Bài viết chỉ mang tính tham khảo và phổ biến. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và điều trị đúng hướng dẫn trong bài viết thì người bệnh có thể tự điều trị được cho mình. Nếu bệnh ở mức độ nặng, lâu ngày, điều trị không hiệu quả thì bệnh nhân gửi thông tin cho nhà thuốc để được điều trị theo hướng chuyên trị hơn.
Bấm vào đây để vào mục Câu Hỏi Cho Các Chứng Đau Nhức Bấm vào đây để đến mục Gửi Bệnh Án để điền thông tin gửi đến nhà thuốc.
TÝ CHỨNG – CÁC CHỨNG ĐAU NHỨC TRONG CƠ THỂ
Tý nghĩa là bế tắc, tắc trở không thông. Tý chứng là nói đến tình trạng sự tuần hành của kinh lạc khí huyết không thông, khiến cơ thể chân tay xuất hiện các chứng trạng đau nhức tê bại. Thiên “Tý Luận”, sách Nội Kinh chép: “ba khí Phong Hàn Thấp cùng hợp nhau đến mà gây Tý. Nếu phong tý thắng thì sinh hành tý; hàn khí thắng thì sinh thống tý; thấp khí thắng thì sinh trước tý”. Vì vậy, nguyên nhân sinh Tý chứng là do ba khí Phong, Hàn, Thấp cùng hợp nhau mà đến. Căn cứ vào chứng trạng và nguyên nhân phát bệnh mà phân thành 3 loại hành tý, thống tý, trước tý. Ngoài ra, nếu bẩm thụ thể trạng dương thịnh, tà uất hóa nhiệt, thì sẽ phát thành tý nhiệt. Thiên “Tý Luận” sách Tố Vấn chép: “nhiệt là do Dương khí nhiều, âm khí ít, bệnh khí thắng, dương gặp âm mà gây Tý nhiệt”. Do bộ vị cảm phải tà khí có sự sâu cạn khác nhau, vì vậy còn phân ra Cân tý; Cốt tý, Cơ tý, Mạch tý, Bì tý, Ngũ tạng tý, Trường tý, Bảo tý, và Thực tý. Còn có thuyết thêm vào Chu tý, Chúng tý, các hai đều có đặc điểm là tính phong dễ động, tương tự như hành tý.
1 – Nguyên nhân sinh bệnh:
Nguyên nhân chủ yếu là do ba loại tà khí là Phong, Hàn, Thấp, nhân lúc cơ thể lao nhọc thái quá, khí huyết hư nhược, phòng lao quá độ, nằm nơi ẩm thấp, dầm mưa dải nắng, khí hậu thay đổi đột ngột, mà xâm nhập vào. Phong khí thắng thì phong tà đi vào kinh lạc, lẫn vào khí huyết, dẫn khi đi không ngừng, nên còn gọi là hành tý. Thấp khí thắng, thủy thấp đình trệ, tắc trở kinh lạc, doanh vệ khí huyết trở trệ không lưu hành được, gọi là trước tý. Nếu hàn khí thắng thì tà lấn át kinh mạch, huyết mạch ngưng trệ, không thông thì đau, nên gọi là thống tý. Phong thắng thì đi lên trên, hàn thấp thắng thì đi xuống dưới.
2 – Chứng trạng
A) Lấy Nguyên Nhân Bệnh Để Định Danh:
a – Hành tý: Cơn đau lên xuống, qua trái phải không ngừng, đó gọi là “Phong thắng thì động”. Phong là dương tà, dương chủ thăng, nên đau ở bên trên. Dương chủ động nên dễ di chuyển, mà biến động nhanh, nên đau nhức di chuyển không ngừng.
b – Thống tý: Nửa người, hoặc cục bộ đau nhức, nặng thì tay chân cơ thể co rút, nghiêm trọng thì có thể cơ khớp biến dạng, co duỗi khó khăn, lưng khó thẳng, chân tay lạnh, gặp ấm thì đau hơi giảm, chân tay không ấm.
c – Trước tý: chân tay cơ thể nặng nề, vùng đau cố định mà kiêm tê bại mất cảm giác, hoặc kiêm sưng, vị trí bệnh đa phần ở bên dưới. Thấp thắng thì nặng nề mà khiến bám dính không di chuyển, thân thể có cảm giác nặng nề.
B) Dựa vào vị trí bệnh để định danh:
a – Cân tý: đau không nhất định nơi, đau nhức co rút, co được mà không duỗi được. Thường sau khi phát chứng tý thì thấy xuất hiện chứng trạng này.
b – Cốt tý: chân tay cơ thể yếu ớt, không thể cử động co duỗi mạnh, vùng đầu xương sưng to đau nhức.
c – Cơ tý: cơ nhục đau nhức, tê bại nặng nề mất cảm giác, mỗi khi hoạt động thì đau nhức tăng.
d – Mạch tý: huyết dịch ngưng trệ trong mạch đạo, không thông mà sinh đau, đa phần đau vào mùa đông, da đầu chi có sắc tím, tê bại đau nhức.
e – Bì tý: ngoài da phát lạnh, tê, không có cảm giác.
C) Các loại khác:
1 – Chu tý: Có đặc điểm đau khắp thân mình. Vùng đau cố định là thuộc trước tý; đau không có nơi nhất định thì thuộc hành tý.
2 – Lịch tiết phong: khớp xương trong toàn thân đau nhức, phát nóng lạnh. Nếu các khớp sưng đỏ, đau như hổ cắn, ngày đêm không ngừng, thì gọi là “Bạch Hổ lịch tiết phong”.
3 – Hạc tất phong: khớp gối sưng đau cố định, bắp chân teo rút. Chứng trạng giống như thống tý.
4 – Thảo hài phong: gót chân sưng đau, mỏi, nặng nề không thể mang dày dép được. Chứng trạng như trước tý.
5 – Tâm tý: dưới tâm đầy, khí đi lên mạnh, tâm phiền, họng khô thích ợ, quyết khí ngừng thì sinh hoảng hốt sợ hãi.
6 – Can tý: đêm nằm thấy mát, uống nhiều, tiểu tiện liên tục.
7 – Phế tý: Phiền mãn, suyễn mà nôn.
8 – Thận tý: hay trướng.
9 – Tỳ tý: tứ chi mỏi nhừ, phát ho, nôn ọe.
10 – Trường tý: ruột sôi réo, đại tiện tiết tả.
11 – Bào tý: bụng dưới đau chèn ép, tiểu tiện rít mà không thông.
3) Luận trị
a – Hành tý:
Pháp trị: Bệnh mới thì nên gấp tán phong tà, trừ hàn lợi thấp, bổ huyết.
Xử phương: Phòng Phong Thang.
Thành phần:
Phòng phong
Đương quy
Xích phục linh
Hạnh nhân
Tần giao
Cát căn
Khương hoạt
Quế chi
Cam thảo
Gia giảm: nếu đại tiện bí kết thì gia Đại hoàng, Mang tiêu.
Phương nghĩa:
Phòng phong là vị chủ yếu để trị phong khư thấp; Hạnh nhân có vị cay đi ngang mà tán, vị đắng đi dọc mà giáng, phối dùng với Phòng phong, giúp tăng cường lực tán phong tà nhanh hơn; Tần giao đi vào kinh Dương minh ở tay và chân để hóa thủy thấp ở trong cơ nhục; Khương hoạt phát hãn giải biểu để thấu thấp tà ở các khớp; Quế chi có vị cay để tán biểu, tính ôn để chế ngự hàn tính, thấu đạt doanh vệ, khai mở tấu lý, ba vị trên phối ngũ với nhau có tác dụng khiến phong hàn thấp tà ở trong xương khớp, cơ nhục, tấu lý, đi từ trong sâu ra ngoài nông, rồi đi ra ngoài biểu.
Cát căn tính thăng, thuộc dương, có thể cổ vũ cho khí thanh dương của Vị, Vị khí tán khắp thì tý tự nhiên thông. Phong là dương tà nên hóa nhiệt, vì vậy phối Cam thảo để tả Tâm hỏa, Xích phục linh để lợi thấp làm sạch, khiến thấp nhiệt theo tiểu tiện được bài tiết ra ngoài. Trị phong tiên trị huyết, huyết đủ thì phong tán, nên dùng Đương quy để bổ huyết, trợ cho công năng trừ phong.
– Nếu bệnh tà lâu ngày thì cần phải công chậm, dưỡng Can thì phong tắt, cân mềm, Tỳ khí mạnh khỏe thì không có đàm.
Xử phương: Sài Hồ Dưỡng Huyết Thang.
Thành phần:
Sài hồ
Huyền sâm
Sinh địa hoàng
Bạch thược
Tật lê
Ngưu tất
Mộc qua
Tang ký sinh
Địa cốt bì
Bạch truật
Cam thảo
Phương nghĩa:
Phong là dương tà, dùng tính hàn lương của Huyền sâm, Sinh địa hoàng, Địa cốt bì, để tư âm dưỡng huyết, hàm mộc, thanh tiêu phong nhiệt. Bạch thược toan hàn, Mộc qua vị toan mà hơi ôn, để liễm Dương, sơ Can, thư cân, chỉ thống. Sài hồ dẫn các vị thuốc đi vào kinh Can để sơ Can; Bạch truật dẫn các vị thuốc thuộc Tỳ đi vào kinh Tỳ để kiện Tỳ, sơ Can, khiến tắt phong, mềm cân; Tỳ được kiện vận thì thấp sẽ bị hóa, đàm được trừ, khiến cho bên trong được an. Dùng Tật lê để bổ thận cố tinh; Ngưu tất đi vào Can để dưỡng cân; Tang ký sinh để khu phong trừ thấp, thông điều huyết mạch. Tinh được vững mạnh, cân được nuôi dưỡng, huyết mạch thông, thì phong hàn thấp tà sẽ được giải.
Châm cứu:
Trị pháp:
bệnh mới thì dùng hai kinh Can Đởm mà trị. Kiêm có phong thì dùng cần gấp sơ phong là chính, chế hàn lợi thấp là phụ.
Xử phương:
Phong trì, Phong phủ, Thái xung, Dương lăng tuyền, Đại lăng.
Phương nghĩa: Can đởm thuộc Mộc, chủ phong. Lý luận căn cứ vào tạng bệnh mà chủ nguyên huyệt, phủ bệnh mà thủ hợp huyệt. Thủ huyệt Thái xung là nguyên huyệt của kinh túc quyết âm Can, huyệt Dương lăng tuyền là huyệt hợp của kinh túc thiếu dương Đởm. Huyệt Phong phủ vị trí ở vùng gáy, thống lãnh dương khí của Đốc mạch, cùng công năng chủ biểu của túc thái dương Bàng quang, có thể trợ dương tán hàn. Hành tý chủ yếu là do phong tà, dùng huyệt Phong trì là huyệt thuộc kinh túc thiếu dương Đởm, vị trí ở gáy, giống như huyết Phong phủ, huyệt này cũng là huyệt quan trọng để khu phong, hai huyệt có tác dụng khu phong tán hàn, thông lạc chỉ thống. Huyệt Đại lăng là huyệt nguyên của thủ quyết âm tâm bào, cùng với huyệt Thái xung của kinh túc quyết âm Can, trên dưới phối hợp; huyệt Thái xung cũng là nguyên huyệt, nguyên chủ khí, có thể hành khí chỉ thống.
b – Thống tý:
Pháp trị:
- bệnh mới thì lấy tán hàn làm chủ, sơ phong táo thấp là tá, kết hợp bổ hỏa.
Xử phương: Ôn Kinh Thang
Thành phần:
Khương hoạt
Độc hoạt
Sài hồ
Chỉ xác
Quế chi
Xuyên khung
Đương quy
Cát căn
Phòng phong
Câu đằng
Mộc qua
Khương hoàng
Phương nghĩa:
Quế chi cay, ngọt, ấm, vào Phế kinh, Bàng quang kinh, có thể phát hãn giải cơ, ôn kinh thông dương, dùng để giải tán phong hàn ở cơ tấu; Phòng phong vào ba kinh Bàng quang, Tỳ, Can, có công năng sơ phong tán tà, thăng cử dương khí; Khương hoạt, Độc hoạt xuống hai kinh Thận, Bàng quang, có công năng tán phong trừ thấp. Các vị thuốc trên, có thể trị được tà khí ở cả 7 kinh. Hàn khiến khí trệ huyết ngưng, vậy nên dùng Đương quy để bổ huyết hành khí, phá ứ thông kinh; Chỉ xác thông khí, khí được thông sướng thì huyết hoạt hành, kinh lạc khí huyết tuần hoàn lưu thông thì đau sẽ ngưng. Hàn chủ co rút, cân mạch co rút thì dùng Quế chi, Phòng phong, để tán hàn khư phong, kèm theo Câu đằng, Mộc qua để thư cân hoạt lạc, khiến cho giảm đi tình trạng co rút. Nhân lúc bệnh mới, Vị khí còn chưa bị tổn thương, dùng Cát căn để cổ vũ cho thanh khí của Vị, giúp cho Vị khí trải đều đến khắp tứ chi, để phù chính khu tà, thông bế tắc ở các kinh lạc.
- Bệnh lâu ngày, bên ngoài thì cần thông kinh lạc, bên trong thì cần hòa Vị khí.
Xử phương: Tứ Vật Thang Gia Vị
Thành phần:
Đương quy
Bạch thược
Sinh địa
Xuyên khung
Xuyên ô
Hoàng bá
Hoàng kỳ
Uy linh tiên
Tế tân
Nhục quế
Cam thảo
Phương nghĩa:
dùng tính táo thấp của Thương truật để kiện Tỳ hòa Vị; Bạch thược sơ Can kiện Tỳ để ích vị; Hoàng kỳ, Cam thảo đại bổ trung khí để kiện Tỳ Vị. Bốn vị phối hợp với nhau có công năng hòa Tỳ Vị, khiến Vị khí bố tán ra tứ chi, giúp bền chặt cân cốt, thông lợi xương khớp. Uy linh tiên cay ôn, dùng để khư phong hóa thấp; Xuyên ô cay nóng, dùng để đuổi phong thấp trong chứng thống tý, là vị dẫn các loại thuốc trị phong. Tế tân cay ấm, thăng lên, chuyên thâu tà ẩn nấp ở kinh quyết âm Can. Đương quy, Xuyên khung ngọt ấm để hòa doanh huyết, cay ấm để tán nội hàn, chuyên trị các bệnh ở huyết phận, là khí dược trong huyết. Dùng Nhục quế cay nóng, ích hỏa để tán hàn tà. Kết hợp dùng Hoàng bá, Tri mẫu, Sinh địa, vị ngọt, đắng, lạnh, để chế ước tính cay nóng táo thái quá của Xuyên ô, Tế tân, Nhục quế.
4) Châm cứu trị liệu 1:
Pháp trị:
1.Bệnh mới thì thủ huyệt ở đốc mạch, kinh thái dương, để trợ dương tán hàn làm chủ, thêm vào cứu huyệt để ích hỏa, tán hàn tà.
Xử phương:
Đại chùy, Hậu khê, Thân mạch, cục bộ an thị huyệt.
Phương nghĩa:
Đại chùy là du huyệt của Đốc mạch, các kinh dương đều hội ở đây, có công năng trợ dương, tán hàn, khu phong, có thể trị chứng đau nhức toàn thân do phong hàn thấp tập hợp ở kinh lạc. Huyệt này phối hợp với huyệt Hậu khê là huyệt giao hội của Bát mạch, là huyệt hội của kỳ kinh trong cơ thể. Thái dương chủ biểu, Bàng quang là cơ quan chủ quản việc sơ thông thủy đạo, vì vậy chọn huyệt của kinh này, và huyệt Thân mạch của Dương kiều mạch không những có thể giải biểu lợi thấp, mà đồng thời Dương kiều mạch còn có công năng chủ về vận động, cũng là huyệt chủ yếu để điều trị các trở ngại về vận động do kinh này bị gặp phải tà khí gây ra. Thêm vào cứu các huyệt cục bộ vùng đau, A thị huyệt, có thể ôn kinh lạc, tán hàn tà.
2.Bệnh lâu ngày thì dùng các huyệt chủ yếu ở hai kinh Tỳ, Vị, để hòa tạng phủ. Vị khí kiện vượng thì vừa giúp cân cốt bền chặt, lại vừa lợi xương khớp; lại cứu thêm các huyệt cục bộ vùng đau để ông thông kinh lạc.
Xử phương:
Dùng các huyệt như trên, thêm vào Túc tam lý, Tam âm giao.
Phương nghĩa:
Bệnh lâu ngày khiến Tỳ Vị khuy hư, cho nên dùng các huyệt ở phương trên để thông kinh hoạt lạc làm cơ sở, thêm vào các huyệt ở kinh túc dương minh vị, hợp với huyệt Thổ là Túc tam lý để kiện Vị; Tam âm giao của kinh túc thái âm Tỳ là huyệt hội của ba kinh âm, để bổ âm bồi Thổ. Vị là trưởng của tạng phủ, trị Vị có thể điều hòa tạng phủ, khiến Vị khí bố tán đến tứ chi mà thông kinh lạc.
c – Trước tý:
Phép trị:
- Bệnh mới thì chủ yếu là lợi thấp, kết hợp khu phong tán hàn, kiêm bổ khí.
Xử phương: Gia Vị Tứ Linh Tán.
Thành phần:
Trư linh
Xích phục linh
Trạch tả
Thương truật
Khương hoạt
Độc hoạt
Xuyên khung
Nhân sâm
Thăng ma
Hoàng bá
Phương nghĩa:
Thương truật tính cay, đắng, ấm, thơm mà táo, đi thẳng vào trung châu, có tác dụng kiện Tỳ táo thấp. Nhưng bệnh phong hàn thấp tý ở tại biểu, cần dùng Khương hoạt, Độc hoạt kết hợp với nhau để trong thăng có giáng, có tác dụng thông đạt châu thân, tán phong thắng thấp, thấu đạt xương khớp, chuyên trị thấp tà xâm tập bên ngoài vào. Phong thấp hợp với nhau thì hóa nhiệt, vậy nên dùng Hoàng bá có tính đắng hàn, táo thấp mà thanh thấp nhiệt. Thấp là trọc tà, nên dùng tính thăng thanh của Thăng ma, đồng thời kết hợp Trư linh, Phục linh, Trạch tả, để giáng trọc, khiến cho thấp tà theo tiểu tiện mà đi ra ngoài. Phép trị “thấp nhiệt thì lợi tiểu tiện”, chính là phép “rút củi đáy nồi” (釜底抽薪). Tính của thấp thường ứ trệ, vậy nên dùng Xuyên khung, không những thăng thanh dương, mà còn khai ứ trệ, là vị thông âm dương khí huyết. Thêm vào Nhân sâm ích khí bổ dương để kiện Tỳ hóa thấp tà.
- Bệnh lâu ngày thì cần hỗ trợ thêm thuốc trị phong:
Xử phương: GIA VỊ TỨ QUÂN THANG
Thành phần:
Độc hoạt
Tỳ giải
Hoàng bá
Thương truật
Bạch truật
Đương quy
Nhân sâm
Phục linh
Cam thảo
Ngưu tất
Tục đoạn
Phương nghĩa:
bệnh lâu thì sẽ khiến Tỳ hư, vậy nên dùng Sâm, Linh, Truật, Thảo của Tứ Quân Thang để bồi bổ cho thổ. Tỳ thắng thấp, chủ tứ chi; Tỳ khí kiện vận, thấp khí được hóa, thì Vị khí tán bố đến tứ chi để làm vững mạnh cho gốc. Thương truật cay ôn táo thấp, Hoàng bá đắng lạnh táo thấp. Hai vị này phối hợp gọi là nhị diệu. Tỳ giải phân thanh khứ trọc, tục đoạn nối Cân mạnh cốt, khiến cho khí huyết đầy đủ, Tỳ Vị kiện vận, Cân Cốt vững mạnh, Âm Dương hòa, sẽ khiến cho cái bế tắc ở kinh lạc tự thông.
5) CHÂM CỨU TRỊ LIỆU 2:
Pháp trị:
1) bệnh mới thì lợi thấp, chọn huyệt bên dưới, thêm vào chọn các huyệt bên trên để khư phong giải hàn.
Xử phương: Thái bạch, Âm lăng tuyền, Ủy dương, Thiên trụ, A thị huyệt.
Phương nghĩa:
Tỳ chủ thấp, nên chọn các huyệt Du, Thổ ở chi dưới, thuộc kinh túc thái âm Tỳ là Thái bạch, hợp với huyệt Thủy là Âm lăng tuyền, để kiện Tỳ hóa thấp. Bàng quang là Châu đô chi quan, khí hóa bắt nguồn từ đây; Tam tiêu là Quyết độc chi quan, thủy đạo bắt đầu từ đây, nên các huyệt liên quan ở hai kinh này có tác dụng hóa thấp lợi thủy, vậy nên dùng Ủy trung, vừa là huyệt của kinh túc thái dương Bàng quang, lại là huyệt hợp của của Tam tiêu, phối ngũ với huyệt Thái bạch, Âm lăng tuyền của kinh túc thái âm Tỳ, có thể khiến cho thấp tà theo tiểu tiện mà bài tiết ra ngoài. Huyệt Thiên trụ là huyệt vị vùng đầu của kinh kinh túc thái dương Bàng quang, có tác dụng hóa thấp lợi thủy, do phong thắng thì đi lên trên, nên huyệt này có tác dụng khư phong. Thêm vào A thị huyệt, sơ phong cục bộ kinh lạc, khiến cho thông sướng mà không đau. Các huyệt trên cân cứu thêm để tán hàn.
2) Bệnh lâu ngày thì chọn ba kinh Nhâm mạch, Tỳ, Vị, để ích khí kiện tỳ hòa vị là chính.
Xử phương: Dùng các phương huyệt bên trên, gia thêm Túc tam lý, Tam âm giao.
Phương nghĩa:
Dùng huyệt Tam âm giao của Tỳ kinh để kiện Tỳ; chọn huyệt Túc tam lý của kinh túc thái dương Vị để hòa Vị. Tỳ Vị thuộc Thổ, Thổ là mẹ của vạn vật, Vị khí mạnh thì thì ngũ tạng đều thịnh; Vị khí hư thì ngũ tạng đều suy. Tỳ chủ cơ nhục tứ chi, Tỳ kiện vận thì cơn nhục đầy đủ, tứ chi hoạt bát, vậy nên phối huyệt Khí hải để bổ khí. Tỳ vị kiện, chính khí đủ, thì tà trong lý, trong âm tự đi ra ngoài.
Phong thì nên sơ tán, hàn thì nên ôn, thấp thì nên thanh táo; hữu dư thì phát tán công tà, bất túc thì bổ dương khí huyết. Vì vậy, trong phép trị tý chứng, về phương diện dược vật, có thể dùng Đương quy, Xuyên khung, Sinh địa, Bạch thược để bổ huyết, tắc phong; dùng Khương hoạt, Phòng phong, Tần giao để khu phong hóa thấp; dùng Hồng hoa, Khương hoàng, để hoạt huyết thông kinh. Phong thắng thì gia Bạch chỉ đẻ khư phong. Thấp thắng thì gia Thương truật, Đởm nam tinh, để táo thấp hóa đàm. Hàn thắng thì gia Độc hoạt, Nhục quế, để khư tán hàn thấp. Nhiệt thì gia Hoàng bá, Mộc thông để thanh nhiệt, lợi tiểu. Bệnh phát ở chi trên thì gia Nhân sâm, Hoàng kỳ để bổ khí. Tiện bí thì gia đại hoàng để thông đại tiện. Bệnh lâu ngày mà nặng thì gia Xuyên ô để đuổi phong. Phương diện châm cứu thì có thể chon Phong trì để khư phong, Túc tam lý, Thái bạch để kiện Tỳ Vị, hóa thấp tà. Dùng Đại lăng để thanh nhiệt lợi tiểu. Dùng A thị huyệt để sơ thông kinh lạc ở cục bộ vùng đau. Phong thắng thì gia Phong phủ để khư phong; thấp thắng thì gia Âm lăng tuyền để lợi thấp; Hàn thắng thì cứu ngải sau khi châm, để ôn tán hàn tà. Xương khớp co duỗi khó khăn, đó là do Cân có bệnh, nên gia huyệt hội của Cân là Dương lăng tuyền. Chân tay mình mẩy gầy gò, cử động khó khăn, đó là do bệnh ở cốt, gia thêm huyệt hội của cốt là Đại trữ, hội của tủy là tuyệt cốt. Cơ nhục đau nhức thì gia huyệt Công tôn của kinh Tỳ. Mạch đạo và vùng da có bệnh thì sắc da phát màu tím mà tê bại, gia thêm huyệt hội của mạch là Thái uyên.
A) PHÁP CHÂM LIÊN QUAN ĐẾN BÌ TÝ, CƠ TÝ, CÂN TÝ, MẠCH TÝ, CỐT TÝ:
1) Bì tý: Bì phu tê dại mất cảm giác, hoặc phát mẩn ngứa, cần dùng phép châm “bán thích”. Thiên “Quan Châm” sách Linh Khu chép: “bán thích pháp, là phép châm cạn ở vùng da, châm nhanh, không châm vào cơ nhục, giống như nhổ lông, để lấy bì khí, đấy là ứng với Phế”.
2) Cơ tý: Cơ da đau nhức dữ dội, hoặc tứ chi thũng trướng lười biếng. Có thể chọn huyệt Hợp cốc, châm vào
B) PHÂN BIỆT:
1) Thũng trướng: Hàn thắng thì phù húp có vị trí rõ rệt; Phong thắng thì sưng đỏ mà cơn đau di chuyển; Thấp thắng thì sưng phù nặng nề.
2) Co rút: Hàn thấp thiên thắng, nếu bệnh mới thì các khớp co rút, cơ nhục vẫn bình thường; Phong thấp thiên thắng thì bệnh lâu, khớp xương co rút, cơ nhục teo tóp.
3) Cơn đau: Hàn thắng thì đau từng cơn (锐痛); Phong thắng thì đau châm chích; Thấp thắng thì đau mỏi, nếu là hư chứng (thấp) thì hoạt động đau tăng.
C) ĐIỂM QUAN TRỌNG:
1) Ăn uống kém, đàm nhiều bụng trướng, thì kỵ dùng các vị ngọt bổ nê trệ.
2) Căn cứ vào nguyên tắc “dĩ thống vi du” (lấy vùng đau làm huyệt), các chứng tý đều có thể dùng các A thị huyệt tương ứng để trị liệu. Lúc sơ thông vùng kinh lạc cục bộ, nên dùng thủ pháp kích thích mạnh để thông kinh lạc, giảm đau.
3) Phân loại trong chứng Tý chỉ là tương đối, lúc lâm sàng, nên căn cứ vào tình hình phức tạp, và biến hóa của bệnh tình, mà dùng các phương pháp thích hợp, để tạo nên một sự toàn diện trong trị liệu.
4) Lúc trị liệu, cần nắm bắt cho chắc độ nông sâu trong châm cứu, để đạt được mục đích điều trị. Cần thực hiện như Nội Kinh đã chép: “Châm thích phải đúng độ nông sâu, không quá giới hạn cho phép” (thích hữu thâm thiển, các chí kỳ lý, vô quá kỳ đạo – 刺有浅深,各至其理,无过其道 ). Thiên “Thích Tề Luận” chép: “châm ở xương thì không làm tổn thương đến cân; châm ở bì thì không tổn thương đến cơ nhục; châm ở cơ nhục thì không tổn thương đến cân; châm ở cân thì không tổn thương đến cốt”.
CÁC SÁCH KHÁC
LÂM SÀNG BIỆN CHỨNG THI TRỊ BỊ YẾU
1) Đau khớp do phong thấp (Hành tý): do cảm phải cùng một lúc Phong, Hàn, Thấp mà sinh bệnh, chủ yếu là do phong tà. Hành tý di chuyển không ngừng, các khớp co duỗi khó khăn. Rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch phù.
Phép trị: Khư phong, tán hàn, trừ thấp.
Xử phương: Phòng Phong Thang.
2) Đau khớp do phong hàn (thống tý): chủ yếu là do phong hàn gây ra. Các khớp đau nhức như dùi đâm, vùng đau không di chuyển, gặp nhiệt thì giảm đau, các khớp co duỗi khó khăn. Rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn.
Phép trị: Tán hàn, khư phong, trừ thấp.
Xử phương: Ô Đầu Thang.
3) Đau khớp do thấp nhiệt (trước tý): do thấp tà sinh bệnh. Các khớp mỏi tê, chân tay nặng nề, thân thể mỏi mệt. Rêu trắng nhớt, mạch nhu hoãn.
Phép trị: Khư thấp sơ phong tán hàn.
Xử phương: Ý Dĩ Nhân Thang.
4) Đau khớp do phong nhiệt (nhiệt tý): Phong hàn thấp tà uẩn uất lâu ngày mà sinh nhiệt, ủng kết trong khớp xương. Các khớp đau, sưng nóng đỏ, phát nhiệt, sợ gió, miệng khát, rêu vàng nát, mạch hoạt sác.
Phép trị: thanh nhiệt là chính, kiêm khu phong lợi thấp.
Xử phương: Bạch Hổ Gia Quế Chi Thang.
5) Đau khớp do ứ huyết (Huyết tý): Hàn tà khiến huyết mạch ngưng trệ, huyết mạch lưu hành không thông. Tứ chi đau nhức, tê bại, đầu ngón tay trắng bệch, móng tay đỏ tía, Lưỡi nhạt, mạch tế, sáp.
Phép trị: hoạt huyết hành khí, hóa ứ thông lạc.
Xử phương: Thân Thống Trục Ứ Thang.
BẢNG BIỆN CHỨNG PHÂN BIỆT TÝ CHỨNG
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường.