Hoa Dâm bụt còn gọi là Chi dâm bụt, Chi râm bụt hoặc Chi phù dung, tên khoa học là Hibiscus, thuộc họ Cẩm quỳ. Phân bố ở các vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới trên toàn thế giới.
Chi dâm bụt gồm các loại cây thân thảo một năm hay lâu năm cũng như các loại cây bụi thân gỗ và cây thân gỗ nhỏ. Lá mọc so le, loại lá đơn hình trứng hay hình mũi mác, thông thường với mép lá dạng răng cưa hay dạng thùy. Hoa lớn, dễ thấy, hình kèn, với 5 cánh hoa, có màu từ trắng tới hồng, đỏ, tía hay vàng và rộng từ 4–15 cm. Quả là loại quả nang năm thùy khô, chứa vài hạt trong mỗi thùy, được giải phóng khi quả nang tách ra khi chín.
Công dụng và cách dùng:
Hoa Dâm bụt có tác dụng điều trị táo bón, mất ngủ, nhiễm trùng bàng quang, huyết áp cao, nôn mửa.
Một số kinh nghiệm sử dụng:
Hoa râm bụt phơi khô, hãm nước sôi uống như nước chè để điều trị mất ngủ, hồi hộp, tiểu đỏ do viêm bàng quang.
Dùng ngoài da: Hoa dâm bụt kết hợp với lá Trầu không, lá Thồm lồm, dã nát đắp chữa mụn nhọt, nhất là các mụn nhọt đang mưng mủ, sưng nhức.
Hoa dâm bụt kết hợp gỗ vang ( Tô mộc ), mỗi loại 50gr, gừng tươi 3 lát, sắc uống chữa chứng nhức đầu chóng mặt ở phụ nữ.
Lá và hoa giã với ít vôi ăn trầu, đắp lên mụn nhọt để thúc cho mau vỡ mủ.
Nước sắc của hoa Dâm bụt kết hợp với nước ép của cây cúc bạc đầu uống dùng để trục nhau thai bị sót sau sinh.
Hoa Dâm Bụt
Cây gỗ vang – Tô mộc
Cúc bạc đầu – Bạch đầu ông
Nhà thuốc Hạnh Lâm Đường