn, thái quá là thuộc thực chứng, nên dùng thuốc ôn nhiệt để chế âm, trị hàn thì phải dùng nhiệt, đó chính là “hàn giả nhiệt chi” (寒者热之 – bệnh hàn thì dùng thuốc nhiệt).
Nguyên tắc trị liệu thiên suy: “Bổ kỳ bất túc, hư giả bổ chi” ( 补其不足,虚者补之 – bổ cho cái bất túc, hư thì phải bổ ). Âm dương thiên suy, tức là âm hay dương bị hư tổn, bất túc ( hoặc là âm hư, hoặc là dương hư). Âm hư không chế được dương, khiến dương khí kháng thịnh, thuộc hư nhiệt. Phép trị nên tư âm để chế dương. Đa phần không nên dùng thuốc hàn lương để trừ nhiệt, mà nên dùng phép “tráng thủy chi chủ, dĩ chế dương quang” ( lấy mạnh thủy làm chủ, đế chế đi cái gay gắt của dương nhiệt ) (thiên Chí Chân Yếu Đại Luận sách Tố Vấn – Vương Băng chú giải). Bổ âm chính là chế dương. Phép “tráng thủy chi chủ, dĩ chế dương quang” còn gọi là “tráng thủy chế hỏa” hoặc “tư thủy chế hỏa”, “tư âm chế hỏa” là phép “trị cầu kỳ thuộc” ( 治求其属 – là phép chữa tìm ra sự liên quan của bệnh phát sinh do một mặt nào đó của âm dương sinh ra ), tức dùng phép tư âm giáng hỏa, để ức chế dương kháng hỏa thịnh. Như trong chứng thận âm bất túc, hư hỏa sẽ kháng thịnh, trong chứng này chắc chắn không thể có hỏa hữu dư, mà là thủy bất túc. Vậy nên, trong chứng này cần phải tư dưỡng thận thủy. Thiên “Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận” sách Tố Vấn gọi phép trị này là: “Dương bệnh trị âm” ( 阳病治阴 – bệnh ở dương thì trị âm ). Nếu dương suy không thể chế âm mà tạo thạnh chứng âm thịnh, đó là thuộc hư hàn chứng, phép trị nên phù dương chế âm. Đa phần không nên dùng thuốc tân ôn phát tán để tán âm hàn, mà nên dùng phép “ích hỏa chi nguyên, dĩ tiêu âm ế” ( 益火之源,以消阴翳 – mạnh cho nguồn hỏa, để tan áng mây mù ( thiên Chí Chân Yếu Đại Luận sách Tố Vấn – Vương Băng chú giải ). Phép này còn gọi là phép “ích hỏa tiêu âm” hoặc “phù dương thối âm”, cũng là phép “trị cầu kỳ thuộc”, tức là dùng phép “phù dương ích hỏa” để lui đi cái thịnh của âm. Như Thận chủ mệnh môn, là tạng thuộc tiên thiên chân hỏa, Thận dương hư suy thì thận âm thịnh, sẽ biểu hiện hàn chứng. Trường hợp này không phải là hàn hữu dư, mà là chân dương bất túc, vậy phép trị nên ôn bổ thận dương, tiêu trừ âm hàn. Thiên “Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận” sách Tố Vấn gọi phép này là: “Âm bệnh trị dương” ( 阴病治阳 – bệnh ở âm thiì trị ở dương ).
Bổ dương phối âm, bổ âm phối dương: còn như nguyên tắc trị liệu trong chứng dương hư tổn khiến âm sinh bệnh ( dương tổn cập âm ), âm hư tổn khiến dương sinh bệnh ( âm tổn cập dương ), âm dương đểu hư tổn ( âm dương lưỡng hư ), thì căn cứ vào nguyên lý âm dương hỗ căn mà điều trị. Dương tổn cập âm thì trị dương cần phải chú ý đến âm, tức là trên cơ sở bổ dương còn cần phải bổ âm ( bổ dương phối âm – 补阳配阴 ); âm tổn cập dương thì nên chú ý dương trong lúc trị âm, tức là trên cơ sở bổ âm còn cần phải bổ dương ( bổ âm phối dương – 补阴配阳 ); âm dương lưỡng hư thì cần phải lưỡng bổ âm dương, để cứu vãn sự đi xuống của trạng thái bình hoành. Âm dương thiên suy là hư chứng, cho nên gọi phép chữa này là “bổ kỳ bất túc” ( 补其不足 – bổ vào cho chỗ không đủ ) hoặc “hư tắc bổ chi” ( 虚则补之 – hư thì phải bổ ).
b – Quy nạp tính năng dược vật:
Âm dương dùng trong điều trị bệnh tật, không chỉ dùng để xác lập nguyên tắc trị liệu, mà còn dùng để khái quát công năng tính vị dược vật, làm căn cứ cho việc chỉ đạo phương pháp dùng thuốc trên lâm sàng. Trị liệu bệnh tật, không những cần phải chẩn đoán và xác định phương pháp trị liệu chính xác, mà đồng thời còn phải thuần thục chắc chắn tính năng dược vật. Căn cứ phương pháp trị liệu, tuyển chọn thuốc cho thích hợp, mới có thể thu được hiệu quả tốt.
Tính năng của thuốc Đông y gồm đặc tính của tứ khí, ngũ vị, thăng giáng phù trầm. Tứ khí ( còn gọi là tứ tính ), gồm hàn, nhiệt, ôn, lương; Ngũ vị gồm toan ( chua ), khổ ( đắng ), cam ( ngọt ), tân ( cay ), hàm ( mặn ). Tứ khí thuộc dương, ngũ vị thuộc âm. Trong tứ khí thì ôn nhiệt thuộc dương, hàn lương thuộc âm; trong ngũ vị thì vị cay ( tân ) có thể tán, hành ( chạy ); vị cam có thể ích khí, nên tân, cam thuộc dương, như Quế chi, Cam thảo v.v…; vị chua ( toan ) có thể thâu, vị đắng có thể tả hạ, nên vị toan, khổ thuộc âm, như Đại hoàng, Bạch thược v.v…; vị đạm ( nhạt ) có thể thẩm tiết lợi niệu ( so sánh trong vật chất nồng đạm thì nồng thuộc âm, đạm thuộc dương ) nên tiết dương ( làm sạch cho dương khí – 屑阳 ), như Phục linh, Thông thảo; vị mặn có thể nhuận hạ, nên thuộc âm, như Mang tiêu… Căn cứ vào đặc tính thăng giáng phù trầm của dược vật mà phân loại thì dược vật tính nhẹ đều có thuộc tính dương là thăng phù, như Tang diệp, Cúc hoa; Dược vật chất nặng, đều có thuộc tính âm là trầm giáng, như Quy Bản, Đại giả thạch. Trong trị liệu bệnh tật, phải căn cứ vào thiên thịnh thiên suy của bệnh tình mà xác định nguyên tắc trị liệu, lại kết hợp thuộc tính âm dương và tác dụng của dược vật, tuyển chọn dược vật tương ứng, từ đó mà đạt được mục đích “” ( cẩn sát âm dương sở tại nhi điều chi, dĩ bình vi kỳ – 谨察阴阳所在而调之,以平为期 – thiên Chí Chân Yếu Đại Luận sách Tố Vấn ).
[1] Hằng động là sự vận động, biến hóa, phát triển không ngừng nghỉ. Triết học cổ đại Trung Quốc đã có nhận thức rất sớm đối với Hằng động. Như “Hệ Từ Hạ Truyện” sách Dịch Kinh chép: “vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư” ( đạo dịch thường thay đối, biến động không cố định ). Sách Lã Thị Xuân Thu chép: “lưu thủy bất hủ, hộ xu bất đố” ( nước chảy thì không ( tù đọng ) sinh thối, như then cửa không mọt ăn – 戶樞不蠹 ). Thiên “Lục Vi Chỉ Đại Luận” sách Tố Vấn chép: “Phàm, sự sinh ra của vật là do hóa mà có; sự cực điểm của vật là do biến; biến hóa lẫn nhau, thành bại từ đó mà có vậy. … Thành bại ẩn náu trong cái động, động mà không bao giờ ngừng” ( 夫物之生从于化,物之极由乎变,变化之相薄,成败之所由也。……成败倚伏生乎动,动而不已 ).
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường