1) Tại sao khi uống thuốc viêm tai có một số trường hợp khỏi nhanh, nhưng cũng có một số trường hợp tăng mạnh các biểu hiện như ngứa – đau tai, chảy mủ máu trong tai, nhiều ráy tai… ? Trong trường hợp này cần phải làm gì?
- Trả lời: Những trường hợp viêm trên bề mặt thì sẽ khỏi nhanh, trước khi khỏi bệnh thì chỉ xuất hiện tình trạng ngứa tai, nhiều ráy tai. Trong trường hợp đã viêm vào vùng sâu, hình thành cồi thì dưới tác động của thuốc cồi và viêm sẽ bị đào thải ra ngoài nên xuất hiện tình trạng chảy mủ, máu trong tai ra ngoài. Nếu xuất hiện các triệu chứng kể trên thì người bệnh vẫn cứ uống thuốc bình thường vì các triệu chứng trên là do tác động thải độc của thuốc. Tuyệt đối không dùng kháng sinh để điều trị ( vì dùng kháng sinh điều trị sẽ làm cho vùng bệnh bị khô và ổ viêm không được đào thải ra ngoài ), chỉ cần dùng các loại dung dịch rửa vết thương ( các loại nhẹ như cồn, nước muối sinh lý để làm sạch là được.
2) Viêm xoang và viêm mũi dị ứng có giống nhau không? Tại sao có những chứng viêm xoang lâu năm chữa không khỏi?
- Trả lời: Viêm mũi dị ứng có liên quan đến cơ địa và liên quan đến cơ chế gây ra bệnh ngoài da. Chính vì vậy viêm mũi dị ứng không liên quan đến khoa tai mũi họng dù vị trí là ở mũi nhưng lại không thuộc khoa tai mũi họng. Viêm xoang là chứng viêm trực tiếp đến vị trí thuộc hệ hô hấp do nhiều nguyên nhân. Để hiểu rõ hơn về cơ chế gây ra viêm xoang, người bệnh vào mục Viêm Xoang để đọc kỹ hơn để hiểu rõ về bệnh này.
- Chứng viêm xoang lâu năm chứa không khỏi chính là do có kèm theo viêm xoang dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng. Muốn điều trị hết viêm xoang thì cần phải điều trị khỏi hẳn chứng viêm xoang dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng. Đôi khi có một số trường hợp viêm tai giữa chưa điều trị khỏi cũng khiến cho không thể điều trị hết được viêm xoang.
3) Trong trường hợp nào viêm xoang chữa mau khỏi, trong trường hợp nào chữa lâu khỏi?
- Trả lời: Trong trường hợp viêm xoang ở mức nhẹ – trung bình và không kèm theo viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm tai… thì chữa hết rất nhanh; trong trường hợp viêm xoang ở mức độ nặng, lan tỏa, hoặc có kèm theo viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm tai… thì cần có phác đồ điều trị hợp lý mới có thể khỏi được.
4) Viêm mũi dị ứng có liên quan đến các bệnh nào khác? Có chữa dứt điểm được viêm mũi dị ứng hay không?
- Trả lời: Viêm mũi dị ứng xuất hiện là do một cơ địa tạo nên cơ chế gây bệnh ở một số vị trí khác nhau trên cơ thể. Người bệnh cần hiểu rằng: “viêm mũi dị ứng không phải là một bệnh gây ra các bệnh khác, mà viêm mũi dị ứng chính là một triệu chứng xuất hiện bởi một cơ địa và chính cơ địa đó mới là nguyên nhân sinh ra nhiều triệu khác nhau mà trong đó viêm mũi dị ứng chính là một trong số những triệu chứng đó. Trong các bài viết tạm gọi viêm mũi dị ứng là bệnh để dễ hiểu nhưng trên thực tế viêm mũi dị ứng chỉ là một triệu chứng mà thôi. Viêm mũi dị ứng thường liên quan đến các bệnh ngứa lở ngoài da, ngứa da đầu, viêm da tiết bã, viêm dạ dày vi khuẩn Hp, hen dị ứng, nhân xơ tuyến giáp, nhân xơ tuyến vú, đa nang buồng trứng, nhân xơ tử cung, vô sinh thể xơ hóa niêm mạc tử cung hoặc xơ hóa buồng trứng, rối loạn tiêu hóa thể dị ứng thức ăn…
- Viêm mũi dị ứng chắc chắn chữa được. Lý do vì khi giải quyết được cơ địa và cơ chế dẫn đến viêm mũi dị ứng thì sẽ giải quyết triệt để được viêm mũi dị ứng, đồng thời bên cạnh đó các chứng có liên quan đến cơ địa gây ra viêm mũi dị ứng cũng tự hết theo mà không cần phải điều trị riêng rẽ.
5) Tại sao khi uống thuốc viêm mũi dị ứng thì có một số trường hợp nhẹ dần rồi hết, có một số trường hợp thì nặng dần rồi mới hết?
- Trả lời: Trong những trường hợp viêm mũi dị ứng chưa có các biến chứng nhe viêm dạ dày Hp, nhân xơ tuyến giáp, viêm tai, viêm đường ruột… hoặc di truyền cơ địa từ mẹ qua, hoặc không có tăng sản tế bào ung thư thì hết rất nhanh. Ngược lại bệnh sẽ hết rất chậm.
6) Tại sao điều trị viêm mũi dị ứng khỏi một thời gian rồi lại tái phát?
- Trả lời: Sau khi khỏi bệnh một thời gian rồi lại tái phát là do viêm mũi dị ứng đã có biến chứng, sau khi viêm mũi dị ứng đã hết thì các biến chứng này cũng sẽ hết theo, tất cả các biến chứng sẽ hết theo lộ trình nó đã phát. Ví dụ sau khi phát viêm mũi dị ứng, người bệnh phát tiếp viêm dạ dày Hp, tiếp đến lại phát thêm nhân xơ tuyến giáp… thì lộ trình giảm bệnh sẽ theo đúng lộ trình hết nhân xơ tuyến giáp, tiếp đến khỏi dạ dày, rồi mới hết hẳn viêm mũi dị ứng.
7) Trong thời gian uống thuốc viêm mũi dị ứng, tại sao có một số trường hợp phát ngứa ngoài da, ngứa mắt, viêm tai, ngứa da đầu hoặc viêm da tiết bã?
- Trả lời: Do tác dụng đào thải của thuốc cho nên sau khi uống thuốc một thời gian có thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như trên, cũng có thể không có các triệu chứng trên, bệnh nhẹ dần rồi hết.
8) Trong thời gian uống thuốc trị hen tại sao có khi hen phát nặng hơn rồi mới thuyên giảm? Tại sao ngứa ngoài da hoặc viêm mũi dị ứng sau khi uống thuốc trị hen?
- Trả lời: Do tác dụng đào thải của thuốc cho nên sau khi uống thuốc trị hen có thể bệnh giảm nhẹ rồi hết, cũng có thể cũng có thể bệnh nặng lên rồi mới hết. Nếu trước đó đã có tiền sử bị viêm mũi dị ứng thì trước khi hết hen viêm mũi sẽ phát trở lại rồi mới hết bệnh.
9) Sau điều trị hen một vài năm tại sao hen phát trở lại?
- Trả lời: Hen tái phát là do các bệnh sinh ra do biến chứng từ cơ địa hen chưa hết, một thời gian sau khi điều trị hen thì các biến chứng này giảm dần nhưng khi giảm bệnh thì lại chuyển dần qua hen mới hết hẳn.