1) Tại sao sau khi uống thuốc điều trị đốt sống cổ thì có khi xuất hiện đau khớp, có khi đau mạnh ở cột sống thắt lưng, có khi đau khớp gối?
- Trả lời: Khi cột sống cổ gáy phát bệnh do cơ địa phong thấp, nếu điều trị đốt sống cổ thì cơ địa này di chuyển vào các khớp, đặc biệt dễ di chuyển nhất là xuống cột sống thắt lưng, từ đó chuyển xuống khớp gối nên mới xuất hiện tình trạng đau ở các vùng khác trong khi điều trị đốt sống cổ.
2) Nếu đau cột sống cổ và cột sống thắt lưng thì phải trị vùng nào trước? Tại sao? Trong trường hợp cột sống thắt lưng đau hơn thì điều trị vùng nào trước? Tại sao?
- Trả lời: Thông thường nếu phát đau ở cả vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng thì cần phải điều trị đốt sống cổ trước, vì nếu không điều trị cột sống cổ trước thì không thể trị được cột sống thắt lưng. Trong trường hợp cột sống thắt lưng đau hơn, đau đến mức không chịu được thì trị cột sống thắt lưng trước, nhưng chỉ điều trị cho cơn đau đỡ được ở mức có thể chịu được rồi phải trị qua đốt sống cổ. Cũng có một số trường hợp đang trong quá trình trị cột sống thắt lưng thì cơn đau ở cột sống cổ cũng giảm theo.
3) Trong thời gian điều trị cột sống thắt lưng có thể xuất hiện cơn đau dữ dội ở mông và chân thì đó là hiện tượng gì? Giải quyết như thế nào?
- Trả lời: Do trong các thuốc trị phong có các loại thuốc hoạt huyết ( lưu thông máu, làm tan huyết ứ, thông cho mạch máu bị tắc ) rất mạnh. Vì vậy khi thuốc đang tác động vào vùng đau thì sẽ tạo áp lực rất lớn ở những nơi mạch máu bị tắc, chính áp lực này tạo nên trương lực ở thành mạch máu rất lớn và gây đau. Nếu xuất hiện tình trạng này mà người bệnh có thể trạng tốt và chịu đựng được thì nên chịu đựng và đừng dùng thuốc giảm đau ( tình trạng này chỉ xảy ra vài hôm rồi giảm dần ) vì khi cơ thể xuất hiện cơn đau thì lập tức não bộ nhận thức được vùng đau và đồng thời tiết ra một loại ma túy nội sinh gọi là Endorphin, chất này sẽ khu trú, khống chế vùng đau và về sau giúp hình thành phản xả phản ứng lại với tất các chuyển biến tiêu cực gây bệnh khác trong cơ thể, kể cả sẽ giúp người bệnh chuyển hóa nhanh cảm xúc tiêu cực, bi quan. Nếu thường xuyên dùng thuốc giảm đau để giải quyết các cơn đau thì khả năng phản ứng sinh ra Endorphin mất dần, do đó người bệnh không thể chịu được cơn đau dù rất nhẹ, và thậm chí thường xuyên xuất hiện tâm lý bi quan, tiêu cực. Trong trường hợp người bệnh tuổi cao, thể trạng kém, huyết áp thấp, thiếu máu mà không chịu nổi cơn đau thì cần báo lại cho thầy thuốc để thầy thuốc đưa ra biện pháp để tạm thời giải quyết cơn đau này.
Trong trường hợp cột sống thắt lưng đã hoàn toàn hết đau nhưng mông – chân còn đau thì người bệnh báo lại thông tin để thầy thuốc đổi thuốc cho phù hợp giai đoạn.
4) Trong thời gian điều trị đau lưng tại sao xuất hiện đau chuyển xuống mông – chân hoặc đau ở khớp gối? Tại sao đau thêm ở khớp gối?
- Trả lời: Như đã có nói ở trên, cơn đau xuất hiện ở mông – chân là do trong các thuốc trị phong có các loại thuốc hoạt huyết ( lưu thông máu, làm tan huyết ứ, thông cho mạch máu bị tắc ) rất mạnh. Vì vậy khi thuốc đang tác động vào vùng đau thì sẽ tạo áp lực rất lớn ở những nơi mạch máu bị tắc, chính áp lực này tạo nên trương lực ở thành mạch máu rất lớn và gây đau. Nếu đau khớp gối là do cơ địa đau cột sống là do phong thấp, khi cột sống thắt lưng đã thuyên giảm thì cơ địa này sẽ di chuyển xuống khớp gối hoặc một số khớp khác để gây viêm tiếp. Chính vì vậy, khi cột sống thắt lưng đã hoàn toàn hết đau mà đau khớp gối hoặc đau mông – chân thì thầy thuốc sẽ chuyển thuốc điều trị để phù hợp với tình trạng diễn biến của bệnh.
5) Trong thời gian sử dụng thuốc trị đốt sống cổ hoặc đốt sống thắt lưng nhưng lại xuất hiện ngứa ngoài da hoặc phát zona? Nếu xuất hiện tình trạng đó thì xử lý như thế nào?
- Trả lời: Trong thời gian uống thuốc điều trị đau cột sống nhưng lại xuất hiện các bệnh ngoài da như ngứa hoặc zona thì đó là người bệnh đã có tiểu đường hoặc đang có nguy cơ mắc chứng tiểu đường. Trong trường hợp này, người bệnh cứ tiếp tục uống thuốc điều trị, không cần phải điều trị các bệnh ngoài da, vì khi xuất hiện các tình trạng này là do trong cơ thể đã có sẵn cơ địa gây bệnh và hiện tượng này là do tác động của thuốc khiến xuất ra. Trong trường hợp zona gây đau châm chích – nóng rát thì cần báo gấp lại cho thầy thuốc biết để điều trị zona trước. Nếu trường hợp người bệnh không chịu nổi ngứa thì cần báo lại để điều trị chứng ngứa trước.
6) Nếu uống thuốc trị các bệnh về cột sống mà khó chịu trong dạ dày thì đang mắc bệnh gì? Xử lý như thế nào?
- Trả lời: Nếu xuất hiện tình trạng khó chịu, nôn nao trong dạ dày liên tục trong thời gian điều trị thì có khả năng người bệnh đã có cơ địa viêm khuẩn Hp hoặc đang phát Hp. Trong trường hợp người bệnh có tiền sử viêm dạ dày Hp đã điều trị về âm tính thì phải nhớ rằng “âm tính” không phải là hết bệnh mà thuật ngữ “âm tính” trong tây y có nghĩa là vi khuẩn chưa thấy xuất hiện trong dạ dày. Trên thực tế, khi khuẩn Hp bị tiêu diệt bằng kháng sinh thì nó sẽ sinh ra thế hệ khuẩn Hp mới kháng thuốc, thế hệ này sẽ mạnh hơn thế hệ trước. Và cứ như vậy, càng điều trị thì khuẩn Hp càng mạnh và người bệnh càng phải đối mặt với nguy cơ biến chứng nặng nề. Chính vì vậy, khi thấy xuất hiện các hiện tượng khó chịu nôn nao trong dạ dày khi uống thuốc điều trị cột sống thì người bệnh cần báo lại cho thầy thuốc biết để ưu tiên điều trị dạ dày Hp trước. Vì không giải quyết trước tình trạng viêm dạ dày Hp thì sẽ không giải quyết được gì cả. Sau khi điều trị xong cơ địa viêm dạ dày Hp rồi thì người bệnh sẽ không còn gặp khó khăn trong việc uống thuốc điều trị cho bệnh cột sống nữa.
7) Có mấy loại đau lưng? Loại đau lưng nào khó trị và dai dẳng nhất?
- Trả lời: Có hai loại đau lưng: Một là do nguyên nhân bên ngoài; hai là do nguyên nhân bên trong; ba là do chấn thương gây ra. Trong các bài viết về nguyên nhân dẫn đến đau lưng đã mô tả rất cụ thể và chi tiết nên không bàn thêm ở đây. Loại đau lưng dai dẳng nhất là đau do di chứng tổn thương lưng do lao động quá sức, sai tư thế, tai nạn, té ngã… mà không điều trị kịp thời hoặc không điều trị hợp lý gây ra di chứng. Trong trường hợp này người bệnh cần kiên trì tập luyện đúng phương pháp thì mới có thể phục hồi được. Ở giai đoạn di chứng của chấn thương thì không thể điều trị bằng uống thuốc hoặc châm cứu được mà phải dùng phương pháp day ấn huyệt và tập luyện.
8) Trong thời gian uống thuốc có thể kết hợp châm cứu và tập luyện không?
- Trả lời: Nếu người bệnh kết hợp châm cứu tập luyện thì càng tốt, nhưng thông thường bệnh sẽ giảm nhanh trong thời gian uống thuốc. Sự tập luyện rất tốt cho quá trình phục hồi bệnh.
Để nắm bắt được vấn để rõ ràng hơn. Xin vào các mục “Bệnh Đặc Trị 1“, “Các Chứng Đau Nhức“, “Bệnh Xương Khớp” để thàm khảo.