II) ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG LÝ LUẬN ĐÔNG Y HỌC
A) Quan niệm chỉnh thể:
1) Khái niệm cơ bản của quan niệm chỉnh thể:
Từ thế giới khách quan tự nhiên giới cho đến xã hội loài người, mọi sự vật đều là một chỉnh thể thống nhất được cấu thành bởi một hình thức nhất định của nhiều yếu tố. Chỉnh thể là một bộ phận tạo thành được cấu thành bởi một hình thức quan hệ nhất định. Nói chung, giữa các bộ phận tạo thành (nguyên tố) có một bản chất ổn định, một mối liên hệ ổn định, thì gọi đấy là mối quan hệ kết cấu. Bao gồm một chỉnh thể có kết cấu quan hệ ổn định thì gọi là hệ thống. Tính chỉnh thể tính thống nhất, tính hoàn chỉnh và tính quan hệ. Nhận thức của loài người đối với tính chỉnh thể, có một lịch sử lâu dài. Quan niệm chỉnh thể thô sơ của người Á đông là một với quan hệ nhận thức của nguồn gốc thế giới. Các học thuyết âm dương ngũ hành, khí nhất nguyên luận của triết học Đông phương cho rằng các yếu tố trong tự nhiên giới là do một yếu tố nào đấy tương bổ tương thành mà tạo thành một chỉnh thể hữu cơ, ở một mức độ nhất định nào đấy cho thấy tính chỉnh thể của sự vật khách quan cùng với các cấp độ liên hệ của biện chứng. Quan niệm chỉnh thể thô sơ của Đông phương xưa được xây dựng trên hình thức hoặc hình thái tư duy của cơ sở học thuyết âm dương ngũ hành và khí nhất nguyên luận. Tư duy chỉnh thể là hình thái tư duy độc đáo của Đông phương xưa, nó nhấn mạnh tính hài hoà và hiệp điều của chỉnh thể. Nhưng quan niểm chỉnh thể của Đông phương xưa còn có tính tự phát, tính trực quan và tính tư duy biện chứng, nó cùng với quan niệm chỉnh thể của chủ nghĩa duy vật biện chứng tức là quan niệm chỉnh thể, là hệ thống của khoa học, không thể so sánh với nhau được. Quan niệm chỉnh thể là nhận thức về tính hoàn chỉnh của hiện tượng, tính thống nhất và tính liên hệ của sự vật.
Triết học Đông phương lấy hệ thống triết học khí nhất nguyên luận làm cơ sở, lấy Thiên, Địa, Nhân tam tài là điểm lập luận căn bản, nhấn mạnh thiên nhân hợp nhất, vạn vật nhất thể, con người cùng với tự nhiên, xã hội là một chỉnh thể hữu cơ, toàn thể thế giới ở một vị trí cao độ và hài hoà, hiệp điều, đó gọi là “Thiên Nhân hợp nhất” quan. Đông y lấy học thuyết âm dương ngũ hành để làm sáng tỏ tính hoàn chỉnh hiệp điều giữa các tổ chức tạng phủ trong cơ thể con người, cùng với mối liên hệ thống nhất của cơ thể với hoàn cảnh ngoại giới, từ đấy hình thành một đặc điểm đặc biệt về quan niệm chỉnh thể của Đông y học. Chỉnh thể quan của Đông y học là nhận thức về tính liên hệ và tính hoàn chỉnh, tính thống nhất giữa thân thể con người với hoàn cảnh ngoại giới, là duy vật luận và tư tưởng phép biện chứng tự phát được thể hiện trong Đông y, là một trong những đặc điểm cơ bản của Đông y học, nó xuyên suốt trong sinh lý, bệnh lý, chẩn pháp, biện chứng, trị liệu cùng toàn bộ hệ thống lý luận trong Đông y, có ý nghĩa chỉ đạo rất quan trọng.
2) Nội dung quan niệm chỉnh thể:
Đông y học lấy nội tạng con người và thể biểu bên ngoài, các bộ phận tổ chức, khí quan tạo thành một chỉnh thể hữu cơ, đồng thời cho rằng thời tiết bốn mùa, địa thổ phương nghi, hoàn cảnh xung quanh cùng các nhân tố đối với bệnh lý và sinh lý của con người có một mức độ ảnh hưởng khác nhau, vừa nhấn mạnh tính thống nhất trong nội tại con người, lại vừa coi trọng tính thống nhất của cơ thể với hoàn cảnh ngoại giới, đây là nội dung chủ yếu của quan niểm chỉnh thể trong Đông y học.
a) Con người là một chỉnh thể hữu cơ:
Một là dựa trên kết cấu hình thể mà nói, con người được cấu thành bởi một số lượng. tạng phủ khí quan. Kết cấu của những tạng phủ khí quan này là không thể tách rời, tương hỗ liên hệ. Mỗi một tạng phủ đều là một bộ phận tạo thành trong một chỉnh thể hữu cơ của con người, đều không thể tách rời chỉnh thể mà tồn tại độc lập, nó phải là một bộ phận thuộc về chỉnh thể.
Hai là dựa trên vật chất sự sống mà nói, khí, huyết, tinh, tân, dịch là vật chất cơ bản để tạo thành và duy trì hoạt động sự sống của con người. Nói rời ra thì khí, huyết, tinh, tân, dịch, thực ra đều do sự hoá của khí mà có. Chúng trong quá trình khí hoá, đều có sự chuyển hoá, phân bố, vận hành đối với các khí quan tạng phủ toàn thân, tính đồng nhất của loại vật chất này đảm bảo cho tính thống nhất của cơ năng hoạt động khí quan tạng phủ.
Ba là dựa trên cơ năng hoạt động mà nói thì tính thống nhất của kết cấu hình thể và vật chất sự sống, quyết định tính thống nhất của hoạt động cơ năng, khiến cho các cơ năng hoạt động khác nhau có sự hỗ căn hỗ dụng, hiệp điều hài hoà, liên hệ mật thiết, chế ước lẫn nhau, về mặt bệnh lý có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Sự hình thành của tính thống nhất chỉnh thể cơ thể là lấy Ngũ tạng là trung tâm, phối hợp Lục phủ, thông qua tác dụng của hệ thống kinh lạc “trong thì nối với tạng phủ, ngoài hợp với các chi tiết” mà thực hiện công năng. Ngũ tạng là năm hệ thống cấu thành toàn bộ con người, tổ chức khí quan trong cơ thể con người đều bao quát trong năm hệ thống này. Con người lấy Ngũ tạng làm trung tâm, thông qua hệ thống kinh lạc, lấy Lục phủ, Ngũ tạng, Ngũ quan, Cửu khiếu, Tứ chi, Bách hài cùng các tổ chức khí quan hữu cơ toàn thân liên kết lại với nhau, cấu thành một tương quan biểu lý, thông suốt thượng hạ, liên hệ mật thiết, cùng nhau hiệp điều, toàn bộ là một chỉnh thể thống nhất có trật tự, đồng thời thông qua tác dụng của Tinh, Khí, Thần mà hoàn thành cơ năng hoạt động của một cơ thể thống nhất. Quan niểm Ngũ tạng nhất thể này phản ánh lên một cách mạnh mẽ các tổ chức khí quan trong nội tại cơ thể con người là không thể độc lập, mà phải là một chỉnh thể hữu cơ thống nhất, luôn tương hỗ quan hệ lẫn nhau.
b) Tính thống nhất giữa con người với hoàn cảnh bên ngoài trong tự nhiên giới:
Quan niểm chỉnh thể của Đông y học nhấn mạnh đến sự hài hoà, hiệp điều và thống nhất chỉnh thể của hoàn cảnh trong và ngoài cơ thể con người, cho rằng cơ thể con người là một chỉnh thể hữu cơ, vừa nhấn mạnh tính thống nhất của hoàn cảnh nội tại trong con người, lại chú trọng đến tính thống nhất của con người với hoàn cảnh ngoại giới. Có thể nói rằng, hoàn cảnh ngoại giới là nói đến hoàn cảnh Xã hội và tự nhiên mà con người phải nương tựa vào để tồn tại. Hệ thống lý luận hiện đại cho rằng: hệ thống sự sống bao gồm 8 loại hình là tế bào, khí quan, thể sinh vật, quần thể, tổ chức, khu vực xã hội, xã hội, cùng với hệ thống siêu quốc gia. Trong hoàn cảnh đó, căn cứ theo dòng chảy vật chất (vật chất lưu) của sự biến hoá không ngừng, dòng chảy của năng lượng (năng lượng lưu) và dòng chảy của tin tức (tín tức lưu), điều tiết vô số các biến lượng mà duy trì sinh tồn. Mối quan hệ Thiên Nhân là vấn đề cơ bản của triết học Đông phương cổ đại. Trong triết học Đông phương cổ đại, hàm nghĩa của Thiên đại thể có 3 nghĩa: Một là nói đến Thiên trong tự nhiên, hai là nói đến vị trí chủ tể của Thiên, ba là nói đến hàm ý của Thiên; hàm nghĩa của Nhân đại thể có 2 nghĩa: một là nói đến chủ thể của nhận thức trong hiện thực hoặc chủ thể thực tiễn. Hai là nói đến nhân cách đầy đủ trên ý nghĩa giá trị.
Mối quan hệ Thiên Nhân trên thực chất bao quát mối quan hệ của con người với tự nhiên và Xã hội. Thuyết khí nhất nguyên luận của triết học Đông phương cổ đại cho rằng: Thiên Nhân nhất khí, toàn thể vũ trụ đều thống nhất một khí. Thiên và Nhân có tính vật chất thống nhất, có tính quy luật cộng đồng. Đông y học căn cứ thuyết chủ nghĩa duy vật thô sơ “Thiên Nhân hợp nhất”, “Thiên Nhân nhất khí”, dùng Y học, Thiên văn, Khí tượng học cùng tư liệu, luận chứng khoa học tự nhiên, để làm phong phú học thuyết Thiên Nhân hợp nhất, đưa ra quan điểm Thiên Nhân nhất thể của tư tưởng “người với trời đất cùng hoà nhập”(Nhân dữ Thiên Địa tương tham – 人与天地相参) (Tố Vấn – Khái Luận), nhấn mạnh “muốn nói đến Thiên, cần phải nghiệm ở Nhân”(thiện ngôn Thiên giả, tất hữu nghiệm ư nhân – 善言天者,必有验于人) (Tố Vấn – Cử Thống Luận), mang sự quan trọng của con người và đối với sự nghiên cứu về con người, đặt tại vị trí trung tâm của lý luận quan hệ Thiên Nhân.
c) Tính thống nhất của con người với hoàn cảnh tự nhiên bên ngoài:
Con người có thuộc tính và nguồn gốc thống nhất với tự nhiên giới. Con người sản sinh bởi tự nhiên, quy luật hoạt động và mạng sống của con người cần phải nhận sự ảnh hưởng và định luật của tự nhiên giới. Tính vật chất thống nhất của con người với tự nhiên quyết định tính thống nhất của quy luật vận động tự nhiên và con người.
Cuộc sống của con người là ở trong tự nhiên giới, tự nhiên giới tồn tại các điều kiện tất yếu cho sự nương tựa và sinh tồn của con người. Sự biến hoá vận động của tự nhiên giới lại có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến cơ thể con người, như vậy cơ thể con người sẽ có sự biến hoá bệnh lý và sinh lý tương ứng. Quan điểm “Thiên nhân nhất thể quan” cho rằng Thiên có sự biến hoá tam âm, tam dương, lục khí và ngũ hành, con người cũng có sự vận động của khí tam âm, tam dương, lục kinh, lục khí và ngũ tạng. Sự biến hoá vận động âm dương, ngũ hành của tự nhiên giới với sự vận động khí của ngũ tạng lục phủ con người có sự đón nhận thống ứng lẫn nhau. Cho nên cơ thể con người luôn luôn tương thông và có quan hệ mật thiết với thế giới tự nhiên. Con người không những có thể chủ động thích ứng tự nhiên, mà còn có thể chủ động cải thiện tự nhiên, từ đó mà giữ gìn được sức khoẻ, cuộc sống tích cực, đấy gọi là tính thống nhất của nội bộ con người với hoàn cảnh ngoại giới. Cụ thể thể hiện ở những phương diện sau:
-
Con người bẩm thị khí Thiên Địa mà sinh tồn:
Đông y học cho rằng, nguồn gốc của thế giới là khí, là kết quả tác dụng tương hỗ lẫn nhau của hai khí âm dương. Thiên Địa là nền tảng của khởi nguồn sự sống. Sự vận động thống nhất, đối lập của hai khí âm dương Thiên Địa là hoàn cảnh thích nghi nhất được sản sinh để cung cấp cho sự sống. Vậy nên thiên Bảo Mệnh Toàn Hình Luận sách Tố Vấn chép: “con người sinh ra từ Địa, mệnh ở Thiên, khí Thiên Địa hợp với nhau, được gọi là Nhân (người)” (nhân sinh ư Địa, huyền mệnh ư Thiên, Thiên Địa hợp khí, mệnh chi viết Nhân – 人生于地,悬命于天,天地合气,命之曰人 ), “Trời che đất chở, vạn vật đều đầy đủ, không gì quý bằng con người” (Thiên phú Địa tải, vạn vật tất bị, mạc quý hồ Nhân – 天覆地载,万物悉备,莫贵乎人 ). Sự sống là sản phẩm tất nhiên bởi một giai đoạn phát triển nhất định của tự nhiên giới. Con người và Thiên Địa vạn vật giống nhau, đều là sản vật của sự tương cảm âm dương hình khí Thiên Địa, là kết quả của quy luật biến hoá vật chất tự nhiên giới. Con người được sinh ra từ tự nhiên giới, tự nhiên giới là điều kiện tất yếu cung cấp cho sự sống con người, vì vậy thiên Lục Tiết Tạng Tượng Luận sách Tố Vấn chép: “Thiên nuôi người bằng ngũ khí, Địa nuôi người bằng ngũ vị” (Thiên thực Nhân dĩ ngũ khí, Địa thực Nhân dĩ ngũ vị – 天食人以五气,地食人以五味 ). Sự thay cũ đối mới là đặc trưng cơ bản của sự sống. Sự sống vừa là hệ thống tự động, lại vừa là hệ thống tự do. Nó cần phải có sự trao đổi thông tin, năng lượng, vật chất với hoàn cảnh ngoại giới. Con người là một hệ thống lớn phức tạp. Khí là vật chất cơ bản cấu thành cơ thể con người, cũng là cơ sở vật chất duy trì hoạt động của sự sống. Nó thường ở một trạng thái tự làm mới và tự phục hồi trong quá trình thay cũ đổi mới, từ đấy hình thành một quá trình vận động khí hoá của sự chuyển hoá hình khí và của khí hoá thành hình, hình hoá thành khí. Không có sự vận động khí hoá thì không có hoạt động sự sống. Thăng giáng xuất nhập là hình thức cơ bản của sự vận động khí hoá. Vì vậy, thiên Lục Vi Chỉ Đại Luận sách Tố Vấn chép: “không xuất nhập thì không có sự sinh trưởng khoẻ mạnh, không thăng giáng thì không có sinh, trưởng, hoá, thu, tàng” (phi xuất nhập tắc vô dĩ sinh trưởng tráng lão dĩ, phi thăng giáng tắc vô dĩ sinh, trưởng, hoá, thâu, tàng – 非出入则无以生长壮老已,非升降则无以生长化收藏 ), “xuất nhập rối loạn thì thần cơ bị hoá diệt, thăng giáng ngừng thì khí sẽ bị nguy ngay” (xuất nhập phế tắc thần cơ hoá diệt, thăng giáng tức tắc khí lập cô nguy – 出入废则神机化灭,升降息则气立孤危 ). Nói chung, con người là sản vật của tự nhiên giới, lại tồn tại sinh sống trong tự nhiên giới.
-
Ảnh hưởng của tự nhiên giới đối với con người:
Con người và tự nhiên giới thống nhất với nhau, con người với tự nhiên giới có quy luật tương đồng, đều đón nhận tính chế ước của quy luật vận động âm dương ngũ hành. Hoạt động sinh lý của con người là theo sự biến hoá của điều kiện tự nhiên và vận động của tự nhiên giới. Thiên Huyết Khí Hình Chí sách Tố Vấn chép: “số của con người” (nhân chi thường số – 人之常数) cũng tức là “số của Thiên”(Thiên chi thường số – 天之常数), hay như thiên Chí Chân Yếu Đại Luận sách Tố Vấn chép: “Đại kỹ (cương kỹ của trời đất) thống ứng với thần của con người” (Thiên Địa chi đại kỷ, nhân thần chi thông ứng dã – 天地之大纪,人神之通应也). Nếu như đi ngược lại với quy luật tự nhiên, thì sẽ dẫn đến hậu quả không tốt, như thiên Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận sách Tố Vấn đã chép: “huyền cơ vi diệu … khí đi có thể theo kịp, tôn trọng nó thì sống khoẻ mạnh, xem thường nó thì có thể mất mạng” (chí số chi cơ … kỳ vãng khả truy, kính chi giả sương, mạn chi giả vong – 至数之机…其往可追,敬之者昌,慢之者亡). Trong tự nhiên giới, khí hậu bốn mùa, địa thổ phương nghi đều có thể ảnh hưởng một cách sâu sắc đến bệnh tật và hoạt động sinh mệnh của con người. Những ảnh hưởng đó thường như sau:
– khí hậu thời tiết với cơ thể con người:
Thiên Bảo Mệnh Toàn Hình Luận sách Tố Vấn chép: “người có thể ứng với tứ thời, Thiên Địa là cha mẹ” (Nhân năng ứng tứ thời giả, Thiên Địa vi chi Phụ Mẫu – 人能应四时者,天地为之父母). Khí hậu bốn mùa của một năm thể hiện rõ tính quy luật biến hoá thời tiết của Xuân ôn, Hạ nhiệt, Thu táo, Đông hàn, từ đó mà cơ thể con người cũng có sự phát sinh tương ứng tính biến hoá thích ứng, như mục Tứ Ngôn Cử Yếu sách Tần Hồ Mạch Học chép: “Xuân huyền, Hạ hồng, Thu mao, Đông thạch, đấy là bình mạch”. Khí trời nóng bức thì sự vận hành của khí huyết nhanh gấp, tấu lý khai mở, mồ hôi ra nhiều; khí trời lạnh lẽo thì khí huyết vận hành chậm chạp, tấu lý kín đáo, mồ hôi không ra. Như vậy có thể nói lên rất rõ sự thay đổi khí hậu bốn mùa có ảnh hưởng đến công năng sinh lý của cơ thể con người. Khả năng thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên giới của con người có một giới hạn nhất định. Nếu khí hậu thay đổi khắc nghiệt, vượt qua giới hạn nhất định của điều tiết cơ năng cơ thể con người, hoặc sự điều tiết cơ năng của cơ thể thất thường, không thể điều tiết phản ứng kịp thời đối với sự thay đổi của tự nhiên, thì cơ thể sẽ phát sinh bệnh tật. Những bệnh phát nhiều theo thời tiết hoặc bệnh lây nhiễm theo thời lệnh (theo mùa) thì có khuynh hướng thời tiết rõ rệt, như trong thiên Kim Quỹ Chân Ngôn Luận sách Tố Vấn chép: “mùa xuân dễ mắc bệnh cừu nục, trọng hạ (tháng 5 âm lịch, hai tháng đầu tiên của mùa hạ) dễ mắc bệnh ngực sườn, trường hạ (đa số gọi nhầm thành trưởng hạ. Thời gian này vào khoảng tháng 6 âm lịch. Vì thời gian này ngày dài hơn đêm nên gọi là “trường hạ”) dễ mắc chứng tiêu chảy, lạnh trong bụng, mùa thu dễ mắc bệnh phong sốt rét, mùa đông dễ mắc bệnh tý quyết (cơ thể chân tay đau đớn, tê dại)” (Xuân thiện bệnh cừu nục, trọng hạ thiện bệnh hung hiếp, trường hạ thiện bệnh đổng tiết hàn trung, thu thiện bệnh phong ngược, đông thiện bệnh tý quyết – 春善病鼽衄,仲夏善病胸胁,长夏善病洞泄寒中,秋善病风疟,冬善病痹厥 ). Ngoài ra, mỗi một bệnh tái phát mạn tính như tý chứng, hao chứng (hen), thường thường, khi thời tiết thay đổi nặng nề hoặc khí của mùa quá khắc nghiệt thì sự phát tác càng gia tăng.
– Ngày đêm sáng tối với cơ thể con người:
Thiên Địa có tính quy luật biến hoá thời tiết theo chu kỳ của ngũ vận lục khí. Như dương khí của cơ thể theo nhịp điệu của ngày đêm sáng sinh ra, trưa là thịnh nhất, chiều bắt đầu yếu, nửa đêm suy mà xuất hiện các nhịp điệu mà tính quy luật. Vậy nên thiên Sinh Khí Thông Thiên Luận sách Tố Vấn chép: “dương khí, ban ngày thì chủ bên ngoài, sáng sớm khí con người được sinh ra, giữa ngày thì dương khí thịnh, mặt trời lặn về phía tây thì dương khí đã yếu, lúc đó khí môn đóng lại”(khí môn còn gọi là Quỷ Môn, tức lỗ thoát mồ hôi trên da. Lỗ thoát mồ hôi là nơi dương khí tán tiết ra nên gọi là khí môn) (dương khí giả, nhất nhật nhi chủ ngoại, bình đán nhân chi khí sinh, nhật trung nhi dương khí long, nhật tây nhi dương khí dĩ hư, khí môn nãi bế – 阳气者,一日而主外,平旦人气生,日中而阳气隆,日西而阳气已虚,气门乃闭 ). Trong bệnh lý, nói chung, đại đa số bệnh ban ngày thường nhẹ, về chiều tối thì nặng thêm, nửa đêm là nặng nhất, thể hiện tính tình trạng biến hoá của tính chu kỳ. Vì vậy thiên Thuận Khí Nhất Nhật Vi Tứ Thời sách Linh Khu chép: “các bệnh đa số thì ban ngày tỉnh táo khoẻ mạnh, đến đêm thì thêm nặng”(bách bệnh giả, đa dĩ đán tuệ trú an, tịch gia dạ thậm – 百病者,多以旦慧昼安,夕加夜甚).
– Vùng miền địa phương với cơ thể:
Hoàn cảnh địa lý là nhân tố quan trọng của hoàn cảnh tự nhiên. Hoàn cảnh địa lý bao gồm địa chất thuỷ thổ, tính khí hậu địa phương và nhân văn địa lý, phong tục tập quán. Sự khác biệt của hoàn cảnh địa lý, trong một mức độ nhất định có ảnh hưởng đến cơ năng sinh lý và hoạt động tâm lý của con người. Đông y học đặc biệt coi trọng sự ảnh hưởng của vùng miền địa phương đến cơ thể con người. Sinh trưởng có Nam Bắc, địa thế có cao thấp, thể chất có âm dương, ăn uống có sang hèn đều có những đặc thù khác nhau, lại thêm vào đó thời tiết lúc lạnh lúc nóng có khác nhau, mắc bệnh cũng có nông sâu khác nhau. Vì vậy thiên Ngũ Thường Chính Đại Luận sách Tố Vấn chép: “khí của một châu (địa phương), sinh hoá thọ yểu không giống nhau” (nhất châu chi khí, sinh hoá thọ yểu bất đồng – 一州之气,生化寿夭不同). Nói chung, đất đai miền Đông Nam thấp yếu, khí hậu đa phần ẩm nóng (thấp nhiệt), cơ thể thường rắn chắc. Con người sống thời gian dài trong một hoàn cảnh địa lý đặc biệt, dần dần hình thành tính thích ứng biến hoá của phương diện cơ năng. Một khi thay đổi vùng đất, hoàn cảnh đột nhiên thay đổi, các cơ năng sinh lý cá thể rất khó phát sinh sự thay đổi thích ứng kịp thời nhanh chóng. Vì vậy, trong thời gian đầu sẽ dễ cảm thấy không thích ứng lắm, có đôi khi cũng do lý do trên mà phát sinh bệnh tật. Có thể nói “thuỷ thổ bất phục”(không quen thổ nhưỡng) là nói đến tình huống này. Nói chung, sự khác nhau của hoàn cảnh địa lý, sẽ hình thành các đặc điểm khác nhau về thể chất, sinh lý, từ đó các tình huống phát sinh bệnh tật ở mỗi địa phương cũng khác nhau.
– Con người với tính thống nhất xã hội:
Bản chất của con người, trong hiện thực là một tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Con người vừa có thuộc tính tự nhiên, vừa có thuốc tính xã hội. Xã hội là một bộ phận tạo thành của hệ thống sự sống. Quá trình trưởng thành của con người từ trẻ con cho đến người lớn là một quá trình của sinh vật con người biến đổi thành xã hội con người. Cuộc sống của con người trong hoàn cảnh x官 thân tâm của con người có một mối quan hệ mật thiết. Sự khác biệt về địa vị, góc độ sắc thái xã hội cùng với biến động hoàn cảnh xã hội không chỉ ảnh hưởng đến cơ năng thân tâm của con người mà còn tạo nên khác biệt nhau rất nhiều giữa sự cấu thành bệnh tật. Trong mục “Phú Quý Bần Tiện Trị Bệnh Hữu Biệt Luận” sách “Y Tông Tất Độc” chép: “Nói chung người giàu có thường hay lao tâm, người nghèo khó thường hay lao lực; người giàu có thì thường ăn cao lương mỹ vị, người nghèo khó thì ăn uống thiếu thốn, đạm bạc; người giàu có ở nơi thoáng mát rộng rãi, người nghèo khó thì ở ngõ hẹp nhà tranh; lao tâm thì trung hư (hư bên trong) mà gân mềm xương loãng; lao lực thì trung thực (bên trong khoẻ mạnh) mà gân dai xương cứng. Kẻ ăn cao lương mỹ vị thì tạng phủ thường mỏng dòn, kẻ ăn uống đạm bạc thì tạng phủ thường chắc chắn; kẻ ở nhà cửa rộng rãi thì da lông thưa hở mà lục dâm dễ xâm phạm, kẻ ở ngõ hẹp nhà tranh thì tấu lý kín đáo mà ngoại tà khó xâm phạm. Vì vậy, bệnh của người giàu có nên bổ chính khí, bệnh của người nghèo khổ nên công tà là chính” (đại để phúc quý chi nhân đa lao tâm, bần tiện chi nhân đa lao lực; phú quý giả cao lương tự phụng, bần tiện giả lê hoắc cẩu sung; phú quý giả khúc phòng quảng hạ, bần tiện giả lậu hạng mao tỳ; lao tâm tắc trung hư nhi cân nhu cốt thuý, lao lực tắc trung thực nhi cốt nhi cốt kính cân cường; cao lương tự phụng giả tạng phủ hằng kiều, lê hoặc cẩu sung giả tạng phủ hằng cố; khúc phòng quảng hạ giả huyền phủ sơ nhi lục dâm dị khách, mao tỳ lậu hàng giả tấu lý mật nhi ngoại tà nan can. Cố phú quý chi tật, nghi ư bổ chính, bần tiện chi tật, dị ư công tà – 大抵富贵之人多劳心,贫贱之人多劳力;富贵者膏粱自奉贫贱者藜藿苟充;富贵者曲房广厦,贫贱者陋巷茅茨,劳心则中虚而筋柔骨脆,劳力则中实而骨劲筋强;膏粱自奉者脏腑恒娇,藜藿苟充者脏腑恒固;曲房广厦者玄府疏而六淫易客茅茨陋巷者腠理密而外邪难干.故富贵之疾,宜于补正,贫贱之疾,易于攻邪). Người sống ở thời thái bình thì đa phần là trường thọ, ở thời có nhiều thiên tai địch hoạ thì sẽ có dịch bệnh, đấy là tư tưởng xã hội của y học thời kỳ đầu. Theo sự phát triển của khoa học, sự tiến bộ và biến thiên của xã hội, đối với sự ảnh hưởng cơ năng của thân tâm con người cũng có sự phát sinh thay đổi. Sự phát sinh “các hội chứng tổng hợp đa khoa”, “các chứng uất kết”, “các hội chứng suy nhược mạn tính” của xã hội hiện đại với nhân tố xã hội, có mối quan hệ mật thiết. Nói chung, Đông y học xuất phát từ quan niệm chỉnh thể Thiên Nhân hiệp nhất, nhấn mạnh ứng dụng nghiên cứu trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, ở giữa thì biết về con người, trị bệnh không ngoài hiểu biết về con người, như sách Y Học Nguyên Lưu Luận đã chép: “kẻ không biết Thiên Địa Nhân thì không thể làm thầy thuốc” (bất trị Thiên Địa Nhân giả, bất khả dĩ vi Y – 不知天地人者,不可以为医).
– Năng lực thích ứng hoàn cảnh của con người:
Quan niệm Thiên Nhân hợp nhất của Đông y học nhấn mạnh sự hài hoà làm một giữa con người với tự nhiên. Con người và tự nhiên có quy luật giống nhau. Quá trình sinh, trưởng, tráng, lão của con người có sự tiếp nhận quy luận chế ước của tự nhiên, bệnh lý và sinh lý của con người cũng tuân theo biến hoá của tự nhiên mà có sự biến hoá tương ứng. Con người cần phải trải qua những phương pháp dưỡng sinh, tích cực chủ động thích ứng với tự nhiên. Ngoài ra, còn cần phải tăng cường tu dưỡng tính tình, rèn luyện tính trung hoà, xây dựng một nhân cách tốt đẹp, hợp nhất với hoàn cảnh xã hội. Nhưng, khả năng thích ứng của con người có giới hạn, một khi sự thay đổi hoàn cảnh ngoại giới quá khắc nghiệt, hoặc khả năng thích điều tiết của cá thể suy yếu, không thể đưa ra được sự điều chỉnh thay đổi tương ứng đối với hoàn cảnh tự nhiên hoặc xã hội, thì con người sẽ rơi vào trạng thái không khoẻ mạnh, thậm chí còn phát sinh biến hoá bệnh lý mà sinh tật bệnh.
3) Ý nghĩa của quan niệm chỉnh thể:
Quan niệm chỉnh thể của Đông y học, đối với sự quan sát và nghiên cứu cơ thể con người cùng với mối quan hệ giữa cơ thể con người với hoàn cảnh ngoại giới và công tác chẩn trị tật bệnh lâm sàng có một ý nghĩa chỉ đạo rất quan trọng.
a) Chỉnh thể quan niệm với sinh lý:
Dưới sự chỉ đạo của quan niệm chỉnh thể, Đông y học cho rằng hoạt động chính thường của sự sống cơ thể con người, một mặt cần phải dựa vào sự phát huy công năng của các tạng phủ, mặt khác cần phải dựa vào tác dụng kết hợp tương bổ tương thành giữa các tạng phủ, mới có thể duy trì được. Công năng hiệp điều của mỗi tạng phủ lại là một quá trình phân công hợp tác dưới hoạt động của chỉnh thể, đấy là sự thống nhất của cục bộ với chỉnh thể. Tác dụng chỉnh thể này cần phải dưới sự chỉ huy thống nhất của Tâm, mới có thể hoạt động không ngừng, như thiên Linh Lan Bí Điển Luận sách Tố Vấn chép: “trên sáng suốt thì dưới mới yên … trên không sáng suốt thì mười hai cơ quan đều nguy” (chủ minh tắc hạ an … chủ bất minh tắc thập nhị quan nguy – 主明则下安…主不明则十二官危”), “phàm mười hai cơ quan tạng phủ, không được mất đi công năng hiệp điều” (phàm thử thập nhị quan giả, bất đắc tương thất dã – 凡此十二官者,不得相失也). Hệ thống kinh lạc tạo nên tác dụng quan hệ, nó mang các ngũ tạng, lục phủ, chi thể, quan khiếu kết hợp thành một chỉnh thể hữu cơ. Học thuyết Tinh Khí Thần phản ánh tính chỉnh thể của hình thể với cơ năng. Đông y học còn thông qua lý luận “Âm bình Dương bí”(阴平阳秘 – âm thăng bằng, dương kín đáo), và “kháng tắc hại, thừa nãi chế, chế tắc sinh hoá”(亢则害,承乃制,制则生化 – Kháng quá thì sẽ gây hại, chỉ có cái mạnh hơn nó mới có thể chế được nó, chế được thì vạn vật sinh hoá) để thuyết minh về động thái thăng bằng, bình hoành của quá trình duy trì tính tương đối âm dương trong cơ thể con người. Ngũ tạng chế ước lẫn nhau là điều kiện cơ bản của hoạt động sinh lý chính thường. Lý luận Ngũ hành sinh khắc chế hoá đã nói rõ mối quan hệ chỉnh thể của quy luật tương phản tương thành, chế ước hỗ dụng giữa tạng phủ với nhau. Các quan điểm về “động thái bình hoành quan”, “hằng động quan”, “chế ước quan” có rất nhiều điểm tương thông với hệ thống lý luận hiện đại, đối với sự phát triển Sinh Lý Học có ý nghĩa quan trọng.
b) Quan niệm chỉnh thể với bệnh lý:
Đông y học không chỉ từ chỉnh thể để nghiên cứu về quy luật của hoạt động sự sống, mà trong lúc phân tích cơ chế bệnh lý tật bệnh, còn để ý đến chỉnh thể trước tiên, để ý đến phản ánh bệnh lý của phát sinh bệnh biến cục bộ, mang sự biến hoá của bệnh biến cục bộ với phản ánh bệnh biến của chỉnh thể thống nhất lại với nhau. Vừa coi trọng bệnh biến cục bộ và các tạng phủ trực tiếp tương quan với nó, lại vừa nhấn mạnh giữa bệnh biến và các tạng phủ khác có quan hệ với nhau, đồng thời căn cứ trên lý luận sinh khắc chế hoá để đưa ra quy luật truyền biến bệnh tật giữa các tạng phủ. Dùng học thuyết âm dương để tổng hợp phân tích và khái quát phản ứng bệnh lý của các biểu hiện xuất hiện khi cơ năng chỉnh thể thất điều. Dương thắng thì âm bệnh, Âm thắng thì dương bệnh; Dương thắng thì nhiệt, Âm thắng thì hàn; Dương hư thì hàn, âm hư thì nhiệt. Âm dương thất điều khái quát cao độ của bệnh lý học trong đông y.
Trong Bệnh Nhân Học và Phát Bệnh Học, Đông y học đặc biệt nhấn mạnh chính khí của chỉnh thể đối với sự phát sinh bệnh tật với tác dụng quyết định trên bệnh tật. Thiên Thích Pháp Luận sách Tố Vấn chép: “bên trong có chính khí thì ngoại tà không xâm phạm được” (chính khí tồn nội, tà bất khả can – 正气存内,邪不可干), thiên Bình Nhiệt Bệnh Luận sách Tố Vấn chép: “tà khí tập trung lại thì chính khí sẽ bị hư”(tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư – 邪之所凑,其气必虚), thiên Bách Bệnh Thỉ Sinh sách Linh Khu chép: “hư và và chính khí hư, hai cái hư này kết hợp với nhau thì sẽ khiến cho cho ngoại tà xâm tập mà trú ẩn trong thân thể”(lưỡng hư tương đắc, nãi khách kỳ hình – 两虚相得,乃客其形). Quan niệm chỉnh thể này của Bệnh Nhân Học, Phát Bệnh Học, đối với thực tiển điều trị có ý nghĩa rất quan trọng.
c) Quan niệm chỉnh thể với chẩn đoán:
Trong chẩn đoán học, Đông y học nhấn mạnh, chẩn đoán tật bệnh cần phải kết hợp các nhân tố trong ngoài gây ra bệnh để khảo sát bệnh tật một cách toàn diện. Đối với các chứng trạng sản sinh ra bởi tật bệnh, đều không thể cô lập để phân tích mà phải liên hệ đến khí hậu bốn mùa, thuỷ thổ địa phương, tập quán sinh hoạt, tính tình lành dữ, bản chất, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp v.v… vận dụng phương pháp tứ chẩn, nắm rõ tình hình bệnh một cách toàn diện để thêm phần nghiên cứu phân tích, khái quát các tính chất , bệnh vị, bệnh nhân của tật bệnh với nhân tố gây bệnh cùng các trạng thái phản ứng của tác dụng tương hỗ trong cơ thể, sau đó mới có thể đưa ra một phương pháp chẩn đoán chính xác. Vậy nên thiên Sơ Ngũ Quá Luận sách Tố Vấn chép: “phép trị bệnh của Thánh nhân là phải biết Thiên Địa Âm Dương, trật tự bốn mùa, ngũ tạng lục phủ, nam nữ biểu lý, châm cứu biêm thạch, tác dụng của các loại thuốc độc, hiểu rõ sự đời, thấu triệt phép trị bệnh, giàu nghèo sang hèn, mỗi hoàn cảnh đều có sự khác biệt, phải hiểu rõ sự khác biệt về tâm lý, khoẻ yếu của từng tuổi tác, phải phân biệt rõ ràng bộ vị tật bệnh để thẩm tra, nắm rõ nguyên nhân sinh bệnh, nắm rõ nhân tố khí hậu của 8 tiết khí quan trọng trong một năm để tham chiếu mạch tượng tam bộ cửu hậu trong cơ thể, có như vậy thì việc chẩn đoán mới toàn diện” (Thánh nhân chi trị bệnh dã, tất tri Thiên Địa Âm Dương, tứ thời kinh kỷ, ngũ tạng lục phủ, thư hùng biểu lý, thích cứu biêm thạch, độc dược sở chủ, thung dung nhân sự, dĩ minh kinh đạo, quý tiện bần phú, các dị phẩm lý, vấn niên thiếu trường, dũng khiếp chi lý, thẩm ư phân bộ, tri bệnh bản thỉ, bát chính cửu hậu, chẩn tất phó hỷ -圣人之治病也,必知天地阴阳,四时经纪,五脏六腑,雌雄表里,刺灸砭石,毒药所主,从容人事,以明经道,贵贱贫富,各异品理,问年少长,勇怯之理,审于分部,知病本始,八正九候,诊必副矣). Cục bộ và chỉnh thể của con người là sự thống nhất của biện chứng, bất kỳ một bộ phận tương đối độc lập nào của cơ thể, đều cất giữ thông tin sự sống của toàn bộ cơ thể. Cho nên bất kỳ một sự biến hoá bệnh lý của một bộ cục bộ trong cơ thể con người, thường thường chứa đựng một chỉnh thể thông tin của tạng phủ, khí huyết, âm dương, thịnh suy toàn cơ thân. Ví dụ như lưỡi tương thông trực tiếp với điều hành của kinh lạc hoặc gián tiếp tương thông với ngũ tạng. Vậy nên trong sách “Lâm Chứng Nghiệm Thiệt Pháp” có chép: “muốn biết về tạng phủ tỳ, can phế, thận thì không thể không liên hệ đến tâm. Gộp các kinh lạc lại, các kinh âm dương ở tay chân, không có mạch nào là không thông lên lưỡi. Như vậy, để biết bệnh của kinh lạc tạng phủ, không phải chỉ có mỗi chứng thương hàn phát nhiệt mới có rêu, mà phàm các chứng nội thương tạp chứng, không có chứng nào là không hiển thị, đồng thời còn hiển thị cả sắc lên lưỡi – 查诸脏腑图,脾,肝,肺,肾无不系根于心.核诸经络,考手足阴阳,无脉不通于舌,则知经络脏腑之病,不独伤寒发热有苔可验,即凡内伤杂证,也无一不呈其形,著其色于其舌). Vì vậy “tứ chẩn hợp tham”, “thẩm sát nội ngoại” là thể hiện cụ thể của chẩn đoán học trong chỉnh thể quan niệm.
d) Quan niệm chỉnh thể với phòng trị:
Môn Phòng Trị Học của Đông y nhấn mạnh sự thống nhất của con người với hoàn cảnh ngoại giới, cùng với chỉnh thể tính của cơ thể con người. Dự phòng và trị liệu tật bệnh cần tuân thủ quy luật khách quan của sự thống nhất lẫn nhau giữa cơ thể con người với hoàn cảnh ngoại giới. Cơ thể con người cần phải thích ứng với sự biến hoá của khí hậu mùa màng, thích ứng với biến hoá âm dương của ngày đêm, “mùa xuân hạ dưỡng dương, mùa thu đông dưỡng âm” (xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm – 春夏养阳,秋冬养阴) mới có thể bảo vệ được sức khoẻ, dự phòng được bệnh tật. Thiên Sơ Ngũ Quá Luận sách Tố Vấn chép: “cần phải biết Thiên Địa âm dương, quy luật bốn mùa” (tất tri Thiên Địa âm dương, tứ thời kinh kỷ – 必知天地阴阳,四时经纪), thiên Ngũ Thường Chính Đại Luận sách Tố Vấn chép: “khi trị bệnh thì thuận theo thời khí mà cho dùng thuốc, mùa nóng thì nên dùng thuốc hàn lương, mùa lạnh thì cho dùng thuốc ôn nhiệt, không nên ngược lại mà phá đi sự hài hoà giữa Thiên Nhân” (tất tiên tuế khí, vật phạt Thiên hoà – 必先岁气,勿伐天和), thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận sách Tố Vấn chép: “trị bệnh không theo quy luật của Thiên, không dùng lý của Địa, thì tai hại sẽ đến” (trị bất pháp Thiên chi kỷ, bất dụng Địa chi lý, tắc tai hại chí hỷ – 治不法天之纪,不用地之理,则灾害至矣). Vậy nên sách Y Môn Pháp Luật chép: “phàm, thầy thuốc trị bệnh mà không nắm rõ được sự thịnh suy của thời khí trong năm, hư thực của chính khí con người mà giải phóng cho tà khí, phá hoại chính khí, mập mập mờ mờ là cái tội của thầy thuốc; phàm trị bệnh mà ngược với tứ thời, ngược với khí của sinh, trưởng, hoá, thâu, tàng là không am hiểu luật trời, đó là tội của thầy thuốc” (phàm trị bệnh bất minh tuế khí thịnh suy, nhân khí hư thực, nhi thích tà công chính, thực thực hư hư, Y chi tội dã; phàm trị bệnh nhi nghịch tứ thời, sinh trưởng hoá thâu tàng chi khí, sở vị vi Thiên giả bất tường, y chi tội dã – 凡治病不明岁气盛衰,人气虚实,而释邪攻正,实实虚虚,医之罪也;凡治病而逆四时,生长化收藏之气,所谓违天者不祥,医之罪也). Cho nên, trong trị liệu bệnh tật, cần phải lấy quan niệm Thiên Nhân nhất thể để chỉ đạo tư tưởng, chọn lựa một phương pháp điều trị thích hợp, mới có thể nhận được hiệu quả tốt đẹp.
Cơ thể con người là một chỉnh thể hữu cơ, giữa cục bộ và chỉnh thể duy trì một mối quan hệ chế ước lẫn nhau, hiệp điều lẫn nhau. Vì vậy, trị liệu tật bệnh cần phải có một cái nhìn toàn cục, chú ý điều tiết đối với chỉnh thể, tránh “đau đầu chữa đầu, đau chân chữa chân”. Như thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận sách Tố Vấn chép: “từ âm dẫn dương, tùng dương dẫn âm” (tùng âm dẫn dương, tùng dương dẫn âm – 从阴引阳,从阳引阴), hay “lấy trái trị phải, lấy phải trị trái” (dĩ tả trị hữu, dĩ hữu trị tả – 以左治右,以右治左); thiên Chung Thỉ sách Linh Khu chép: “bệnh bên trên thì trị bên dưới, bệnh bên dưới thì trị bên trên” (bệnh tại thượng giả hạ thủ chi, bệnh tại hạ giả thượng thủ chi – 病在上者下取之,病在下者上取之) v.v… đều là nguyên tắc trị liệu được xác định dưới sự chỉ đạo của quan niệm chỉnh thể.
Nói tóm lại, Trị Liệu Học Đông y nhấn mạnh, trị bệnh cần phải dựa vào Thời, dựa vào Địa, dựa vào Nhân mà kết hợp cho hợp lý, phải xuất phát từ chỉnh thể, hiểu biết và phân tích bệnh tình một cách toàn diện, không những phải chú trọng đến tình hình cục diện của bệnh biến, biến hoá bệnh lý của tạng phủ có bệnh biến, mà còn càng cần phải chú trọng đến bệnh biến tạng phủ cùng mối quan hệ với các tạng phủ khác, nắm chắc tình hình của sự rối loạn khí huyết âm dương chỉnh thể, đồng thời từ ảnh hưởng của sự hiệp điều âm dương, khí huyết, xuất phát quan hệ bình hoành tạng phủ, phù chính khu tà, tiêu trừ bệnh tật đối với toàn thân, cắt đứt sự liên kết phản ứng bệnh lý do bệnh tà tạo thành giữa cơ thể với tạng phủ, thông qua tác dụng của chỉnh thể đối với cục bộ, từ đó mới đạt được mục đích tiêu trừ được bệnh tà, trị khỏi bệnh tật. Biện chứng luận trị, trên thực tế là thể hiện của quan niệm chỉnh thể trị liệu.
Con người vừa có thuộc tính tự nhiên, vừa có thuộc tính Xã hội. Thiên Địa Nhân là tam tài nhất thể. Cuộc sống con người là giữa khoảng Thiên Địa, trong khoảng thời gian, không gian, hoạt động sự sống con người tất nhiên là đón nhận ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội. Vì vậy, đặt con người vào vị trí tự nhiên, sự biến hoá của hoàn cảnh xã hội để phân tích trạng thái cơ năng của nó, kết hợp với các nhân tố biến hoá của hoàn cảnh, tiến hành chẩn đoán, điều trị, dự phòng, khang phục cùng các hệ thống hoạt động thực tiển y học là nguyên tắc cơ bản của Đông y học. Cho nên, các Thầy thuốc cần phải đạt yêu cầu: trên thông Thiên văn, dưới thông Địa lý, giữa hiểu chuyện người.
Đông y học dựa trên quan niệm chỉnh thể của “Nhân dữ Thiên Địa tương tham” (con người và Thiên Địa hoà hợp với nhau), “Thiên Nhân hợp nhất” của triết học Đông phương cổ đại, có một ý nghĩa hiện thực quan trọng.
Đầu tiên, quan niệm chỉnh thể của Đông y học nhấn mạnh, con người thống nhất hài hoà với tự nhiên. Đối với sự thay đổi quan điểm sai lầm con người đối lập với tự nhiên, phiến diện nhấn mạnh con người là chủ tự nhiên, mù quáng “chinh phục tự nhiên”, khai thác tự nhiên, phá hoại sự thăng bằng sinh thái có một ý nghĩa giáo dục rất lớn, đồng thời, đối với công việc xây dựng một hoàn cảnh khoa học hiện đại có một tác dụng mở đầu.
Thứ đến, quan niệm chỉnh thể Đông y học nhấn mạnh Thiên Địa Nhân tam tài nhất thể, lấy nhận thức thế giới và nhận thức con người của tự thân thống nhất lại, đối với nhận thức thô sơ về biện chứng quan hệ thống nhất giữa chủ thể với khách thể, đối với sự xây dựng, phát triển mô thức y học hiện đại có ý nghĩa rất quan trọng.
Tiếp đến, quan niểm chỉnh thể Đông y học vừa đồng thời nhấn mạnh Thiên Địa Nhân tam tài nhất thể, lại đặc biệt chú trọng đến “trời che đất chở, vạn vật đều đầy đủ, không gì quý bằng con người” (Thiên phú Địa tải, vạn vật tất bị, mạc quý hồ Nhân – 天覆地载,万物悉备,莫贵乎人 ), mang con người làm trung tâm của việc lý giải mối quan hệ tam tài, lấy việc nâng cao tinh thần của con người để giữ gìn sự mạnh khoẻ của thân tâm làm nhiệm vụ quan trọng, đối với nhân thức và giải quyết phát triển quá độ của lý tính khoa học kỹ thuật, coi trọng văn minh vật chất mà không coi trọng bệnh xã hội về văn minh tinh thần, cũng có một sự giúp ích lớn.
B) Quan niệm Hằng Động:
a) Khái niệm cơ bản về quan niệm hằng động:
Hoạt động là hình thức tồn tại và là thuộc tính có sẵn của vật chất. Các hiện tượng trên thế giới đều là hình thức biểu hiện hoạt động của vật chất. Hoạt động mang tính tuyệt đối; tĩnh tại mang tính tương đối, tạm thời và cục bộ. Tĩnh tại là hình thức đặc thù của hoạt động vật chất. Đông y học cho rằng: Khí bao gồm có thuộc tính vận động, khí không phải là loại vật chất chết và bất động, mà là loại vật chất tràn trề sức sống, vì thế, toàn bộ thế giới tự nhiên được hình thành bời khí thường luôn không ngừng vận động và biến hóa. Các biến hóa của sự vật trong tự nhiên giới, đều có căn nguyên bởi tác dụng thăng giáng của khí Thiên Địa, khí là vật chất cơ bản nhất duy trì hoạt động sự sống và cấu thành của con người. Cho nên, cơ thể con người cũng là một cơ thể có cả tác dụng năng động, như mục “Cách Chí Dư Luận” sách “Tướng Hỏa Luận” chép: Thiên chủ sinh vật, nên thường hay động, người được sinh từ đó nên cũng thường động” (Thiên chủ sinh vật, cố hằng ư động, nhân hữu thử sinh, diệc hằng ư động – 天主生物,故恒于动,人有此生,亦恒于动). Sự sống con người luôn có đặc tính hằng động. Hằng động luôn luôn vận động thay đổi, phát triển và biến hóa. Quan điểm của Đông y học là luôn vận động, biến hóa, phát triển, mà không phải là ngưng nghỉ, bất biến (không thay đổi, biến hóa), thoái hóa, để phân tích, nghiên cứu các vấn đề y học về sự sống, sức khỏe, bệnh tật. Các quan điểm này được gọi là quan niệm hặng động.
b) Nội dung của quan niệm hằng động:
Thế giới là một tập hợp của vận động, tất cả vật chất, bao gồm toàn bộ tự nhiên giới, đều nằm trong sự vận động mãi mãi không ngưng nghỉ. Động mà không nghỉ là quy luật căn bản của tự nhiên giới. Thiên Lục Vi Chỉ Đại Luận sách Tố Vấn chép: “Trên cao dưới thấp kết hợp với nhau, thăng giáng tạo động lực cho nhau” (cao hạ tương triệu, thăng giáng tương nhân – 高下相召,升降相因), giữa trời đất, trên dưới luôn có sự kết thăng giáng, hỗ trợ, tạo thành tác dụng tương hỗ và thăng giáng của khí, từ đó khiến cho vạn vật có được sự biến hóa đa dạng. Bất luận sự sinh sôi nảy nở của động thực vật, hay sự tụ tan sinh hóa của các vật thể vô tri vô giác, sự sinh thành, phát triển, biến hóa, cho đến sự diệt vong của thế giới vạn vật, không có gì là không có căn nguyên từ sự vận động của khí. Tác dụng thắng phục của khí, tức là tác dụng tương hỗ của khí âm dương, là cha mẹ của sự biến hóa, là gốc rễ của sự sinh sát. Đó là ý nói đến tác dụng tương hỗ của khí là nguyên nhân cội nguồn của sự vận động biến hóa, thúc đẩy mọi sự vật. Thế giới chính là thế giới của vật chất khí, vật chất khí không ngưng nghỉ sự tiến hành vận động thăng giáng xuất nhập. Thế giới vật chất, nhờ vận động mà tồn tại. Đông y học dùng quan điểm vận động của khí và chuyển hóa của khí để nói rõ các vấn đề về sự sống, sức khỏe và bệnh tật, như thiên Bảo Mệnh Toàn Hình Luận sách Tố Vấn chép: “con người lấy khí của Thiên Địa mà sinh ( sống ), lấy phép tắc bốn mùa để thành” ( Nhân dĩ Thiên Địa chi khí sinh, tứ thời chi pháp thành – 人以天地之气生,四时之法成 ). Sự sống là vật chất, con người và vạn vật cũng giống nhau, đều là sản vật bởi quy luật kết hợp tự nhiên của Thiên Địa. Cơ thể con người là một cơ thể không ngừng phát sinh tác dụng khí hóa nhờ sự thăng giáng xuất nhập.
Động và tĩnh là hai loại hình thức biểu hiện sự vận động của vật chất. Khí có Âm Dương, cảm ứng lẫn nhau mà có động tĩnh. Sách Thái Cực Biện có chép: “Động tĩnh vốn là cảm của khí; Âm Dương là tên của khí”. Động cũng gồm tĩnh, tĩnh cũng bao hàm động. Dương chủ động, Âm chủ tĩnh; trong động của Dương vốn đã có cái lý của tĩnh, trong tĩnh của âm vốn đã có cái gốc động của dương. Mục “Y Dịch Nghĩa” sách “Loại Kinh Phụ Dức” có chép: “thái cực động mà sinh Dương, tĩnh mà sinh Âm” (太极动而生阳,静而生阴), “Dương là nơi gặp gỡ của Âm, Âm là nền móng của Dương” (阳为阴之偶,阴为阳之基), “một động một tĩnh, là gốc rễ của nhau” (一动一静,互为其根). Động tĩnh lẫn tương hỗ chính là dụng, súc tiến sự phát triển phát sinh, vận động biến hóa của thể sự sống. Sự khởi đầu và kết thúc của vận động sự sống cơ thể con người, giữ gìn được trạng thái động tĩnh hài hòa, duy trì được tính chỉnh thể trong quy luật đối lập, thống nhất của động tĩnh, từ đó mà bảo đảm được hoạt động sự sống chính thường của cơ thể con người.
c) Ý nghĩa của quan niệm hằng động:
Sự sống là vận động. Sự biến hóa, phát triển và khởi đầu, kết thúc của thể sự sống (thể sinh mệnh) là nhờ ở trạng thái luôn tự làm mới bởi quy luật đối lập, bình hoành của động tĩnh. Ở mục “Tăng Diễn Dịch Cân Tẩy Tủy” sách “Nội Công Đồ Thuyết” có chép: “cơ thể con người, ấy là Âm Dương; Âm Dương, ấy là động tĩnh. Động tĩnh hợp nhất, khí huyết hòa sướng, trăm bệnh không sinh. Nhờ vậy mà sống trọn tuổi trời cho”. Vì vậy, quan điểm đối lập, thống nhất của động tĩnh xuyên suốt trong các lĩnh vực Đông Y học, chỉ đạo chính xác cho nhận thức của con người về sự sống và sức khỏe, chẩn đoán bệnh tật và trị liệu, cùng với công tác phục hồi và dự phòng.
Từ sức khỏe và bệnh tật mà nói, thiên Điều Kinh Luận sách Tố Vấn có chép: “Âm Dương thăng bằng, sẽ khiến cho hình thể được sung mãn, cửu hậu được thống nhất” (Âm Dương quân bình, dĩ sung kỳ hình, cửu hậu nhược nhất – 阴阳匀平,以充其形,九候若). Thiên Chung Thỉ sach Linh Khu chép: “hình thể, cơ nhục, khí huyết cùng tương xứng, thì đó là người mạnh khỏe” ( hình nhục khí huyết tất tương xứng dã, thị vị bình nhân – 形肉血气必相称也,是谓平人 ). “Bình nhân” tức là người mạnh khỏe, khí huyết vận hành có trật tự, hài hòa, công năng tạng phủ kinh lạc chính thường, hình thể, cơ nhục, khí huyết điều hòa hiệp trợ. Âm Dương của nội bộ cơ thể thăng bằng, cùng với âm dương của ngoại giới thăng bằng thì đó là mạnh khỏe.
Mạnh khỏe là khái niệm của một động thái, chỉ một khi sự biến hóa của cơ thể nằm trong động thái của Âm Dương mới có thể giữ gìn và súc tiến sức khỏe. Quan hệ tiêu trưởng giữa sức khỏe và bệnh tật trong cùng một cơ thể là đặc điểm chủ yếu của tính cộng tồn. Sự mất thăng bằng của động thái Âm Dương có nghĩa là bệnh tật. Thiên “Sinh Khí Thông Thiên Luận” sách “Tố Vấn” chép: “âm thăng bằng, dương kín đáo thì tinh và thần mới mạnh mẽ” ( Âm bình Dương bế, tinh thần nãi trị – 阴平阳秘,精神乃治 ), “trong ngoài điều hòa, thì tà không thể tổn hại được” ( Nội ngoại điều hòa, tà bất năng hại – 内外调和,邪不能害 ). Âm dương tổn hại lẫn nhau thì bệnh tật sẽ phát sinh.
Về phương diện công năng sinh lý mà nói, sự hấp thụ tiêu hóa đồ ăn thức uống, sự trao đổi tuần hoàn của tân dịch, sự vận hành và tưới tắm của huyết dịch, cùng vật chất với sự chuyển hóa lẫn nhau của công năng v.v… không gì là không được thực hiện bởi sự vận động của Âm Dương bên trong và bên ngoài cơ thể.
Về phương diện bệnh lý mà nói, bất luận là tổn thương do lục dâm, hay là do thất tình, đều sẽ khiến cho vận động khí hóa trong công năng thăng giáng xuất nhập của con người phát sinh chướng ngại, động thái thăng bằng của Âm Dương thất điều mà dẫn đến bệnh tật. Nói cách khác, các biến hóa bệnh lý xuất hiện sau khi phát bệnh, như hí huyết ứ trệ, đàm ẩm đình trệ, chất cặn bả, đều là kết quả của sự vận động khí hóa tạng phủ trong cơ thể con người bị thất thường. Nói tóm lại, sự vận động khí hóa trong cơ thể con người, bất luận là chỉnh thể hay cục bộ, chỉ cần công năng vận động xuất nhập thăng giáng thất thường, thì có thể ảnh hưởng đến sự kết hiệp thăng bằng của tạng phủ, kinh lạc, khí huyết âm dương, dẫn đến các loại biến hóa bệnh tật của tứ chi cửu khiếu, biểu lý nội ngoại, ngũ tạng lục phủ.
Về phương diện phòng trị bệnh tật mà nói thì quá trình bệnh tật là một quá trình không ngừng vận động biến hóa, các biến hóa bệnh lý đều là sự mất đi tính thăng bằng, hiệp điều trong quy luật vận động mâu thuẫn của âm dương, xuất hiện kết quả thiên thắng, thiên suy của âm dương. Mục đích căn bản trong quy tắc trị bệnh phải tìm đến gốc là ở phù chính khu tà, điều chỉnh động thái thăng bằng âm dương, thể hiện đặc điểm của Đông Y học trong quan điểm vận dụng quy luật vận động của tính đối lập, thống nhất để chỉ đạo công tác trị liệu lâm sàng. Đông y học chủ trương: khi chưa phát bệnh, thì nên lo phong bệnh; khi đã phát bệnh, thì cần phải đề phòng sự truyền biến. Tư tưởng phòng bệnh khi chưa phát, phòng biến khi đã phát, chính là dùng quan điểm vận dụng để xử lý tính mâu thuẫn của bệnh tật và khỏe mạnh, ý nói đến sự điều tiết cái thái quá thiên lệch của Âm Dương, khiến cho động thái hoạt động sinh lý của nó được thăng bằng. Nguyên tắc cơ bản của dưỡng sinh phòng trị bệnh trong Đông Y học, thể hiện tư tưởng biện chứng động tĩnh hàm chứa lẫn nhau.
C) Quan niệm biện chứng:
a) Hàm nghĩa của quan niệm biện chứng:
Đông Y học không chỉ cho rằng tất cả các sự vật đều có căn nguyên vật chất cộng đồng, mà còn cho rằng tất cả các sự vật đều không có tính cố định và bất biến, các sự vật không cô lập, giữa chúng có một mối tương hỗ quan hệ, tương hỗ chế ước, xem sức khỏe và bệnh tật của sự sống là một biến hóa vận động thường hằng và là mối liên hệ phổ biến. Sự biến hóa về mặt sức khỏe và bệnh tật; sinh, trưởng, tráng, lão, dĩ (sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già nua và lụi tàn) của sự sống là kết quả biến hóa của mâu thuẫn, phát triển âm dương vốn có từ tự thân cơ thể. Đông Y học dùng quan điểm mâu thuẫn, chỉnh thể và vận động để tạo thành tư tưởng nghiên cứu về sự biến hóa, phát sinh, phát triển của sự sống, sức khỏe và bệnh tật, đó gọi là quan điểm biện chứng Đông Y học.
b) Nội dung quan niệm biện chứng:
Âm Dương là quy luật căn bản của sự phát triển vận động trong tự nhiên giới. Sự sống là trạng thái phát triển cao độ của vận động vật chất trong tự nhiên giới, là kết quả bởi tác dụng hỗ tương của Âm Dương. Bản chất sự sống là Âm Dương mâu thuẫn của nội bộ cơ thể, là sự đối lập thống nhất giữa “Dương hóa khí” với “Âm thành hình”, cùng với sự thống nhất, mâu thuẫn của hoàn cảnh bên ngoài cơ thể. Quá trình sự sống của con người được hình thành bởi sự đối lập của Âm Dương.
“Phép biện chứng có liên quan đến tính rộng khắp của khoa học” ( “Phép Biện Chứng Tự Nhiên”). Đông Y học cho rằng, con người với thể giới tự nhiên, xã hội, cùng ở trong một thể thống nhất. Sinh lý, bệnh lý cùng xã hội, tự nhiên của con người có một liên hệ mật thiết với nhau. Cơ năng, kết cấu của cơ thể con người, cũng là một chỉnh thể hợp nhất hữu cơ giữa hình với thần. Trong sinh lý và bệnh lý cũng có sự liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau. Đông y học đặc nặng quan điểm liên hệ để nhận thức rõ về liên hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội, từ đó xử lý mối liên hệ giữa sức khỏe và tật bệnh.
Vận động là thuộc tính của vật chất. Đông y học cho rằng: tất cả mọi vật chất, bao gồm tất cả tự nhiên giới, tất cả loài người, đều là sự vận động bất tận không ngừng, mà hình thức vận động của chúng là thăng, giáng, xuất, nhập. Quá trình sự sống con người, là một quá trình của động thái thăng bằng. Trong sự thăng bằng tương đối của một động thái, biểu hiện các giai đoạn sinh, trưởng, tráng, lão, dĩ một quá trình sự sống.
Ba quan điểm chủ yếu của tư tưởng phép biện chứng của Đông y học kể trên, xuyên suốt trong các phương diện trị liệu, chẩn đoán, bệnh lý và sinh lý của Đông y học.
b1) Tư tưởng phép biện chứng sinh lý học:
Đặc điểm chủ yếu của tư tưởng này là quan điểm chỉnh thể học thuyết tạng tượng lấy ngũ tạng trong cơ thể con người làm trung tâm, hoàn cảnh ngoại giới với nội bộ cơ thể có sự thống nhất với nhau; quan niệm đối lập và thống nhất của sự hỗ căn lẫn nhau, chế ước lẫn nhau giữa các tạng phủ; quan niệm biện chứng thống nhất giữa khí huyết tân dịch cùng các hoạt động sinh lý với hoạt động tinh thần, công năng sinh lý tạng phủ với vật chất cần thiết của hoạt động sự sống.
b2) Tư tưởng phép biện chứng bệnh lý học:
Tư tưởng này là quan điểm bệnh nhân học, cho rằng tà khí tổn thương con người thường hay có sự biến hóa nhanh. Vừa chú ý đến nguyên nhân bên trong (nội nhân) lại không loại trừ nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân); quan điểm phát bệnh học cho rằng chính khí có bên trong thì tà khí không xâm phạm được, đồng thời nhấn mạnh đến nguyên nhân bên trong; quan điểm bệnh lý học cho rằng ngũ tạng tương thông, bệnh tật truyền biến lẫn nhau, sự truyền biến có thứ tự, chú trọng đến quan điểm liên hệ chỉnh thể.
b3) Tư tưởng phép biện chứng chẩn đoán học:
Đông y học cho rằng, bệnh tật là sự phá hoại sự đối lập, thống nhất quá trình thăng bằng, hiệp điều giữa cơ thể với hoàn cảnh ngoại giới, và giữa các hệ thống khí quan tạng phủ của cơ thể. Vì vậy, lúc chẩn đoán bệnh tật, không phải là bàn về một bệnh được phát ra trong cơ thể, mà là phải liên hệ các sự kiện, như sự hình thành, phát triển, biến hóa của bệnh tật đối với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, nơi con người sinh sống, để tạo thành một chỉnh thể mà khảo sát. Chủ trương “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, “hiểu biết cuộc sống con người xã hội”, thông qua mối liên hệ lẫn nhau của sự vật mà chẩn đoán, quan sát bệnh tật, nhìn bên ngoài mà biết bên trong, tứ chẩn kết hợp, thông quan hiện tượng mà biết bản chất bệnh tật; nhìn sắc xem mạch, phân biệt âm dương, nắm chắc sực mâu thuẫn chủ yếu của tật bệnh, từ giai đoạn chẩn đoán ban đầu của tứ chẩn, tiến dần đến giai đoạn chẩn đoán cao độ của biện chứng, nhận thức bản chất bệnh tật, từ đấy mà đưa ra một sự chẩn đoán chuẩn xác.
b4) Tư tưởng phép biện chứng phòng trị học:
Quan điểm tư tưởng này xuất phát từ sự biến hóa vận động, nhấn mạnh phòng bệnh khi chưa phát bệnh, đã phát bệnh thì phòng biến bệnh; dùng quan điểm đối lập và thống nhất để làm quan điểm chỉ đạo, chủ trương phù chính khu tà, điều hòa âm dương; căn cứ vào quan điểm mỗi quan hệ phổ biến, đề xuất phép trị nên “trước là phải theo tuế khí, không làm mất đi cài hài hòa của trời đất” ( tất tiên tuế khí, vô phạt thiên hòa – 必先岁气,无伐天和 ), theo mùa theo địa lý mà đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, đồng thời, chú ý đến sự khác biệt của mỗi cá thể con người mà có sự điều trị cho thích hợp. Trong việc điều trị, nhấn mạnh “dị bệnh đồng trị”, “đồng bệnh dị trị[1]”, chỉnh thể và cục bộ đều nặng thì trị bên ngoài (ngoại trị) kết hợp với trị bên trong (nội trị), động và tĩnh cùng thống nhất; chứng biến thì phép trị cũng biến theo, thừa nhận tính giai đoạn của bệnh tật và tính linh hoạt của việc trị bệnh, dùng thuốc quý ở chỗ liều lượng nặng nhẹ, có phương, có pháp. Mà biện chứng luận trị là tư tưởng phép biện chứng trong chẩn đoán và sự tập trung phản ánh của việc trị liệu.
c) Ý nghĩa của quan niệm biện chứng:
Quan niệm biện chứng của Đông y học, chỉ đạo con người từ quan điểm chỉnh thể, toàn diện, vận động, liên hệ mà không phải là quan điểm cục bộ, phiến diện, ngưng nghỉ, cô lập, để nhận thức sức khỏe và bệnh tật.
D) BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ:
1) Khái niệm cơ bản về biện chứng luận trị:
Biện chứng luận trị là kết hợp cách gọi giữa biện chứng và luận trị, là quan niệm chỉnh thể, quan niệm về động và thể hiện cụ thể của quan niệm biện chứng luận trị của Đông y học. Nó vừa là nguyên tắc cơ bản của điều trị bệnh tật và nhận thức bệnh tật trong Đông y học, lại là phương pháp cơ bản của việc chẩn đoán và phòng trị bệnh tật, là biểu hiện tập trung của đặc điểm học thuật Đông y học, cũng là một trong những đặc điểm cơ bản của hệ thống lý luận Đông y học.
a) Khái niệm về Chứng[2] (症), Chứng[3] (证), bệnh:
Bất kỳ sự phát sinh, phát triển của một tật bệnh nào, cũng đều phải thông qua một chứng trạng (症状), thể trưng[4] (体征), cùng các hiện tượng tật bệnh mà biểu hiện ra. Nói cách khác, thông qua hiện tượng bệnh tật mà biết rõ được bản chất bệnh tật. Đông y học cho rằng: Biểu hiện bệnh tật trên lâm sàng, thường lấy chứng trạng, thể trưng là yếu tố tạo thành cơ bản.
Chứng trạng là một hiện tượng bên ngoài khác của tật bệnh, là cảm giác chủ quan của người bệnh cảm thấy cảm giác khác thường hoặc một thay đổi của một trạng thái bệnh nào đấy, như đau đầu, phát nhiệt, ho, buồn nôn, nôn mửa v.v… có thể cảm thấy và quan sát được bằng biểu hiện khách quan thì gọi là thể trưng, như rêu lưỡi, mạch tượng. Ý nghĩa rộng của chứng trạng bao gồm cả thể trưng.
Chứng (证), còn gọi là chứng hậu (证候). Chứng là khái niệm đặc thù của Đông y học, là tâm điểm của nhận thức và trị liệu tật bệnh trong Đông y học. Trên lâm sàng dưới tác dụng của nhân tố gây bệnh, chứng, là biểu hiện tổng hợp của sự rối loạn các mối liên hệ lẫn nhau giữa cơ thể và hoàn cảnh ngoại giới cùng với các mối liên hệ nội bộ bên trong cơ thể, là một tổ hợp đặc thù bao gồm toàn diện các mối liên hệ nội tại, nêu lên chứng trạng và thể trưng của bản chất bệnh tật. Bản chất ấy là một biểu hiện lâm sàng của một giai đoạn nào đó, kết hợp hoàn cảnh và các nhân tố khác mà tiến hành phân tích, quy nạp và tổng hợp. Từ đó, đối với nhân tố gây bệnh, bộ vị bệnh biến, tính chất và xu thế phát triển của tật bệnh, cùng với năng lực phản ứng kháng bệnh của cơ thể. Nó không nêu lên được trạng thái phản ứng chỉnh thể, của cơ thể đối với nguyên nhân bệnh (bệnh nhân) hoặc trạng thái phản ứng của sự kháng bệnh, điều hòa và khống chế. Như chứng “Tỳ dương hư”, bệnh vốn là ở tỳ, nguyên nhân bệnh là do hà tà làm hại, tính chất bệnh thuộc hàn, thế bệnh thuộc hư. Như vậy, vị trí bệnh là ở tỳ, nguyên nhân bệnh và tính chất bệnh là do hàn, thế bệnh là thuộc hư, tổng hợp thành một mối quan hệ hữu cơ và tạo thành chứng “tỳ dương hư”. Chứng (证), là do chứng trạng (症状) tạo thành. Nhưng nó được tạo thành bởi một số chứng trạng đơn giản, mà là thông qua hiện tượng mà nắm chắc được dấu chỉ biện chứng của một ý nghĩa mà trong đó bao gồm bản chất (chứng trạng), làm rõ ràng mối liên hệ nội tại, từ đó nêu rõ lên được bản chất tật bệnh. Có thể thấy, chứng so với chứng trạng có sự toàn diện, sâu sắc, chính xác trong vấn đề nêu rõ lên bản chất của tật bệnh. Vì vậy, khái niệm về chứng (症) với chứng (证) không giống nhau.
Bệnh, còn gọi là tật bệnh, dưới tác dụng của nguyên nhân bệnh, tà chính giao tranh trong cơ thể, âm dương thất điều, xuất hiện quá trình diễn biến của một quy luật phát triển nhất định, biểu hiện cụ thể một số chứng trạng và các chứng hậu tương ứng với một giai đoạn riêng biệt.
Bệnh là do sự thể hiện của chứng mà có, phản ánh quy luật cơ bản của toàn bộ quá trình biến hóa bệnh lý và quy luật cơ bản của sự phát sinh, phát triển, biến hóa.
Mối liên hệ của Chứng (症), chứng (证) và bệnh:
Chứng (症), chứng (证), và bệnh, cả ba vừa có liên hệ lại vừa có sự khác biệt. Cả ba đều thống nhất trong cơ sở của sự biến hóa bệnh lý trong cơ thể con người, nhưng, chứng (症) chỉ là một hiện tượng biểu hiện cá biệt của tật bệnh; còn chứng (证) thì phản ánh bản chất biến hóa của một giai đoạn nào đó của bệnh tật, nó liên hệ chứng trạng và tật bệnh lại với nhau, từ đó, nêu rõ mối liên hệ nội tại giữa chứng và bệnh; bệnh là phản ánh toàn bộ quá trình của biến hóa bệnh lý.
b) Hàm nghĩa và mối liên hệ của biện chứng và luận trị:
Biện chứng, là mang các tư liệu, chứng trạng và thể trưng thu thập được từ tứ chẩn (vọng ,văn, vấn, thiết), thông qua phân tích, tổng hợp, biện rõ nguyên nhân, tính chất, bộ vị, cho đến mối liên hệ giữa tà chính của tật bệnh, mà khái quát, phán đoán chứng hậu của một tính chất bệnh tật nào đó. Then chốt của biện chứng là “biện”, quá trình biện chứng là đối với một hiện tượng biến hóa bệnh lý của bệnh tật, đưa ra một quá trình phán đoán toàn diện, chính xác, tức là từ nhận thức cảm tính trở thành nhận thức, phân tích lý tính, đồng thời tìm ra được sự mâu thuẫn chủ yếu trong bệnh biến.
Luận trị, còn gọi là thi trị, là căn cứ trên kết quả của biện chứng, xác định phương pháp và nguyên tắc trị liệu tương ứng. Đây cũng là quá trình nghiên cứu và thực hiện trị liệu. Hợp lại mà nói, biện chứng luận trị, dưới sự chỉ đạo của lý luận Đông y học, đối với tư liệu có được từ Tứ chẩn mà tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát, phán đoán chứng hậu, đồng thời, lấy chứng (证) làm cứ liệu để xác lập nguyên tắc và phương pháp của trị liệu, giúp cho quá trình thức hiện công tác lâm sàng. Biện chứng là tiền đề và nền tảng trong việc quyết định trị liệu; luận trị là cách thức và phương pháp của việc trị liệu bệnh tật. Thông qua luận trị để kiểm nghiệm tính chính xác của biện chứng. Quá trình biện chứng luận trị là quá trình nhận biết bệnh tật và giải quyết bệnh tật. Biện chứng và luận trị là hai phương diện liên hệ lẫn nhau, không thể tách rời trong quá trình điều trị tật bệnh, là thể hiện của sự kết hợp lẫn nhau giữa thực tiễn và lý luận, là sự vận dụng cụ thể của lý, pháp, phương, dược trên lâm sàng, là nguyên tắc cơ bản của công tác chỉ đạo lâm sàng trong Đông y.
2) Vận dụng của biện chứng luận trị:
Quá trình biện chứng luận trị là quá trình tư duy lâm sàng của Đông y.
a) Phương pháp biện chứng thường dùng:
Phương pháp biện chứng thường dùng trên thực tiễn lâm sàng gồm có: Biện chứng bát cương, biệng chứng tạng phủ, biện chứng khí huyết, biện chứng lục kinh, biện chứng vệ khí, biện chứng tam tiêu, biện chứng bệnh nhân (nguyên nhân bệnh). Các phương pháp biện chứng này, tuy mỗi phương pháp có một đặc điểm riêng, đối với việc chẩn trị các tật bệnh khác nhau trên lâm sàng, mỗi cái đều có sự quan trọng khác nhau, nhưng lại có sự liên hệ lẫn nhau, bổ sung cho nhau.
b) Quá trình biện chứng luận trị:
Dưới sự chỉ đạo của chỉnh thể quan niệm, vận dụng tứ chẩn đối với người bệnh để quan sát một cách tỉ mỉ trên lâm sàng, giúp phản ánh được một loạt chứng trạng và biểu hiện cơ thể của con người dưới tác động của bệnh tà, căn cứ trên nguyên lý “biện chứng cầu nguyên” (biện chứng để tìm gốc bệnh) mà tiến hành nghiên cứu, phán đoán nguyên nhân phát bệnh, lại kết hợp với hoàn cảnh địa lý, thời lệnh (chủ mùa), khí hậu, thể chất người bệnh người bệnh, giới tính, nghề nghiệp và các phân tích cụ thể tình hình khác, từ đó tìm ra được bản chất bệnh tật, có được kết luận biện chứng, sau cùng xác đinh phép tắc điều trị, chọn lựa phương thang mà tiến hành trị liệu. Đấy là quá trình cơ bản của biện chứng luận trị lâm sàng trong Đông y.
c) Liên hệ của biện chứng với biện chứng:
Trong biện chứng luận trị, cần phải nắm bắt được mối liên hệ giữa bệnh và chứng, vừa phải biện bệnh, lại phải biện chứng, mà biện chứng càng phải cần biện bệnh. Chứng là giai đoạn khác nhau của tật bệnh, là phản ánh khác nhau của sự biến hóa bệnh lý. Vì vậy, trong quá trình phát triển tật bệnh, có thể xuất hiện các chứng hậu khác nhau, cần căn cứ vào chứng hậu khác nhau mà tiến hành trị liệu. Như các chứng vệ phần, khí phần, doanh phần, huyết phần trong ôn bệnh, đó là phản ánh bệnh lý của quá trình bốn giai đoạn khác nhau trong ôn bệnh, nên phân biệt các phép trị thích hợp như giải biểu, thanh khí, thanh doanh, lương huyết. Đồng bệnh có thể khác chứng, khác bệnh lại có thể cùng chứng. Như cùng là bệnh hoàng đản, nhưng có bệnh thì biểu hiện là thấp nhiệt chứng, phép trị nên thanh nhiệt lợi thấp; có bệnh thì biểu hiện là hàn thấp chứng, lại nên ôn hóa hàn thấp, đấy gọi là đồng bệnh dị trị. Lại như tật bệnh khác nhau, trong quá trình phát triển bệnh, do xuất hiện chứng có tính chất giống nhau, từ đó có thể chòn dùng cùng một phương pháp trị liệu, đó gọi là dị bệnh đồng trị. Như các chứng cửu lỵ, thoát giang, sa tử cung, là các bệnh khác nhau, nhưng nếu đều có biểu hiện là trung khí hạ hãm, thì đều có thể dùng phép trị thăng đề trung khí. Từ đó có thể thấy, phép trị bệnh chủ yếu của Đông y không phải là sự khác nhau trong cách nhìn bệnh, mà là sự phân biệt trong cách nhìn chứng. Chứng giống nhau, thì dùng phép trị giống nhau về cơ bản; chứng khác nhau thì dùng phép trị khác nhau về cơ bản. Đấy là “chứng đồng trị diệc đồng, chứng dị trị diệc dị”(chứng giống nhau thì trị giống nhau, chứng khác nhau thì trị khác nhau). Sự mâu thuẫn nhắm vào quá trình phát triển khác nhau về bản chất của tật bệnh dùng nguyên tắc đưa ra các phương pháp khác nhau giải quyết, là thực chất tinh thần của biện chứng luận trị.
Tư duy khoa học chủ yếu của Á đông cổ đại, chủ yếu là hình thức tư duy trực quan tổng hợp. Quan sát là khởi điểm của tư duy truyền thống Á đông. Từ hiện tượng để biện vật là phương thức quan sát quan trọng trong tư duy này. Mà loại hiện tượng này được tạo nên từ sự quan sát bởi cơ sở là cảm giác của khí quan. Hiện tượng sự vật là là sự thống nhất giữa hoành quan (quan sát sự vật lớn) với vi quan (quan sát sự vật tinh tế), theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự quan sát của con người đã có được sự tiến bộ từ thế giới vĩ mô (hoành quan) đến thế giới vi mô (vi quan), vừa đứng trên sự quan sát cảm quan, lại vừa áp dụng máy móc khoa học, mở rộng được trực giác quan sát cảm quan, để bù đắp vào những chỗ thiếu sót. Đông y học, trong quá trình biện chứng, các tư liệu tứ chẩn có được, đều là dựa vào cảm quan trực tiếp mà có. Tính giới hạn của sự quan sát trực tiếp từ cảm giác khí quan, quyết định tính giới hạn tư liệu của tứ chẩn trong vọng, văn, vấn, thiết. Vì vậy, biện chứng vừa phải dựa trên quan sát trực tiếp cảm quan, từ hiện tượng của vi mô, chỉnh thể mà nắm bắt tật bệnh, lại cần không nên bó buộc ở quan sát trực tiếp cảm quan, mà nên dùng các phương pháp khoa học và biện pháp, để gặt hái được những tư liệu khó có được từ cảm quan trực tiếp, khiến cho việc quan sát càng khoa học, càng toàn diện, nâng cao được trình độ biện chứng đạt đến một tầm cao mới, đấy cũng là nhiệm vụ quan trọng trong việc hiện đại hóa Đông y học.
Chú thích:
[1] Đồng bệnh dị trị, là một loại bệnh giống nhau, nhưng do bệnh cơ và chứng hậu khác nhau nên cách trị cũng khác nhau. Dị bệnh đồng trị, là bệnh tuy có khác nhau, nhưng biểu hiện chứng hậu tương đồng thì lại chọn dùng cách trị giống nhau. Ví dụ chứng sa dạ dày, thoát giang và tử cung, tuy bệnh có khác nhưng đều là do trung khí hạ hãm, nên cách trị đều phải bổ trung ích khí.
[2] 症: chứng bệnh, gốc bệnh.
[3] 证: cơ sở để chứng tỏ sự đúng đắn và ý nghĩa của một sự vật, sự việc.
[4] Trưng (征): dấu hiệu, triệu chứng.
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường.