Bài viết chỉ mang tính tham khảo và phổ biến. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và điều trị đúng hướng dẫn trong bài viết thì người bệnh có thể tự điều trị được cho mình. Nếu bệnh ở mức độ nặng, lâu ngày, điều trị không hiệu quả thì bệnh nhân gửi thông tin cho nhà thuốc để được điều trị theo hướng chuyên trị hơn.
Bấm vào đây để vào mục Câu Hỏi Cho Bệnh Đau Dạ Dày. Bấm vào đây để đến mục Gửi Bệnh Án để điền thông tin gửi đến nhà thuốc.
ĐAU DẠ DÀY
Vị trí dạ dày trong cơ thể
I) Khái niệm:
Trong Đông y đau dạ dày được gọi là “Vị Thống”. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi dùng từ “đau dạ dày” để cho người đọc dễ hiểu hơn. Về cơ bản nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày trong Đông được cho rằng do Vị khí ( công năng khí hóa của dạ dày ) bị ứ trở, vị lạc ( đường thông nhau giữa dạ dày và Tỳ, các tạng khác… ) bị tắc nghẽn, khiến cho dạ dày mất đi sự nuôi dưỡng rồi sinh ra một dạng bệnh chứng tỳ – vị – tràng mà triệu chứng chủ yếu là đau vùng bụng trên ở bộ vị của dạ dày do tình trạng không thông sẽ dẫn đến đau ( thống tắc bất thông ).
Tỷ lệ phát bệnh dạ dày so với các bệnh khác rất cao. Đông y điều trị đau dạ dày trên lâm sàng rất hiệu quả. Trong bệnh danh tây y chứng này thường được gọi dưới hình thức các bệnh như: Viêm dạ dày cấp, viêm dạ dày mãn tính, viêm loét đường tiêu hóa, co thắt dạ dày, sa dạ dày, sa niêm mạc dạ dày, bệnh lý thần kinh dạ dày. Lúc trên lâm sàng xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày như trên, cần kết hợp tham chiếu biện chứng luận trị để việc điều trị đạt hiểu quả cao.
II) Nguyên nhân và cơ chế bệnh:
Nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày thường do cảm nhiễm phải “hàn tà” ( lạnh từ bên ngoài ), ăn uống rối loạn, tinh thần căng thẳng lo lắng, tỳ – vị hư nhược.
1)Thể hàn tà nhấp vị:
Hàn thuộc âm tà ( âm ở đây nghĩa là thuộc về lạnh, về các hiện tượng thuộc phạm trù đối lập với dương ), tính của nó ngưng trệ, co cứng. Bộ phận trên của dạ dày được tương thông với bên ngoài qua đường miệng, khí hậu lạnh lẽo, hàn tà từ miệng đi vào, hoặc trong dạ dày sẵn có đồ ăn lạnh, trúng phải hàn tà lưu lại trong dạ dày, hoặc uống thuốc có tính lạnh thái quá, hoặc tổn thương do ăn uống mà dẫn đến hàn khí ngưng trệ trong dạ dày, khí khí mất đi sự chính thường khiến ngưng trệ, không thông mà sinh đau. Như trong thiên “Cử Thống Luận” sách Tố Vấn chép: “Hàn khí ngưng trệ ở dạ nơi tràng vị, dưới vùng hoành cách mô, huyết không lưu thông được, cơ mạch co rút mà gây đau” ( 寒气客于肠胃之间,膜原之下,血不得散,小络急引,故痛 – hàn khí khách ư tràng vị chi gian, mạc nguyên chi hạ, huyết bất đắc tán, tiểu lạc cấp dẫn, cố thống ).
2) Ẩm thực thương vị:
Vị ( dạ dày ) chủ về thâu nhận và ngấu nhừ thủy cốc thức ăn, khí của nó hòa mà thuận, vì vậy sự phát sinh chứng đau dạ dày có một mối quan hệ rất mật thiết với ăn uống. Nếu ăn uống không điều tiết, ăn uống thái quá, quá nhiều thì sẽ tổn thương đến tỳ – vị, thức ăn đình trệ dẫn đến vị khí thất hòa, khí cơ trong dạ dày bị trở trệ, không thông thì đau ( thống tắc bất thông ); hoặc ăn uống gia vị thái quá, ăn cay quá độ, hoặc nghiện ăn các đồ béo ngọt, nồng mạnh, hoặc uống rượu quá nhiều thì sẽ tổn thương đến tỳ – vị, nội thấp ấp ủ lâu ngày bên trong mà sinh nhiệt mà trở trệ khí cơ, dẫn đến vị khí tắc nghẽn, mà dễ dàng dẫn đến đau dạ dày. Như trong thiên “Tý Luận” sách Tố Vấn có chép: “ăn uống quá no sẽ tổn thương trường vị” ( 饮食自倍,肠胃乃伤 – ẩm thực tự bội, trường vị nãi thương ).
3) Can khí phạm vị:
Công năng vận hóa thâu nạp của tỳ – vị, sự thăng giáng của khí cơ trung tiêu ( trung tiêu ở vị trí từ hoành cách mô đến rốn, nơi này chứa Tỳ – Vị – Can – Đởm ) đều phải dựa vào sự sơ tiết của Can ( gan ), như trong thiên “Bảo Mệnh Toàn Hình Luận” sách Tố Vấn chép: “đất nhờ có cây cối mà được tơi xốp” ( 土得木而达 – Thổ đắc mộc nhi đạt ) là ý này. Cho nên trong bệnh lý thường xuất hiện biểu hiện mộc vượng khắc thổ ( tạng can mạnh quá làm suy yếu tỳ vị ), hoặc thổ hư mộc thừa ( tỳ vị hư khiến can tác động làm hư hơn ). Buồn nghĩ giận dữ, tinh thần không thoải mái, Can mất đi sơ tiết, Can uất khí trệ, khí uất của Can ảnh hưởng đến dạ dày khiến vị khí thất hòa, trở trệ mà sinh ra đau dạ dày.
Nếu Can mất đi sự sơ tiết, khí cơ không thông, huyết lạc tắc nghẽn thì sẽ hình thành huyết ứ mà gây đau dạ dày. Đởm ( mật ) và Can ( gan ) có mỗi tương quan biểu lý ( trong – ngoài ) với nhau, đều thuộc mộc tính. Sự thông giáng của đởm ( mật ) có tác dụng giúp cho công năng vận hóa của Tỳ ( thông ) và hòa giáng của Vị ( giáng ). Nếu đởm mất đi chức năng sơ tiết, thông giáng thất thường, đởm khí không giáng xuống sẽ đi ngược lên trên mà phạm vào vị ( dạ dày ), dẫn đến vị khí thất hòa, khí cơ của can – đởm – vị bị trở trệ cũng có thể dẫn đến đau dạ dày.
4) Tỳ Vị hư nhược:
Tỳ và Vị có mối quan hệ biểu lý với nhau, đều ở vị trí trung tiêu, cùng nhau thực hiện công năng thâu nạp và vận hóa thủy cốc. Tỳ khí chủ thăng ( đi lên ), vị khí chủ giáng ( đi xuống ), sự thâu nạp và ngấu nhừ thức ăn của vị ( dạ dày ) phải dựa vào công năng vận hóa thăng thanh của tỳ, cho nên các bệnh về dạ dày ( vị ) thường liên quan đến tỳ, bệnh của tỳ thường liên quan đến dạ dày. Nếu người thể chất bẩm tố yếu kém, làm việc quá độ, hoặc bị tổn thương do ăn uống, ăn uống đồ lạnh, hoặc bệnh tổn thương tỳ vị do bệnh tỳ vị lâu ngày không khỏi… đều có thể khiến cho tỳ vị hư nhược, trung tiêu hư hàn, dẫn đến vị ( dạ dày ) bị mất đi sự ôn dưỡng mà sinh ra đau dạ dày. Nếu bệnh nhiệt tổn thương trạng thái âm của cơ thể hoặc hỏa uất trong dạ dày làm tổn thương đến trạng thái âm của dạ dày, hoặc lâu ngày dùng các loại thuốc thơm ráo lý khí, hao thương trạng thái âm của dạ dày, dạ dày mất đi sự nhu dương cũng có thể dẫn đến đau dạ dày. Thận là gốc của tiên thiên cơ thể, rễ của âm dương, dương khí của tỳ vị đều dựa vào sự ôn ấm của thận dương; trạng thái âm của tỳ vị đều dựa vào sự tư dưỡng của thận âm. Nếu thận dương bất túc, hỏa không làm ấm cho thổ có thể dẫn đến tỳ dương hư mà thành chứng đau dạ dày do tỳ thận – dương hư, vị mất ôn dưỡng; nếu thận âm khuy hư, thận thủy không thể nuôi dưỡng cho phần âm của dạ dày thì có thể dẫn đến trạng thái âm của dạ dày hư mà sinh ra chứng đau dạ dày do thận âm hư, dạ dày mất đi sự nhu dưỡng.
Ngoài ra, nếu khí trệ lâu ngày khiến huyết ứ trệ theo mà không vận hành, hoặc lạc mạch ở trong dạ dày bị ứ trở lâu ngày, hoặc sau khi xuất huyết dạ dày huyết không bài sạch ra ngoài mà đình ứ bên trong đều có thể dẫn đến đau dạ dày thể huyết ứ. Nếu tỳ dương bất túc, mất đi sự kiện vận, thấp tà sinh ra bên trong tụ lại thành đàm thành ẩm ứ lại bên trong dạ dày rồi sinh ra chứng đau dạ dày thể đàm ẩm.
Nguyên nhân sinh ra chứng đau dạ dày lúc mới phát thì là do ngoại tà, ăn uống, tình chí không thoải mái, nguyên nhân không chỉ có một, cơ chế gây bệnh đơn thuần, thường thấy các chứng trạng do hàn tà ở trong dạ dày, ăn uống không tiêu, can khí phạm vị, nhiệt uất ở can – vị, thấp nhiệt ở tỳ – vị, các chứng này thường biểu hiện thực chứng; bệnh lâu ngày thường thấy thực chứng chuyển thành hư chứng, như hàn tà lâu ngày tổn thương trạng thái dương của tỳ, nhiệt tà lâu ngày hao tổn trạng thái âm của dạ dày, đa phần thấy các chứng trạng tỳ – vị hư hàn, vị âm bất túc đều là hư chứng. Vì từ thực qua hư, hoặc vì hư mà qua thực đều có thể hình thành chứng hư thực thác tạp, như vị nhiệt kiêm có âm hư, tỳ – vị dương hư lại kiêm có hàn bên trong, hoặc kiêm có ứ huyết, thức ăn đình trệ, khí trệ. Vị trí bệnh của bệnh này là ở dạ dày, có quan hệ mật thiết với can và tỳ, cũng có liên quan đến đởm và thận. Bệnh cơ về cơ bản là do vị khí bị tắc trở, mạch máu ở dạ dày tắc nghẽn, dạ dày mất đi sự nuôi dưỡng mà sinh đau.
Hình ảnh viêm dạ dày
III) Biểu hiện lâm sàng:
Vị trí cơn đau dạ dày nằm ở vùng bụng trên. Biểu hiện đau thường là đau căng tức, đau âm ỉ, đau châm chích, nóng đau, đau ran, đau xoắn từng cơn… thường là do nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh khác nhau, trong đó thường thấy nhất vẫn là biểu hiện trướng đau, đau âm ỉ, đau châm chích, khi ép tay vào cảm giác đau tăng, ấn vào đau hoặc tăng hoặc giảm, nhưng bỏ ra thì không thấy đau. Cơn đau có thể kéo dài liên tục, cũng có thể lúc đau lúc không. Cơn đau có thể ảnh hưởng bởi khí hậu nóng hay lạnh, ăn uống bất thường, tinh thần không thoải mái, lao động quá mức mà sẽ đau tăng, kèm theo đau có thể xuất hiện tình trạng ăn uống sút kém, nôn nao buồn nôn, ợ chua…
IV) Chẩn đoán:
- Đau vùng bụng trên, ép tay vào đau đau tăng ( vùng dạ dày ).
- Thường đa số có thêm chứng trạng vị khí thất hòa như ăn uống sút kém, dạ dày đầy tức căng đau, nôn nao buồn nôn, ợ chua trạo trực.
- Thường phát bệnh do ăn uống thất thường, tinh thần không thoải mái, làm việc quá sức, cảm nhiễm phong hàn.
V) Chẩn đoán và phân biệt:
1 – Đầy ách ( bĩ mãn ):
Vị trí của cơn đau dạ dày và chứng đầy ách đều nằm ở vị trí dạ dày, nhưng cơn đau dạ dày thường kèm theo trướng đầy, đầy ách có cơn đau âm ỉ, cần phân biệt rõ. Đau dạ dày căn cứ vào cơn đau làm chủ; đầy ách lấy triệu chứng ách tắc buồn đầy làm chủ; đau dạ dày có thể ép tay vào vùng đau, chứng đầy ách thì không thể ép tay vào được.
2 – Đau tim:
Vị trí dạ dày nằm ở phần bụng trên, vị trí của tim nằm ở phần dưới lồng ngực, vị trí tim và dạ dày nằm gần nhau, cơn đau dạ dày có thể ảnh hưởng đến tim, biểu hiện cơn đau lan đến lồng ngực, cơn đau tim cũng thường ảnh hưởng xuống bên dưới, xuất hiện biểu hiện cơn đau ở dạ dày. Vì vậy cần hết sức cẩn thận để đề phòng đau dạ dày và đau tim, nhất là đề phong tình trạng cùng một lúc phát đau tim và đau dạ dày. Đau dạ dày đa phần phát sinh ở người trẻ, vị trí đau ở vùng dạ dày nơi bụng trên, vị trí của nó tương đối thấp, biểu hiện đau thường là đau căng trướng, đau âm ỉ, mức độ đau đa phần không dữ dội, cơn đau có liên quan mật thiết với ăn uống, đa số thường có các triệu chứng bệnh tiêu hóa như nuốt chua, ợ hơi, lợm giọng buồn nôn; Đau tim thường phát ở người lớn tuổi, cơn đau thường phát ở vùng lồng ngực hoặc vùng trước ngực trái, vị trí tương đối cao, biểu hiện đau thường đau như dùi đâm, đau quặn, có lúc đau kịch liệt, cơn đau kéo ra sau bả vai, đi xuống theo kinh thủ Thiếu âm, tính chất đau phát nhanh, đối với ăn uống thì đa phần có liên quan mật thiết đến việc uống rượu, thường có các chứng trạng hồi hộp, đoản khí, ra mồ hôi, mạch kết – đợi.
3 – Đau sườn:
Chứng đau dạ dày do can khí phạm vị ( khí của can phạm vào đến dạ dày ) thường có cơn đau lan xuống sườn, cơn đau túi mật có lúc đau ở gần vùng tim, đau dạ dày và đau sườn có lúc cũng cùng đau một lúc, cần phân biệt rõ ràng. Nhưng vị trí đau dạ dày nửa phần trên của bụng, thường kiêm có thêm các triệu chứng “vị thất hòa giáng” ( dạ dày không có lực co bóp và truyền tống xuống bên dưới ) như: buồn nôn, ợ hơi, nuốt chua trạo trực.
4 – Đau bụng:
Dạ dày vị trí ở bụng, nối với đường ruột, nhìn ở phạm vi chung thì đau bụng và đau dạ dày đều là cơn đau ở vùng bụng, đau dạ dày đôi khi xuất hiện triệu chứng của đau bụng, đau bụng đôi khi cũng có xuất hiện triệu chứng của đau dạ dày, vì vậy cần phân biệt rõ giữa đau dạ dày và đau bụng. Đau dạ dày phát ở phần bụng trên, vị trí tương đối cao; đau bụng ở vị trí dưới dạ dày và từ xương mu trở lên, vị trí tương đối thấp. Bụng đau thường có các triệu chứng vị thất hòa giáng và vị khí thượng nghịch như cồn cào, ợ hơi, ợ chua; Đau bụng thường có kèm theo các triệu chứng như trướng bụng, trung tiện, phân không thành khuôn.
VI) Biện Chứng Luận Trị:
1 – Biện về hàn – nhiệt:
Đau dạ dày do hàn đa phần thấy dạ dày lạnh đau, khi ăn đồ lạnh nhiễm phải hàn khí thì phát đau hoặc đau tăng, gặp nóng hoặc ấm thì đỡ, gặp lạnh đau tăng, sắc mặt trắng nhợt, miệng không khát, rêu lưỡi trắng, sắc lưỡi nhạt; đau dạ dày do nhiệt thường thấy dạ dày nóng đau, ăn đồ cay nóng vào thường dễ phát đau hoặc đau tăng, thích ăn đồ lạnh ghét ăn đồ nóng, dạ dày gặp mát thì đỡ, có kèm theo miệng khô khát, đại tiện khô cứng, rêu lưỡi vàng, sắc lưỡi đỏ, mạch sác.
2 – Biện hư – thực:
Đau dạ dày thể hư chứng đa phần thường xuất hiện ở người bệnh thể trạng hư nhược phát bệnh lâu ngày. Dạ dày đau âm ỉ, bệnh phát chậm, vị trí đau không nhất định, lúc đau lúc ngừng, đau mà không trướng hoặc trướng một lúc rồi đỡ, lúc bụng đói hoặc làm việc quá độ thường dễ phát đau hoặc đau tăng, xoa bụng hoặc ăn vào thì đau đỡ, đôi khi ăn kém, mệt mỏi, mạch hư; Đau dạ dày thể thực chứng thường xuất hiện ở người mới phát, thể trạng khỏe, dạ dày đau thường kèm theo trướng căng, biểu hiện lâm sàng thường đau trướng, đau như dùi đâm, phát đau nhanh, ấn vào đau, vị trí đau không nhất định, sau khi ăn đau tăng, đôi khi đại tiện táo, mạch thực.
3 – Biện khí – huyết:
Bệnh mới phát thì do khí, bệnh lâu ngày là ở huyết. Dạ dày đau và trướng, chủ yếu là trướng, vùng đau không cố định, lúc đau lúc ngừng, thường do tình chí tinh thần không thoải mái gây ra, đôi khi vùng ức đầy ách, thích thở dài, nếu ợ hơi ra hoặc đánh rắm thì đỡ đau, thì đó là bệnh thuộc khí; Dạ dày đau kéo dài lâu ngày không khỏi, cơn đau như dùi đâm, đau kéo dài không dứt, vùng đau không cố định, khi ấn vào đau tăng, đôi khi đau tăng sau khi ăn. Sắc lưỡi đỏ tía tối, mạch máu dưới lưỡi nổi lên từng đoạn tía tối thì đó là bệnh thuộc huyết.
VII) Phép Trị:
Trong phép trị bệnh đau dạ dày lấy lý khí ( thông khí uất ) hòa vị ( điều hòa chức năng dạ dày ) chỉ thống ( giảm đau ) làm quy tắc cơ bản. Nghĩa là sơ thông cho khí cơ, khôi phục tính hòa thuận thông giáng cho dạ dày, từ đó đạt được mục đích giảm đau. Nếu đau dạ dày thuộc thể thực chứng thì phép trị khu tà là chính, căn cứ vào sự khác nhau như hàn ngưng ( lạnh ẩn trong dạ dày gây ngưng trệ ), thức ăn đình trệ, khí trệ, uất nhiệt, huyết ứ, thấp nhiệt, để dùng các phép trị phù hợp như ôn vị tán hàn ( làm ấm dạ dày ), tiêu thực đạo trệ, sơ can lý khí, tiết nhiệt hòa vị, hoạt huyết hóa ứ, thanh nhiệt hóa thấp…; Nếu đau dạ dày ở thể hư chứng thì phép trị cần phù chính là chủ yếu. Căn cứ vào sự khác nhau giữa hư hàn, âm hư để dùng các phép trị như ông trung ích khí, dưỡng âm ích vị. Nếu trường hợp hư thực lẫn lộn thì cần kiêm dùng phép phù chính và khu tà.
VIII) Phân Chứng Luận Trị:
1 – Thể hàn tà khách vị ( cảm phải hàn khí bên ngoài vào dạ dày ):
Biểu hiện lâm sàng: Dạ dày đột ngột phát đau dữ dội, nặng thì đau co rút, gặp nóng thì đỡ gặp lạnh đau tăng. Miệng nhạt không khát hoặc thích uống nước ấm. Rêu lưỡi trắng, mỏng. Mạch huyền – khẩn.
Phép trị: Ôn vị tán hàn, lý khí chỉ thống.
Phương thang: Lương Phụ Hoàn.
2 – Thể ẩm thực đình trệ ( thức ăn đình trệ ):
Biểu hiện lâm sàng: Sau khi ăn uống quá nhiều dạ dày phát đau, bụng trướng đầy không tiêu, chận tay vào đau tăng, ăn thêm vào càng đau tăng, ợ hôi nuốt chua, hoặc nôn ra đồ ăn chưa tiêu, mùi đồ ăn sau khi nôn có mùi hôi, sau nôn mửa cơn đau giảm, không muốn ăn uống hoặc biếng ăn, đại tiện phân nát, đánh rắm hoặc sau khi đại tiện thì thoải mái. Rêu lưỡi dày, nhớt. Mạch hoạt, hữu lực.
Phép trị: Tiêu thực đạo trệ, hòa vị chỉ thống.
Phương thang: Bảo Hòa Hoàn.
3 – Thể can khí phạm vị ( Chức năng gan ảnh hưởng dạ dày ):
Biểu hiện lâm sàng: Dạ dày trướng đầy, ấn vào đau tăng, dạ dày đau lan xuống sườn, ngực đầy ợ hơi, thích thở dài, đại tiện không thông, ợ hơi hoặc đánh rắm thì nhẹ hơn, gặp chuyện phiền não giận dữ thì phát đau hoặc đau tăng. Rêu lưỡi trắng, mỏng. Mạch huyền.
Phép trị: Sơ can lý khí, hòa vị chỉ thống.
Phương thang: Sài Hồ Sơ Can Tán.
4 – Thể can – vị uất nhiệt ( nhiệt uất trong gan và dạ dày ):
Biểu hiện lâm sàng: Dạ dày nóng đau, đau dữ dội, thích lạnh ghét nóng, gặp mát thì chuyển nhẹ, lòng buồn phiền dễ giận dữ, ợ chua buồn nôn, miệng khô – đắng. Lưỡi đỏ ít rêu. Mạch huyền – sác.
Phép trị: Sơ can lý khí, tiết nhiệt hòa trung.
Phương thang: Đơn Chi Tiêu Dao Tán Hợp Tả Kim Hoàn.
5 – Thể ứ huyết đình trệ ( huyết ứ bên trong ):
Biểu hiện lâm sàng: Dạ dày đau như dùi đâm dao cắt, vùng đau không cố định, ấn vào vùng đau cảm giác đau tăng, sau khi ăn đau tăng, về đêm đau nhiều hơn ban ngày, hoặc thấy lẫn máu, đại tiện phân đen. Sắc lưỡi tía tối hoặc có ứ huyết. Mạch sáp.
Phép trị: Hoạt huyết hóa ứ, lý khí chỉ thống.
Phương thang: Thất Tiếu Tán hợp Đan Sâm Ẩm.
6 – Thể tỳ – vị thấp nhiệt:
Biểu hiện lâm sàng: Dạ dày nóng đau, trạo trực ợ chua, miệng khô – đắng, khát không muốn uống, hoặc có khi miệng có vị ngọt – dính – cáu, ăn đồ ăn ngọt vào thì ợ chua, ăn kém buồn nôn, chân tay mình mẩy nặng nề. Tiểu tiện sắc vàng đậm. Đại tiện không thông. Rêu lưỡi vàng – nhớt. Mạch hoạt – sác.
Phép trị: Thanh nhiệt hóa thấp, lý khí hòa trung.
Phương thang: Thanh Trung Thang.
7 – Thể vị âm hư ( chức năng làm mát của dạ dày bị suy giảm ):
Biểu hiện lâm sàng: Dạ dày nóng đau âm ỉ, bụng đói không muốn ăn, miệng ráo họng khô, miệng khát muốn uống, người gầy thiếu sức, đại tiện phân khô cứng. Rêu lưỡi thiếu dịch hoặc xanh bóng không rêu. Mạch tế – sác.
Phép trị: Dưỡng âm ích vị, hòa trung chỉ thống.
Phương thang: Ích Vị Thang hợp Thược Dược Cam Thảo Thang.
8 – Thể tỳ vị hư hàn:
Biểu hiện lâm sàng: Dạ dày đau âm ỉ, triền miên không dứt, đau lạnh khó chịu, thích ấm thích thoa dầu, đói bụng đau tăng, ăn vào thì đỡ, làm việc nặng nhọc hoặc ăn đồ lạnh hoặc sau khi ăn đồ lạnh thì phát đau hoặc đau tăng, nôn ra nước trong, ăn ít, tinh thần mỏi mệt vô lực, chân tay không ấm, đại tiện lỏng nhão. Rêu lưỡi trắng, sắc lưỡi đỏ nhạt. Mạch hư, nhược.
Phép trị: Ôn trung kiện tỳ, hòa vị chỉ thống.
Phương thang: Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang.
IX) Chuyển biến và tiên lượng:
Lúc mới phát bệnh thường là thực chứng, biểu hiện thường là hàn ngưng, thực tích ( đồ ăn không tiêu tồn đọng ), khí trệ; Giai đoạn chuyển biến thì hàn tà uất lâu hóa nhiệt, hoặc thực tích lâu ngày tích chứa mà sinh thấp nhiệt, hoặc khí uất lâu ngày hóa hỏa, khí trệ dẫn đến ứ huyết, có thể xuất hiện tạp chứng hàn nhiệt lẫn lộn; Bệnh lâu ngày tổn thương chính khí nên có thể chuyển thực chứng thành hư chứng, vì vậy có thể chuyển thành dương hư, âm hư, hoặc chuyển thành hư lao… Mỗi một thể bệnh còn có thể có khí trệ huyết ứ, ứ lâu ngày sinh đàm, đàm và ứ kết hợp với nhau mà sinh khối tích ( các dạng u ) bên trong; Hoặc do huyết nhiệt vong hành ( do nhiệt quá độ khiến huyết ra khỏi đường đi của mình mà gây ra hiện tượng xuất huyết ); Hoặc vì huyết nhiệt vong hành, huyết ứ lâu ngày tổn thương đến mạch lạc, hoặc Tỳ không thống nhiếp huyết ( điều chỉnh dòng chảy của máu trong cơ thể ) dẫn đến thổ huyết, đại tiện ra máu… đều thuộc biến chứng thường thấy trong chứng đau dạ dày. Chuyển biến sau điều trị đau dạ dày đa phần đều tốt, thực chứng trị liệu tương đối đơn giản, tà khí hết thì vị khí tự nhiên được yên; Trường hợp hư – thực lẫn lộn thì điều trị khó khăn hơn, thường hay tái phát. Nếu ảnh hưởng do ăn uống, nguồn kiện vận ( tỳ – vị ) suy nhược thì chính khí ngày càng suy giảm, hình thể gầy gò. Nếu thấy xuất hiện các chứng trạng như thổ huyết, đại tiện ra huyết lượng nhiều không cầm, kèm theo thấy mồ hôi ra liên tục như tắm, tay chân lạnh, mạch vi muốn tuyệt, đó là khí theo huyết thoát, một loại chứng trạng cực kỳ nguy hiểm. Nếu không kịp thời cấp cứu thì có thể sảy ra nguy hiểm đến tính mạng.
X) Dự phòng và điều dưỡng:
Đối với người bệnh đau dạ dày thì cần xem trọng về điều dưỡng sinh hoạt, nhất là điều dưỡng phương diện ăn uống và tinh thần. Ăn uống cần ăn ít và chia ra thành nhiều bữa, dinh dưỡng đầy đủ, thực phẩm cần thanh đạm dễ tiêu, không nên uống quá nhiều rượu và ăn đồn sống lạnh – cay nóng, tránh đồ ăn cứng, khó tiêu, không ăn no uống nhiều, hoặc đừng để đói no thất thường; Tránh lao động quá sức, cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp khi đang mang bệnh hoặc đang điều trị bệnh. Có như vậy mới có thể giảm nhẹ hoặc để phong tình trạng tái phát của chứng đau dạ dày.
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường