Triết học là quan điểm căn bản và hệ thống của con người, đối với toàn thể thế giới ( tự nhiên, xã hội và tư duy ), đây là môn học nghiên cứu về thế giới quan, tổng kết, và khái quát tri thức xã hội và tri thức tự nhiên. Khoa học là hệ thống tri thức tự nhiên, xã hội và tư duy. Khoa học không thể tách rời khỏi tư duy lý luận, không thể tách rời khỏi sự chỉ đạo của thế giới quan. Cho nên, giữa triết học và khoa học tồn tại một sự nương tựa lẫn nhau, một mối liên hệ mật thiết ảnh hưởng lẫn nhau. Y học một hệ thống khoa học nghiên cứu về quá trình sự sống của con người và đưa ra phương pháp đấu tranh với bệnh tật. Y học thuộc phạm trù khoa học tự nhiên. Mối liên hệ giữa khoa học tự nhiên với triết học là mối liên hệ biện chứng đặc thù và phổ thông. Y học nghiên cứu đặc thù quy luật vận động sự sống, mà triết học thì nghiên cứu về quy luật phổ thông của sự phát triển tự nhiên, xã hội và tư duy. Muốn nghiên cứu tìm hiểu về bí mật của sự sống và sức khoẻ, cùng với quy luật vận động của tật bệnh, y học cần phải có một tư duy triết học tiên tiến để kiến lập một phương pháp luận và thế giới quan hệ thống lý luận của riêng mình. Đông y học thuộc phạm trù khoa học tự nhiên cổ đại Á đông, lấy duy vật luận thô sơ cổ đại và tư tưởng phép biện chứng tự phát là Khí Nhất Nguyên Luận, và học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành để làm cơ bản cho triết học, nhằm tạo nên một hệ thống lý luận, đồng thời khiến cho nó trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống lý luận Đông y học.
Khí là một hệ thống thuộc phạm trù trong triết học cổ Á đông, là một phạm trù cơ bản nhất, quan trọng nhất, là phạm trù phổ biến đặc thù của người Á đông. Khí nhất nguyên luận, còn gọi là “Nguyên Khí Luận, đối với văn hóa truyền thống Á đông, có một sự ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc, trở thành một nhãn quan tự nhiên về nhận thức thế giới của người Á đông cổ đại.
Học thuyết Âm Dương là một học thuyết được xây dựng trên cơ sở Khí Nhất Nguyên Luận, là nhận thức của người Á đông cổ đại đối với quy luật đối lập và thống nhất. Khí là thể thống nhất của sự đối lập Âm Dương. Thế giới vật chất dưới tác dụng hỗ tương của hai khí Âm Dương, không ngừng vận động, biến hóa.
Học thuyết Ngũ Hành là một hệ thống luận thô sơ phổ thông của người Á đông cổ đại, cùng giống với học thuyết Âm Dương, chú ý vào tác dụng mâu thuẫn của sự vật, chú ý vào sự biến hóa và vận động của sự vật, từ mối quan hệ kết cấu của sự vật cùng với phương thức hành vi của nó, tìm hiểu nghiên cứu về động thái vận động thăng bằng của vật vật chất trong tự nhiên giới. Triết học cổ Á đông cho rằng: Khí là nền tảng của sự thống nhất vạn vật Thiên Địa, là nguồn gốc của thế giới. ( Nó ) lấy khí làm phạm trù cao nhất của triết học, dựa trên hệ thống logic của Khí, Âm Dương, Ngũ Hành, nêu lên bản chất bao quát sự sống của vạn vật thế giới, làm sáng tỏ được sự biến hóa vận động của thế giới.
Đông y học kế thừa và phát triển tư tưởng Khí Nhất Nguyên Luận, học thuyết Âm Dương, học thuyết Ngũ Hành của triết học cổ đại Á đông, dùng để làm sáng tỏ mối quan hệ của hoạt động sự sống con người với hoàn cảnh ngoại giới, sự phát sinh, phát triển tật bệnh, cùng với quy tắc phòng trị bệnh, cùng với các biện pháp tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và nâng cao sức lao động, tạo nên một học thuyết Khí Nhất Nguyên Luận, học thuyết Âm Dương và học thuyết Ngũ Hành của Đông y học.
Đông y học là một chuyên ngành của người Á đông cổ đại, có tính hệ thống khoa học. Trong lúc nghiên cứu quy luật vận động sự sống con người, mang lý luận triết học tiên tiến hiện đại và lý luận y học dung hòa với nhau, trở thành một chỉnh thể không thể tách rời, thuộc hình thái triết học tự nhiên. Đông y học, tại thời điểm cổ đại, so với các nền lý luận y học cổ như Hy Lạp, Rô-Ma thì hoàn thiện hơn, đã có một nền triết học tự nhiên của một nền y học cao, nó lấy tư tưởng Khí Nhất Nguyên Luận, học thuyết Âm Dương và học thuyết Ngũ Hành làm nền tảng triết học cho riêng mình, vận dụng tổng hợp tư duy phương thức để phân tích và giải quyết lý luận y học và thực tiễn trị liệu, thể hiện đặc điểm văn hóa truyền thống Á đông. Từ đó đến nay, không thể dùng các phương pháp phân tích để khiến cho nó rời khỏi triết học tự nhiên mà thành một thực chứng y học tồn tại độc lập. Vì vậy, muốn học tập và nghiên cứu Đông y học, thì cần phải hiểu biết sự bao hàm của nội dung triết học trong Đông y học. Làm được như vậy, mới có thể hiểu biết sâu sắc bản chất và đặc điểm của lý luận Đông y học.
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường