Bài viết chỉ mang tính tham khảo và phổ biến. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và điều trị đúng hướng dẫn trong bài viết thì người bệnh có thể tự điều trị được bệnh cho mình. Nếu bệnh ở mức độ nặng, lâu ngày, điều trị không hiệu quả thì bệnh nhân gửi thông tin cho nhà thuốc để được điều trị theo hướng chuyên trị hơn.
Bấm vào đây để vào mục Câu Hỏi Cho Bệnh Viêm Xoang. Bấm vào đây để đến mục Gửi Bệnh Án để điền thông tin gửi đến nhà thuốc.
I) Khái lược:
Trong Đông y chứng hôi nách được gọi là “hồ xú” ( 狐臭 ), hoặc “dịch xú” ( 腋臭 ). Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ nhiều hơn nam, ở người trẻ nhiều hơn. Nguyên nhân hôi nách là do sự bài tiết của tuyến mồ hôi lớn dưới da gây ra, tuyến mồ hôi lớn này thường bài tiết mạnh ở giai đoạn tuổi dậy thì, tuyến này phân bố mạnh ở các vị trí hố nách, quanh đầu vú, vùng bộ phận sinh dục, gần hậu môn. Trong dịch bài tiết của tuyến này có chứa nhiều axít béo, protein và các chất cặn bã, sau khi bài tiết lên bề mặt của da, chịu sự tác động của một loại trực khuẩn hôi thối và trực khuẩn lên men khiến sinh ra một loại mùi hôi như mùi cáo hôi, chính vì vậy chứng này được gọi là chứng “hồ xú” ( cáo hôi ).
Chứng hôi nách đa phần nặng về mùa hạ, nhẹ về mùa đông, đặc biệt mùa hè do mồ hôi nhiều, quần áo mỏng nên mùi hôi dễ phát tán ra chung quanh khiến ảnh hưởng đến cảm nhận của người chung quanh, chính vì vậy chứng này ảnh hưởng tâm lý người bệnh nặng nề và gián tiếp ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hôi, học tập, công việc, tình cảm hôn nhân gia đình. Ngoài ra, còn còn tạo nên áp lực tâm lý khá lớn khiến người bệnh tự ti mặc cảm, bị tổn thương cảm xúc rồi dần dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý. Người mắc bệnh hôi nách thường có yếu tố di truyền từ gia đình, ở giai đoạn tuổi trẻ thường dễ phát nhất.
II) Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh:
Nguyên nhân chính sinh ra bệnh này theo Đông y là do thấp và đàm hợp với nhau, tâm hỏa mạnh hợp với trùng tà ( vi khuẩn bên ngoài ) mà sinh bệnh. Trong trường hợp chứng này thường không có các biểu hiện bệnh lý lâm sàng mà chỉ có biểu hiện sự bất thường về mùi của cơ thể.
III) Các phương pháp điều trị:
Bài 1: Mật đà tăng ( Đáy nồi nấu vàng lâu năm bị vỡ ra ) 150g, nghiền thành bột mịn, đổ dấm vào quậy đều rồi bôi vào vùng bệnh. Mỗi ngày một lần hoặc cách ngày một lần.
Mật đà tăng
Bài 2: Tân di, Xuyên khung, Tế tân, Cảo bản, Xuyên tiêu, các vị trọng lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, pha dấm, mỗi tối trước khi ngủ bôi lên vùng bệnh, sáng dậy rửa đi.
Tân di
Xuyên khung
Tế tân
Cảo bản
Xuyên tiêu
Bài 3: Mẫu đinh hương, Hoắc hương, Thanh mộc hương, Diên phấn mỗi vị 30g, tất cả nghiền mịn, bỏ vào hai túi vải, mỗi tối đều dùng kẹp vào nách.
Mẫu đinh hương
Hoắc hương
Thanh mộc hương
Diên phấn
Bài 4: Dùng 2 – 3 quả ớt, sắt thành từng đoạn ngắn, bỏ vào bình và đổ vào 10ml cồn iod 2 – 2.5%, vặn kín nắp bảo quản. Khi dùng thì lắc đều, dùng bông chấm vào nách, mỗi ngày 1 – 3 lần.
Bài 5: Xuyên tiêu 14 hạt, Hạt nhãn 6 hạt. Hai loại nghiền mịn, dùng bột này thỉnh thoảng xát vào nách.
Bài 6: Dùng gừng tươi thường xuyên xát vào nách. Hoặc dùng Thanh mộc hương ngâm trong dấm một đêm, sau đó bỏ vào túi vải kẹp vào nách.
Bài 7: Phèn chua phi lên rồi tán bột mịn, hàng ngày sau khi rửa ráy sạch sẽ thì thoa vào nách.
Cách phi phèn chua: Dùng phèn chua bỏ vào trong một chảo gang thể tích lớn hơn gấp 10 lần lượng phèn chua, cho lửa mạnh để phèn trào phồng lên, một lúc sau khi phèn đã hết trào thì tắt lửa để nguổi, cạo bỏ phần đen bên ngoài, tán mịn bỏ vào lọ bảo quản khô ráo mà dùng.
IV) Ăn uống điều dưỡng:
Về mùa hạ thì nên ăn dưa hấu, bí đao, rau củ tươi. Về mùa đông thì nên tăng cường uống nước. Cần hạn chế ăn các đồ có mùi quá mạnh, đồ nước, đồ dầu mỡ nhiều, đồ ăn gia vị quá nhiều, đồ ăn tanh, đồ thịt đỏ.
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường