Bài viết chỉ mang tính tham khảo và phổ biến. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và điều trị đúng hướng dẫn trong bài viết thì người bệnh có thể tự điều trị được cho mình. Nếu bệnh ở mức độ nặng, lâu ngày, điều trị không hiệu quả thì bệnh nhân gửi thông tin cho nhà thuốc để được điều trị theo hướng chuyên trị hơn.
Bấm vào đây để vào mục Câu Hỏi Cho Bệnh Đau Cổ Gáy. Bấm vào đây để đến mục Gửi Bệnh Án để điền thông tin gửi đến nhà thuốc.
I) NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐAU CỔ GÁY
Tuy tình trạng đau cổ gáy so với cơn đau ở lưng rất ít thấy, nhưng toàn thế giới vẫn có hơn 10 triệu người mắc chứng này. Chứng đau cổ gáy đau đa số tự động thuyên giảm, chỉ có một số tình trạng cần phải được điều trị như các chứng đau có liên quan đến tổn thương thần kinh, hoặc có cảm giác hoặc chuyển qua thời kỳ vô lực ( ví dụ tay chân vô lực hoặc mất cảm giác ), đó có thể là những biểu hiện tổn thương thần kinh; hoặc kéo dài hiện tượng đau nhức kèm theo ăn uống sút kém, sút cân, ợ hơi buồn nôn, phát sốt sợ lạnh. Có rất nhiều chứng đau cổ gáy nhưng khi khám lâm sàng các bác sĩ tây y không tìm ra nguyên nhân bệnh nên đành phải chấp nhận kết luận trong sự suy đoán. Trong chứng đau cổ gáy cổ là do tổn thương gân cơ mà ra, cũng có một số trường hợp có thể nhận biết bằng chẩn đoán như hẹp đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm, hoặc gai đốt sống cổ.
Đa phần ở chứng đau cổ gáy cấp tính nguyên nhân là do cơ bắp hoặc gân bị tổn thương do tác động bên ngoài hoặc động tác sai gây ra ( ví dụ như do nằm ngủ sai tư thế, tư thế lao động sai, hoặc nâng vật quá nặng gây nên tổn thương cơ gân ). Đa số nếu cơ gân chỉ bị tổn thương nhẹ sẽ tự thuyên giảm trong thời gian vài hôm, chỉ cần duy trì điều trị bằng cách chượm lạnh hoặc nóng cho thích hợp, uống thuốc, tập luyện thì sẽ hồi phục như cũ. Nếu đau nhức kéo dài quá 2 – 3 tuần hoặc thậm chí 1 tháng trở lên và xuất hiện thêm tình trạng tê tay thì có thể có sự sai lệch bất thường ở vùng cổ gáy, người bệnh cần phải đi thăm khám ngay.
Các cơn đau do đĩa đệm đốt sống cổ bị thoát vị hoặc hẹp lỗ thần kinh cột sống cổ thường đột ngột xuất hiện, hoặc xuất hiện từ từ sau một thời gian, có thể xuất hiện tình trạng đau vai hoặc tê tay. Trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cần xác định kỹ tính chất, mức độ, giai đoạn tổn thương để đưa ra phương pháp điều trị chính xác.
II) CÁC BỆNH LÝ CỔ GÁY
1 – Bệnh Đốt Sống Cổ:
Bệnh đốt sống cổ còn gọi là hội chứng đốt sống cổ, là căn bệnh dựa trên cơ sợ thay đổi bệnh lý có tính thoái hóa, là tên gọi chung của chứng viêm khớp sống cổ, viêm khớp sống cổ có tính tăng sinh, hội chứng cuống thần kinh cổ, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống cổ. Những đối tượng dễ mắc chứng này thường là nhan viên văn phòng, người làm những công việc cố định tư thế cổ lâu, tài xế…
Triệu chứng lâm sàng:
Triệu chứng chủ yếu của bệnh lý đốt sống sống cổ là đau đầu; đau – mỏi gáy, vai, lưng và cánh tay; tê cánh tay – bàn tay – ngón tay; có khi xuất hiện thêm triệu chứng chóng mặt, nặng thì có thể buồn nôn, nôn mửa. Phần vai – lưng có cảm giác nặng trĩu, cánh tay mỏi vô lực, cảm giác ngoài da kém, lực nắm yếu.
Khi bệnh đốt sống cổ ảnh hưởng đến thần kinh giao cảm thì có thể xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, mắt mờ, hai mắt sưng húp, mắt khô, hai mắt trì nặng không mở to được, ù tai, nghễnh ngãng, mất thăng bằng, nhịp tim nhanh hoặc rối loạn, có lúc gây đầy hơi. Có một số trường hợp có thể xuất hiện triệu chứng đại tiểu tiện không tự chủ, rối loạn tình dục, nặng thì có thể liệt chân tay.
2 – Sái Cổ Khi Ngủ:
Sái cổ khi ngủ là một bệnh thường gặp, hay xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên, thường xuất hiện vào mùa đông – xuân hoặc lúc giao mùa. Chứng sái cổ thường bắt đầu khởi phát sau khi ngủ dậy.
Triệu chứng lâm sàng:
Đa phần chứng này xuất hiện sau khi ngủ dậy, cảm giác bắt đầu thấy xuất hiện dần sau cổ và lưng trên, thường bị đau một bên hoặc hai bên, hoặc một bên nặng bên nhẹ. Cơn đau khiến bệnh nhân xoay chuyển cử động cổ khó khăn, nếu nặng thì bệnh nhân nằm sấp hay ngửa đều đau, thậm chí đầu bị cứng về phía đau.
3 – Vẹo Cổ
Tỷ lệ phát bệnh vẹo cổ ở trẻ tương đối cao, do vậy còn được gọi là “vẹo cổ do cơ” hoặc “vẹo cổ bẩm sinh”. Thông thường trẻ mắc bệnh này sau khi sinh xong không lâu sẽ xuất hiện một khối cứng hình thoi ở một bên cổ, nó phát triển từ từ, có thể làm cho cơ ức đòn chũm của bên bị đau co cứng mà nổi lên, lâu dần sẽ gây ngoẹo đầu.
Triệu chứng lâm sàng:
Trẻ sau sinh từ 1 – 2 tuần có thể phát hiện thấy một cục cứng hình thoi nổi lên ở một bên cổ. Nó phát triển từ từ khiến cho cơ ức đòn chủm của bên bị đau co cứng và nhô ra, cuối cùng có thể làm cho đầu của người bệnh bị ngoẹo về phía bên đau và mặt lệch về bên không bệnh. Phần chân của cục cứng có thể di chuyển, khi quay đầu về phía không bệnh thì cục cứng nổi lên khá rõ, làm cho hoạt động quay bị hạn chế. Nếu trong thời gian đầu phát bệnh mà không điều trị kịp thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển khuôn mặt của trẻ sẽ dẫn đến khuôn mặt lệch dần, bên to bên nhỏ. Đến giai đoạn cuối có thể xuất hiện chứng lồi một bên xương ngực.
4 – Lệch Đốt Sống Cổ.
Lệch đốt sống cổ thuộc chứng đau cấp do chấn thương gây ra, đều có thể xảy ra từ giữa đoạn khớp xương cổ thứ 2 đến đoạn khớp xương ngực thứ nhất, trong đó thường gặp nhất là chấn thương 4 đoạn khớp dưới cổ. Bệnh này chủ yếu do mỏm khớp dưới của xương cổ trên trượt về trước khiến cho sự liên kết giữa mỏm khớp trên và xương cổ dưới bị lệch mà xuất hiện các triệu chứng đau. Trong trường hợp này mặt tiếp xúc giữa mỏm khớp trên và xương cổ dưới chỉ bị lệch một phần chứ không bị lệch hoàn toàn.
Triệu chứng lâm sàng:
Chấn thương xương cổ đơn thuần có thể xuất hiện một số triệu chứng nhất định tại vùng cổ như cơ cổ co giật, đau, căng mỏi, nặng trĩu, mệt mỏi,… Nếu đốt sống cổ có tiền sử chấn thương sẽ làm cho xương cổ phải chịu áp lực rất lớn, từ đó khiến cho các vận động xoay chuyển, gập ngửa bị hạn chế.
Trên lâm sàng khi ấn vào bên cổ bị chấn thương có thể thấy mỏm gai lệch về bên bị đau, đồng thời cũng lõm về phía trước, còn mỏm gai bên dưới có thể hơi lồi ra phía sau.
5 – Rối Loạn Khớp Đội – Trục:
Đối tượng có tỷ lệ mắc chứng rối loạn khớp đội – trục cao thường là trẻ em và thanh niên lao động chân tay, nguyên nhân chủ yếu là xương cổ chịu tác động của ngoại lực khiến cho khớp tạo bởi xương đội và xương trục bị lệch nhẹ khỏi vị trí, từ đó gây đau hoặc làm cho ngưỡng vận động bị hạn chế. Ngoài ra các tác nhân như phong – hàn – thấp tà cũng là những nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.
Triệu Chứng lâm Sàng:
Phần khớp của xương đội và xương trục có cảm giác đau rõ rệt, khi ấn vào cảm thấy có khối lồi lên, cảm giác sau gáy là rõ nhất. Nếu tình trạng bệnh nặng thì có thể đau lan lên đầu.
Khi vùng khớp xương đội và xương trục bị lệch thì cơ thang ở một bên và cơ ức đòn chũm bị căng và co giật khiến cho cổ khó vận động. Ngoài ra ngồi cúi đầu làm việc kéo dài hoặc nằm ngẩng cổ làm việc kéo dài hoặc nằm ngủ không đúng tư thế cũng có thể làm thay đổi độ cong sinh lý của xương cổ. Tuy nhiên khi cơ căng quá ngưỡng thì cũng có thể xuất hiện chứng co giật mạch trong cơ, cuối cùng làm cho khớp đội – trục mất tính ổn định.
6 – Thoát Vị Đĩa Đệm Đốt Sống Cổ:
Từ phía dưới đoạn khớp thứ 2 của xương cổ đến phía trên đoạn khớp thứ 1 của xương ngực có tất cả 6 đĩa đệm đốt sống cổ. Đĩa đệm đốt sống cổ là kết cấu nối tiếp chủ yếu giữa 2 thân đốt sống cổ liền kề, nó có tính đàn hồi, có tác dụng điều tiết ngoại lực. Do xương cổ ở phần dưới của cơ thể hoạt động tương đối nhiều nên áp lực tương đối lớn, hơn nữa nó lại nối liền ổn định với xương ngực nên rất dễ thoái hóa do hoạt động quá mức, bởi tình trạng thoái hóa mà dễ sinh ra thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Bệnh này thường gặp ở các đĩa đệm C5 – C6 – C7.
Triệu chứng lâm sàng:
Nếu đốt sống cổ có tiền sử bị chấn thương thì rất dễ gây ra thoái hóa đốt sống cổ khiến cho phần cổ bị đau – tê – buốt. Những vùng chấn thương sẽ xuất hiện dịch xương tăng sinh ở vùng đĩa đệm.
Cuống dây thần kinh tủy sống vùng cổ khi bị kích thích hoặc chèn ép sẽ khiến cho cánh tay – bàn tay bên vùng bị chèn ép xuất hiện cảm giác tê, người bị nặng có thể kèm theo triệu chứng đau dữ dội, hoặc cảm giác như có kim châm, điện giật, có khi ho hoặc nhảy mũi cũng thấy đau.
7 – Hội Chứng Cơ Bậc Thang Trước:
Cơ bậc thang trước nằm ở chỗ sâu của mé ngoài xương cổ, nó từ mấu ngang trước C3 đến C6 của xương cổ đến mấu cơ bậc thang ở mé trong của đốt xương sườn 1. Khi Cơ bậc thang trước chịu tác động của nhân tố gây bệnh, tùng thần kinh cánh tay ở hốc trên xương đòn và bó thần kinh – mạch máu của động mạch dưới xương đòn có thể bị chèn ép thông qua mép xương sườn 1, hoặc cuống thần kinh sau khi xuyên qua lỗ ghép khi đi qua mé trước của mấu ngang xương cổ có thể sẽ bị chèn, từ đó gây ra các triệu chứng của bệnh gọi chung là hội chứng cơ bậc thang trước.
Triệu chứng lâm sàng:
Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đau nhói, cảm giác đau có lúc lan tỏa đến mé của cẳng tay và ngón tay 4 – 5. Triệu chứng này thường gặp đối với người đã có thời gian phát bệnh lâu.
Nếu bó thần kinh – mạch máu của động mạch ở dưới xương quai xanh bị chèn ép thì bệnh sẽ xuất hiện đột ngột, bắt đầu từ cổ gáy, lan dần xuống tay, kèm theo triệu chứng nhức, tê buốt, nhói đau.
8 – Chấn Thương Phần Mềm Vùng Cổ
Phạm vi hoạt động của cổ tương đối rộng, nếu đột nhiên bị chấn thương, vẹo cổ hoặc vận động quá ngưỡng mà không có sự kiểm soát chủ động sẽ khiến cơ cổ bị căng giãn quá mức, hoặc do co rút cơ khiến cho các tổ chức phần mềm ở cổ như cơ, dây chằng, màng cơ bị tổn thương, nặng thì có thể bị rách phần mềm.
Triệu chứng lâm sàng:
Người có tiền sử chấn thương vùng cổ hoặc người có đặc thù công việc phải cúi cổ kéo dài thường xuất hiện các triệu chứng như đau cổ ở các mức khác nhau như đau nửa đầu, đau nhói một vùng, cổ cử động khó khăn. Các tư thế vận động sai hoặc ngồi lâu, hoặc tư thế nằm ngủ sai đều có thể khiến cho sụn đốt sống cổ bị áp lực làm tăng biên độ vận động của các tổ chức phần mềm chung quanh mà sinh ra bệnh.
9 – Đau Đầu Do Cổ Gáy:
Đau được chia thành hai thể gồm đau đầu đơn thuần và đau đầu nguyên nhân do cổ gáy. Đau đầu do cổ gáy là chứng đau đầu do đốt sống cổ gây ra. Nếu khớp xương cổ nằm sai vị sẽ chèn ép lên và kích thích cuống thần kinh khiến sinh ra chứng co giật cơ cổ và đau đầu; Các bệnh lý ở thân đốt sống và sụn đĩa đệm chèn ép lên cuống thần kinh cũng gây ra đau đầu; Cơ cổ liên tục co thắt khiến không cung cấp đủ máu lên não cũng gây đau đầu.
Triệu chứng lâm sàng:
Chứng đau đầu do đốt sống cổ gây ra thường xảy ra tại vùng xương chẩm hoặc dưới xương chẩm. Cảm giác đau có thể lan sang trán và mắt ở bên đau, cơn đau có lúc liên tục, đôi khi là đau ê ẩm hoặc đau nhói.
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường.