Trang chủ / BỆNH ĐẶC TRỊ 1 / Các Triệu Chứng Bệnh Lý Cột Sống

Các Triệu Chứng Bệnh Lý Cột Sống

Nhà Thuốc Hạnh Lâm Đường

Bài viết chỉ mang tính tham khảo và phổ biến. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và điều trị đúng hướng dẫn trong bài viết thì người bệnh có thể tự điều trị được cho mình. Nếu bệnh ở mức độ nặng, lâu ngày, điều trị không hiệu quả thì bệnh nhân gửi thông tin cho nhà thuốc để được điều trị theo hướng chuyên trị hơn.

Bấm vào đây để vào mục Câu Hỏi Cho Bệnh Bệnh Lý Cột Sống. Bấm vào đây để đến mục Gửi Bệnh Án để điền thông tin gửi đến nhà thuốc.

 

 

CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH LÝ CỘT SỐNG

 

1 – Bệnh lý cổ gáy – vai tay:

a) Phân biệt và triệu chứng:

Các triệu chứng thuộc về đốt sống cổ là một hội chứng thuộc phạm vi bệnh lý bộ phận cổ. Hội chứng này xuất hiện bởi sự biến đổi từ hiện tượng sinh lý chính thường của đốt sống chuyển sang hiện tượng bệnh lý, mà các hiện tượng bệnh lý đó có tính thoái hóa và tổn thương. Các nguyên nhân chủ yếu vẫn là viêm khớp xương sống cổ, viêm sống cổ có tính tăng sinh, các tổn thương thoái hóa dẫn đến thoát vị đĩa đệm hoặc gai đốt sống.

Điểm chính để phân biệt là: Các triệu chứng tê hoặc đau có kèm theo cơn đau cự án ở một hoặc nhiều đốt sống cổ, có thể kèm theo mỏi cổ. Nếu có triệu chứng tê nhưng không có các cơn đau cự án ở đốt sống cổ thì đa phần cảm giác tê đó có nguyên nhân từ những tổn thương khác ở đốt sống cổ nhưng những tổn thương đó không gây đau cục bộ tại đốt sống cổ.

Các điểm có thể xuất hiện kèm theo bao gồm: Đau đầu, đau đầu lan ra đến trước trán khiến nặng trì chân mày và mắt; mỏi cổ; ở mức độ nặng có thể xuất hiện choáng váng, buồn nôn, phần vai lưng nặng trĩu, cánh tay mỏi rũ, ngón tay tê, cảm giác da tay kém hoặc mất cảm giác, lực nắm bàn tay yếu.

Mức độ nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mắt mờ, sưng húp mắt, khô mắt, mắt không mở to được, ù tai, ngễnh ngãng, mất thăng bằng, tối loạn nhịp tim, thậm chí đầy hơi, không tự chủ đại tiểu tiện, rối loạn chức năng sinh lý, liệt chân tay… trong lâm sàng tây y hiện tượng này được gọi là rối loạn thần kinh giao cảm.

 

b) Biểu hiện bệnh lý ở mỗi đốt sống:

Rối loạn khớp đội – trục ( C1 – C2 ): Triệu chứng thường thấy là đau cự án cục bộ tại hai đốt này, có khi chạm vào thấy nổi cục, nếu đau nặng có thể lan lên đầu. Đối tượng mắc chứng này phần đông là trẻ em và thanh niên lao động chân tay.

Nếu tổn thương ở đốt C1 đến C3 thì thường tổn thương đến thần kinh giao cảm vùng cổ, khi người bệnh nằm có thể sẽ làm cho hạch bị tổn thương khiến cho người bệnh luôn ở trạng thái hưng phấn dẫn đến mất ngủ, chóng mặt, tinh thần mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Các đốt sống cổ từ C3 cho đến C7 hoạt động tương đối nhiều nên áp lực tương đối lớn, thêm vào đó do nó nối liền ổn định với xương sống ngực cho nên dễ bị thoái hóa do vận động quá mức, dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này thường xuất hiện ở đốt 5 – 6 – 7. Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở các đốt này thường là chính giữa đốt sống cổ đau, tê buốt do dịch xương tăng sinh chèn ép; cuống dây thần kinh tủy sống bị chèn ép khiến cánh tay bên đốt sống tổn thương có cảm giác tê, nặng thì có thể có cơn đau dữ dội, hoặc nhói như kim châm, cảm giác như bị điện giật, thậm chí ho hoặc nhảy mũi cũng đau.

Khi đốt 4 – 5; 5 – 6 bị tổn thương, khớp Luschka ( còn gọi là khớp Bán nguyệt, khớp mấu móc cột sống, khớp vô danh, khớp gian đốt sống, khớp bên trong thân đốt sống ) nằm nang với nó sẽ xuất hiện tình trạng mọc gai một bên hoặc thoát vị đĩa đệm, sai nhẹ đốt sống do duỗi ra sau khiến cho phần mềm chung quanh cổ co giật, chèn ép lên thần kinh cột sống, khiến cho tùng thần kinh giao cảm bị hạn chế lượng máu cung cấp dẫn đến đau dây thần kinh sinh ba. Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện cơn đau ở các điểm như môi trên, môi dưới, mép, răng cửa, má… chỉ cần chạm khẽ cũng thấy đau. Nếu nặng thì nói, rửa mặt, đánh răng, xoay đầu cũng đều đau. Cảm giác đau thường dữ dội, kèm theo hiện tượng co giật cơ mặt, chảy nước mắt, chảy nước dãi, mặt đỏ bừng, xung huyết kết mạc. Cơn đau có thể kéo vài giây đến vài phút.

Hầu hết mức C4 – C5 ; C5 – C6 là bị ảnh hưởng trong bệnh thoái hóa; C6 – C7 là ít liên quan. Ở người già đặc biệt là rất già, mức cổ C3 – C4 cũng bị ảnh hượng do sự dính thoái hóa tự phát do ở giai đoạn này đốt C3 – C4 chỉ như một khớp với chức năng gấp ngửa.

2 – Các bệnh lý lưng – mông – chân – xương cùng – xương chậu:

Phân biệt và triệu chứng:

Các điểm chính để phân biệt chẩn đoán:

Bệnh lý ở cột sống thắt lưng cũng có đặc điểm giống như ở đốt sống cổ là: có cơn đau cục bộ rõ rệt vùng lưng. Nếu không có cơn đau cục bộ ở cột sống thì lấy cảm giác tê chân để xác định.

Lưng thường rất ít tổn thương ở đốt L1 – L2, đa phần là tổn thương ở đốt L4 – L5. Nếu đau cục bộ ở riêng lẻ đốt L1, hoặc L2, hoặc L3 thì đó là tổn thương do té ngã. Đa phần khi té ngã đập mông xuống thường gây tổn thương ở đốt L3. Nếu khiêng nặng, kéo nặng thì đa phần tổn thương ở đốt L5. Trong trường hợp đốt L5 bị tổn thương mà không có dịch xương tăng sinh tiết ra đóng dính khớp thì sẽ không có cơn đau lan tỏa xuống chân; nếu có dịch xương tăng sinh thì sẽ gây dính khớp và có cơn đau lan tỏa xuống chân.

Ở vùng xương cùng và xương cụt, nếu tổn thương do té ngã thì đa phần bất cứ đốt nào cũng có thể bị nứt, nhưng đốt S1 ít bị tác động hơn.

 

Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

error: Bạn không thể copy nội dung này
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Xin chào, bạn cần trợ giúp ?