Trang chủ / Cây cỏ làm thuốc / CÔNG HIỆU VÀ CÁCH SỬ DỤNG KỶ TỬ

CÔNG HIỆU VÀ CÁCH SỬ DỤNG KỶ TỬ

Nhà Thuốc HẠNH LÂM ĐƯỜNG

 

 

Kỷ tử tính bình, vị ngọt. Đi vào kinh Can – Thận – Phế

Công hiệu: Bổ cho Can Thận, sáng mắt, nhuận Phế. Dùng trị các chứng chóng mặt tối mắt, di tinh, tiểu đường, ho do âm hư.

Các thành phần dinh dưỡng trong Câu kỷ tử: Trong kỷ tử rất giàu các thành phần dinh dưỡng như Carotene, Vitamin A – B1 – B2 – C và Canxi, sắt… và các chất dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ mắt, vì vậy mà còn có tên gọi thông dụng khác là “minh nhãn tử” ( hạt sáng mắt ). Các thầy thuốc xưa nay thường trọng dụng Kỷ tử để chữa các chứng mờ mắt hoa mắt, quáng gà do Can huyết bất túc, thận âm khuy hư, như phương thang nổi tiếng “Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn” cũng dùng Kỷ tử làm vị thuốc chính. Trong dân gian cũng dùng Câu kỷ tử để trị các bệnh mắt mãn tính như Câu kỷ chưng với trứng là món ăn đơn giản mà rất hiệu quả để hỗ trợ cho chức năng của mắt.

Trong lá Kỷ tử hàm chứa chất Betaine, nhiều loại chất béo không bão hòa, vitamin. Các nghiên cứu cho thấy trong lá Kỷ tử có hơn 20 loại axit amin, lượng nhiều hơn trong Kỷ tử, rất hiệu quả trong việc điều trị phát sốt do hư lao, phiền khát, mắt đỏ tối xầm, thị lực giảm sút, băng lậu đới hạ, nhiệt độc, lở loét.

1) Công hiệu và cách dùng của Câu kỷ tử:

Trong sách Bản Thảo Cương Mục có chép: Kỷ tử thu hoạch vào mùa xuân thì gọi là Thiên tinh thảo; thu hoạch vào mùa hạ thì gọi là “Trường sinh thảo; thu hoạch vào mùa thu thì gọi là Câu kỷ tử; thu hoạch vào mùa đông thì gọi là Địa cốt bì”. Lá non Kỷ tử cũng còn gọi là Câu kỷ đầu, có thể dùng để ăn hoặc hãm uống như trà. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy Câu kỷ tử có tác dụng hạ đường huyết, kháng gan nhiễm mỡ, đồng thời chống xơ hóa động mạch.

  • Tăng cường thể chất, nâng cao miễn dịch:

Câu kỷ tử có thể phù chính cố bản và phù chính khư tà ( Tăng cường chính khí trong cơ thể, làm mạnh gốc của cơ thể và trừ được tác động viêm nhiễm từ bên ngoài ), không những tăng cường công năng cơ thể, thúc đẩy phục hồi sức khỏe, mà còn có thể nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể, ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh bên ngoài đi vào cơ thể, tăng cường khả năng thích ứng của cơ thể đối với các sự tác động từ bên ngoài bởi các yếu tố có hại.

 

  • Giảm mỡ máu, giảm huyết áp:

Ăn câu kỷ tử rất hiệu quả trong việc hạ hàm lượng cholesterol và Triglyceride trong máu, giảm nhẹ và đề phong xơ hóa động mạch, trị cao huyết áp, là một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho mạch vành tim.

 

  • Kháng ung thư:

Câu kỷ tử có tác dụng ức chế rõ rệt đối với sự hình thành và lan tỏa của tế bào ung thư. Các nghiên cứu hiện đại và kết quả lâm sàng cho thấy lá Câu kỷ tử hãm uống như trà hàng ngày có thể nâng cao và cải thiện chức năng sinh lý, công năng miễn dịch cho người già, người suy nhược nhiều bệnh và bệnh nhân ung thư, có tác dụng làm mạnh cơ thể và chống lão hóa. Đối với bệnh nhân ung thư đang hóa trị nếu kết hợp sử dụng Kỷ tử thì có thể giảm nhẹ các tác dụng phụ của hóa trị, đề phòng sự giảm sút bạch cầu, điều tiết chức năng miễn dịch.

 

  • Tráng dương, tăng cường sức khỏe:

Câu kỷ tử được dùng trong các phương thang bồi bổ và tăng cường sức khỏe để trị thận yếu, các chứng bệnh về Can – Thận có hiệu quả rất tốt, có kết quả rất rõ trong việc nâng cao hàm lượng testosterone, đạt được kết quả cường thân tráng dương, rất hiệu quả trong việc điều trị sinh lý yếu.

 

  • Giảm các chứng viêm do dị ứng:

Câu kỷ tử có tác dụng giảm nhẹ các chứng trạng do dị ứng gây ra như bệnh đường ruột, đau khớp, xuất huyết. Các tác dụng này được thực hiện thông qua sự điều tiết chuyển hóa bên trong cơ thể.

 

  • Tăng cường trí nhớ:

Câu kỷ tử có công năng cải thiện đại não, tăng cường năng lực ghi nhớ.

 

  • Hạ đường huyết, trị tiểu đường:

Do Câu kỷ tử có hàm chứa phong phú chất Guanidin có thể hạ đường huyết, vì vậy Kỷ tử là loại thực phẩm quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.

 

  • Tăng cường công năng tạo huyết trong cơ thể:

Câu kỷ tử có tác dụng rõ rệt trong việc thúc đẩy tăng sinh tế bào tạo huyết, có thể khiến cho các tế bào bạch cầu gia tăng, tăng cường công năng tạo máu cho cơ thể.

 

  • Trị vô sinh nam:

Câu kỷ tử đối với có tác dụng sinh tinh nhanh đối với chứng tinh trùng ít và tinh trùng yếu, vì vậy có thể trị được chứng vô sinh nam.

Ngoài ra: Ngoài các tác dụng kể trên ra, Câu kỷ tử có rất nhiều tác dụng khác trong Đông dược. Ví dụ: Câu kỷ tử có thể chữa được chữa viêm gan mạn tính, xơ gan, cải thiện chức năng bài tiết của tuyến giáp, điều trị chứng vô sinh do trứng không rụng, nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể, có thể tăng cường công năng tạo máu của cơ thể.

 

2) Tác dụng của Câu kỷ tử khi hãm nước uống:

  • Chống lão hóa:

Câu kỷ tử chứa rất nhiều hàm lượng đường Polysaccarit, Beta carotene, Vitamin E, Senlen và Flavonoid và các chất kháng oxy hóa, có tác dụng tốt trong việc kháng oxy hóa. Câu kỷ tử có thể kháng lại Oxy hóa bazơ gốc tự do, giảm nhẹ sự tổn thương do Oxy hóa gốc tự do gây ra, từ đó có thể giúp chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

 

  • Cải thiện sắc đẹp:

Nếu thường xuyên ăn Kỷ tử sẽ giúp cải thiện nhan sắc, điểm này ít người nhận biết. Đó là vì Câu kỷ có thể nâng cao được khả năng hấp thụ Oxy của da, ngoài ra còn có thể khiến da trắng hơn.

 

  • Bổ cho Can – Thận:

Kỷ tử tính bình, vị ngọt. Đông y cho rằng Câu kỷ có thể bổ cho Can – Thận, sinh tinh sáng mắt, dưỡng huyết, tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Nghiên cứu hiện cho thấy thực tế thường dùng Kỷ tử có hiệu quả trong trường hợp mệt mỏi, hạ huyết áp. Ngoài ra Kỷ tử có tác dụng bảo vệ gan, hạ đường huyết, chống nhuyễn hóa thành mạch, hạ Cholesterol và Triglyceride  trong máu. Đối với mỡ nhiễm gan và tiểu đường cũng có những hiệu quả nhất định. Căn cứ vào các kết quả lâm sàng cho thấy Kỷ tử còn có thể điều trị được chứng suy kiệt mãn tính.

 

  • Dưỡng Can sáng mắt:

Kỷ tử có nhiều hàm lượng đường Polysaccarit, đối với các thí nghiệm trên tổn thương gan đều có tác dụng bảo vệ rất tốt, có thể hạ được men gan, thúc đẩy sự tự phục hồi của  tổn thương gan.

 

  • Chống mệt mỏi:

Đường Polysaccarit có tác dụng nâng cao Glycogen trong cơ bắp và Glycogen dự trữ trong gan trên chuột thí nghiệm, gia tăng sức khử amin, tăng cường sự đào thải ure máu và hạ lactate máu sau vận động. Thí nghiệm trên chuột bạch cho thấy dịch Kỷ tử có thể giúp thời gian bơi của chuột kéo dài hơn. Cho nên đường Polysaccarit có thể tăng cường thể lực của cơ thể, nhanh chóng giúp phục hồi mệt mỏi sau vận động.

 

  • Điều tiết hệ miễn dịch:

Đường Polysaccarit trong Kỷ tử có hiệu quả rất rõ rệt đối với hệ miễn dịch trên chuột thí nghiệm. Hiệu quả miễn dịch  có tác dụng điều tiết rõ rệt và tăng cường sự tăng sinh tế bào Lympho tụy trên chuột thí nghiệm, phản ứng thay đổi kéo dài, tăng cao hàm lượng huyết thanh tan máu, công năng tế bào đại thực bào máu trong khoang bụng chuột, khả năng đào thải carbon ở chuột, và tăng cường khả năng hình thành kháng thể.

3) Cách ăn Câu kỷ tử:

Có rất nhiều cách dùng Kỷ tử phối hợp với món ăn và các vị thuốc khác, hấp, nấu đều được. Cần dùng lượng nhỏ, ăn kéo dài thì tốt hơn, không nên dùng liều lượng quá nhiều. Dưới đây là một số cách dùng Kỷ tử phổ biến.

  • Trực tiếp nhai:

Dùng Kỷ tử bỏ vào nồi hấp vài phút hoặc hơ trên lửa nhỏ vài giây ( thời gian không nên quá lâu để tránh bị cháy hoặc bị mềm quá ). Mỗi ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối.

 

  • Hãm Kỷ tử:

Bỏ Kỷ tử vào cốc, cho nước sôi vào hãm từ 2 – 5 phút, sau đó uống nước và ăn hạt.

 

  • Hãm Kỷ tử với trà hoa hồng:

Dùng hoa hồng khô, Kỷ tử, Đại táo. Đại táo bỏ hạt, cắt thành từng cọng. Cho đường phèn và Kỷ tử vào trong ấm trà; hoa hồng, Đại táo vào trong tách trà, chế một ít nước vào hãm cho mềm Hoa hồng, sau đó chế nước Kỷ tử lên mà dùng.

 

  • Kỷ tử pha mật ong:

Bỏ Kỷ tử vào cốc, chế nước sôi vào. Chờ khi nước ấm ( khoảng trên dưới 400 ), cho vào khoảng 1 thìa canh mật ong, đánh cho hòa tan là uống được.

 

  • Canh Kỷ tử gà mái:

Làm thịt một con gà mái; lượng nấm mèo vừa đủ, ngâm cho mềm; bó một bó hành lá ( cả củ, lá ); gừng giã dập. Cho vào nồi đất ( hoặc nồi thủy tinh ) lượng nước vừa đủ, bỏ gà mái vào bên trong ( chặt ra hoặc để nguyên con đều được ). Chờ sau khi nước sôi mạnh thì vớt bọt ra, bỏ hành – gừng vào, thêm một ít rượu, cho lửa liu riu, hầm kéo dài. Chờ một tiếng sau thì cho nấm vào, lại hầm thêm một tiếng, rồi cho Kỷ tử vào, thêm một ít muối vào, chờ một lúc là ăn được.

 

  • Kỷ tử xào cá chép:

Mổ bụng cá chép bỏ ruột, bỏ vẩy, rửa sạch, cắt hành thành sợi, gừng sắt lát; bỏ dầu ăn vào chảo khử cho nóng, bỏ cá chép vào chiên cho vàng, thêm hành, gừng, muối, tiêu, bột mì pha nước vào sào khoảng 15 phút. Chờ một lát sau thì cho Kỷ tử vào xào tiếp 10 phút, cho vào một ít vị tinh là có thể ăn được.

 

  • Cháo cải Kỷ tử:

Cháo nấu trước. Sau khi đã xong cháo thì cho Kỷ tử, cải thìa cắt đoạn, muối, vị tinh vào. Nấu thêm một lát nữa là có thể ăn được.

 

  • Cháo Kỷ tử Hoài sơn:

Nấu cháo cùng lúc với Hoài sơn. Đến khi cháo chín thì cho Kỷ tử và gia vị vào nấu tiếp một lúc là được.

 

  • Kỷ tử tôm xú chiên giòn:

Dùng một nửa số Kỷ tử nguyên liệu cho nước vào nấu, sau khi sôi khoảng 15 phút thì vớt Kỷ tử ra, cô nước lại cho còn khoảng 150ml. Một nửa còn lại cho vào một cái bát con, bỏ vào nồi hấp cách thủy. Cho muỗi, vị tinh, nước Kỷ tử hòa với nhau, nấu sôi. Khi nước hơi sánh lại thì bỏ Kỷ tử chín vào, làm sạch tôm để ráo nước. Dùng nồi đất đặt lên bếp lửa cho nóng, cho dầu thực vật vào, chờ đến khi dầu nóng đủ độ thì cho tôm vào, đảo cho đến khi vỏ tôm chuyển giòn, dùng vợt vớt tôm ra để ráo dầu. Phần dầu còn lại trong nồi thì bỏ hành đập dập, gừng đập dập, đường trắng, rượu vào đảo đều. Sau đó đổ lên mặt tôm.

4) Cách hãm trà Kỷ tử:

 

  • Trà Kỷ Tử Cúc Hoa:

Nguyên liệu: Câu kỷ tử 20g; Cúc hoa 24g; đường phèn vừa đủ.

Cho 1,5 lít nước vào Kỷ tử, nấu lửa to cho sôi, sau khi nước đã sôi thì cho lửa vừa, sôi liu riu khoảng 20 phút. Tiếp đến bỏ Cúc hoa vào, lại cho lửa to đun sôi rồi hạ nhỏ lửa cho sôi liu riu 5 phút. Vớt cúc hoa ra, cho đường phèn vào.

Công dụng: Mát gan sáng mắt. Trà Cúc hoa có tác dụng giúp trị chứng mỏi mắt, ngoài ra còn có tác dụng hạ huyết áp, trị các chứng ngực đầy, hồi hộp, thở gấp, choáng váng, đau đầu, tứ chi tê dại. Cúc hoa cung có thể tiêu mỡ giảm béo, thích hợp với những người béo phì, mỡ máu cao, cao huyết áp.

 

  • Trà Kỷ Tử Sơn Tra:

Nguyên liệu: Sơn tra 6 lát ( dùng tươi hoặc khô đều được ); Kỷ tử 10 hạt. Bỏ cả hai vào cốc, cho nước sôi vào hãm 30 phút là có thể dùng được.

Công dụng: Sơn tra có tác dụng khai vị tiêu thực, hoạt huyết hóa ứ, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, chống lão hóa, điều tiết đường huyết và mỡ máu. Kỷ tử có công dụng bổ cho Can – Thận, hòa huyết nhuận táo, có thể bảo vệ gan, hạ huyết áp, hạ cholesterol và làm đẹp. Hai vị dùng dùng có tác dụng bổ Can ích Thận, bổ huyết ích trí ( bổ huyết, tăng cường trí nhớ ). Trị các chứng bệnh về tâm não – mạch máu.

 

  • Trà Kỷ Tử Long Nhãn:

Nguyên liệu: Long nhãn 4 – 5 quả; Kỷ tử 10 hạt; Hồng táo 2 quả. Bỏ cả hai vào cốc, cho nước sôi vào hãm 30 phút là có thể dùng được.

Công dụng: Vừa dùng loại trà này, vừa xoa bóp mắt thì có thể trị được chứng khô mắt. Hồng táo và Long nhãn đều có tác dụng bổ khí huyết. Kỷ tử có thể bổ cho Can – Thận, sáng mắt, nhuận phế, chống lão hóa. Nếu dùng để làm đẹp da thì nên cho thêm vào hồng trà, không nên dùng trà xanh.

 

  • Trà Câu Kỷ Bát Bửu:

Nguyên liệu: Cúc hoa 4g; Kim ngân hoa 8g; Hồng táo 1 quả; Bàn đại hải ( hạt ươi ) 1 hạt; Liên tâm 8 cọng; Câu kỷ tử 5 hạt; Tây dương sâm 1 lát; Trần bì 2 lát; đường phèn lượng vừa đủ. Hãm với nước sôi uống.

Công hiệu: Trà Bát Bửu không chỉ ổn định huyết áp mà còn có thể sinh tân nhuận phế.

5) Cách phân biệt Kỷ tử thật giả:

 

Trên thị trường Kỷ tử thật giả tràn lan lẫn lộn, nếu không có chuyên môn thì không thể phân biệt được. Dưới đây là cách để phân biệt kỷ tử thật giả.

Đặc trưng của Câu kỷ tử thật: Quả chắc, hình bầu dục, hai đầu nhỏ, hơi dẹt, màu sắc bên ngoài đỏ tươi hoặc đỏ tối, có nhiều nếp nhăn lộn xộn, hơi bóng; đầu quả hình trụ, gốc quả có màu trắng, vỏ quả mềm giãn, thịt quả mềm mại, bên trong có nhiều hạt tròn hình quả thận màu vàng nâu nhạt. Vị ngọt.

 

Kỷ tử giả:

Kỷ tử giả hình hình cầu, ngoài da có màu nâu tối hoặc màu vàng nâu, da quả hơi cứng, một nửa trong có thể thấy được hạt bên trong, hạt to mà nhiều. Vị chua.

 

 

Phân biệt quả mùa hạ và mùa thu:

Độ khô, ướt, cứng khác nhau. Quả mùa thu mềm, màu sắc tối hơn. Kỷ tử Ninh Hạ có hình tròn dài – nhọn, hai đầu nhỏ, ở giữa phình to. Loại đặc biệt màu đúng của nó là màu đỏ tía đều, nếu đầu đen thì chất lượng không tốt.

Cấm kỵ:

Sốt do cảm, tỳ hư có phong thấp, cầu lỏng tránh dùng.

Chú ý:

Loại tươi và sáng quá đa phần là đã xông qua Lưu huỳnh, hàm lượng dinh dưỡng không cao.

 

Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

error: Bạn không thể copy nội dung này
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Xin chào, bạn cần trợ giúp ?