Học thuyết Ngũ hành là tư tưởng triết học duy vật sơ khai cổ đại của người Á châu, thuộc vũ trụ quan nguyên tố luận ( 元素论的宇宙观 ), là một loại hệ thống luận phổ thông sơ khai. Học thuyết ngũ hành cho rằng: mọi sự vật trong vũ trụ, đều được tạo thành bởi năm loại nguyên tố vật chất là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy; sự phát triển biến hóa của hiện tượng và sự vật của các loại sự vật trong tự nhiên giới đều là kết quả của tác dụng tương hỗ và không ngừng vận động của năm loại vật chất này. Trật tự vận động của vạn vật trong trời đất đều phải chịu sự chi phối thống nhất bởi quy tắc sinh khắc chế hóa của ngũ hành. Học thuyết ngũ hành dùng năm loại vật chất Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy để giải thích sự khởi nguyên của vạn vật trong vũ trụ, cùng với nhiều dạng tính thống nhất của nó. Tất cả các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên giới đều có thể dựa vào đặc điểm và tính chất của Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy để quy nạp thành năm hệ thống. Hiện tượng và sự vật trong năm hệ thống này, cho đến mỗi hệ thống, đều tồn tại một quan hệ nội tại nhất định, từ đó hình thành một trạng thái mạng lưới phức tạp, còn gọi là “ngũ hành đại hệ” ( 五行大系 – hệ thống lớn của ngũ hành ). Ngũ đại hệ còn tìm ra được và quy định quan hệ đối ứng của con người với tự nhiên, kết hợp thống nhất tự nhiên với sự vật, con người. Học thuyết ngũ hành cho rằng can dự chính đến vũ trụ là một thế giới biến hóa của biến động không ngừng. Vũ trụ là một vũ trụ của động thái ( trạng thái vận động không ngừng ).
Học thuyết ngũ hành là một quan niệm giải thích về một thế giới vận động không ngừng. Một mặt cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều do năm loại vật chất cơ bản là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy cấu thành. Đưa ra câu trả lời chính xác cho nguồn gốc của vũ trụ; một mặt khác lại cho rằng tất cả các sự vật đều không cô lập, không ngưng đọng, mà trong sự không ngừng vận động tương sinh, tương khắc duy trì tính bình hoành hiệp điều. Cho nên, học thuyết ngũ hành không chỉ gồm có duy vật quan, mà còn hàm chứa phong phú tư tưởng phép biện chứng, là một học thuyết mà người Á Đông xưa đã dùng để nhận thức, giải thích nguyên tắc liên hệ lẫn nhau trong quá trình phát sinh phát triển của sự vật và vũ trụ.
Đông y học dùng học thuyết ngũ hành để ứng dụng trong lĩnh vực y học, dùng quan điểm kết cấu hệ thống để quan sát cơ thể con người, diễn tả mối liên hệ hữu cơ giữa cục bộ con người với cục bộ, cục bộ với chỉnh thể, cho đến sự thống nhất giữa cơ thể con người với hoàn cảnh ngoại giới, làm vững chắc thêm cho luận chứng về quan niệm chỉnh thể của Đông y học, khiến cho phương pháp chỉnh thể hệ thống mà Đông y học đã sử dụng được hệ thống hóa thêm một bước. Đối với Đông y học, đã hình thạnh một hệ thống lý luận đặc trưng, tạo ra một tác dụng thúc đẩy rất lớn, trở thành một trong những triết học cơ sở của hệt thống lý luận Đông y học, và cũng là một bộ phận hình thức quan trọng. Theo đà phát triển của Đông y học, học thuyết ngũ hành của Đông y học và học thuyết ngũ hành trên phương diện triết học ngày càng tách rời, xem trọng lý luận ngũ hành trong tương hỗ tạng phủ, nói rõ các các chiều kích, các quy luật của tự nhiên là thuộc tính và vật chất kết cấu phân chia vô cùng, cho đến quan hệ hỗ tương của tạng phủ, đặc biệt là trong ngũ tạng cơ thể con người, mỗi tạng đều kiêm đến ngũ tạng, tức là quy luật ngũ tạng tương hỗ, đưa ra một cơ chế điều tiết trong động thái bình hoành của nội bộ cơ thể với hoàn cảnh ngoại giới, làm sáng tỏ quy luật mạnh khỏe và bệnh tật, phương pháp phòng trị và chẩn đoán bệnh tật.
I – KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA NGŨ HÀNH
1) HÀM NGHĨA CỦA NGŨ HÀNH:
a) Hàm nghĩa triết học của ngũ hành:
Ngũ hành là một phạm trù cơ bản trong triết học cổ Á Đông, là tư tưởng khoa học từ thời nguyên thủy thượng cổ. “Ngũ” gồm năm loại vật chất: Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy; “Hành” nghĩa là “tứ thông bát đạt” ( 四通八达 – thông hết bốn phương tám hướng ), lưu hành và thông dụng. Trong cổ văn, có nghĩa là vận động, hành động, tức là vận động biến hóa, vận hành không ngưng nghỉ. Ngũ hành, là nói đến sự biến hóa vận động của năm loại vật chất gồm Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Dứt khoát không thể xem ngũ hành là trạng thái tĩnh, mà phải biết rằng, đây là tác dụng tương hỗ của động thái năm loại vật chất. Ngũ hành vừa là vật chất và vận động, mà lại có lúc không phải là vật chất và vận động; vừa là bất ly ( không rời ), lại vừa là phân ly. Là năm loại vật, năm loại tính, năm loại năng lực, nên gọi là là “ Ngũ Đức” ( thuyết Ngũ Đức xuất phát từ thuyết Ngũ Hành được xây dựng bởi y gia Trâu Diễn ( 鄒衍 ) thời Xuân Thu bao gồm: nhân – lễ – nghĩa – trí – tín, còn gọi là ngũ thường ). Thuyết này cho rằng: đời nhà Ngu Thuấn là Thổ đức, nhà Hạ là Mộc đức, nhà Thương là Kim đức, nhà Châu là Hỏa đức, nhà Tần là Thủy đức. Ngũ đức tương khắc mà thay đổi các triều đại. Các triều đại Đế vương về sau, đều theo dùng thuyết ngũ đức. Trong sách Chu Dịch cổ đại, hợp khái niệm về âm dương và ngũ hành lại làm một, dùng để giải thích nguyên nhân thịnh suy của các triều đại trong lịch sử, là cơ sở lý luận để thay đổi củng cố các vương triều. Theo sự thịnh hành của tư tưởng học thuyết ngũ hành, học thuyết này đã được các triết học gia duy tâm sử dụng, tăng thêm màu sắc thần bí, trở thành một trong nguồn gốc chủ yếu của học thuyết “lưỡng hán sấm vĩ” ( sấm – 谶 – là ẩn ngữ nói đến sự cát hung do các Phương Sĩ và thầy bói giữa thời Tần, Hán đặt ra; vĩ – 纬 – là nội dung kinh văn được cắt nghĩa từ trong sách của Nho Gia thời Hán, được người thời sau Hán Quang Võ Đế là Lưu Tú ( 汉光武帝刘秀 ) gọi là “Nội Học”, còn bản văn nguyên bản được gọi là “ngoại học”. Sấm Vĩ về sau trở thành ngụ ngôn ( các bài học nhắc nhở ) trong Chính trị ). Thời cổ “Ngũ Đức” là ý nói đến Trung ( 忠 ), Nhân ( 仁 ), Thành ( 诚 ), Tiết ( 节 ), Dũng ( 勇 ). Thời hiện đại, “Ngũ Đức” là nói đến Trí ( 智 ), Tín (信 ), Nhân ( 仁 ), Dũng ( 勇 ), Nghiêm ( 严 ). Học thuyết ngũ hành và học thuyết âm dương đều giống nhau, lúc mới bắt đầu đều chú tâm đến tác dụng mâu thuẫn của sự vật, biến hóa và vận động của sự vật. Sách “Thuyết Văn Giải Tự” chép: “Ngũ, tức ngũ hành, theo âm dương mà giao thoa trong khoảng trời đất” ( “五”, 五行也,从二,阴阳在天地之间交舞也 – “ngũ”, ngũ hành dã, tùng nhị, âm dương tại thiên địa chi gian giao vũ dã
). Chữ “hành” trong Ngũ Hành, chữ “vận” trong Ngũ Vận đều có nghĩa là vận hành không ngưng nghỉ. Khái niệm của ngũ hành, không phải là biểu thị hình thái vật chất đặc thù của năm chủng loại, mà là đại diện cho thuộc tính, công năng, là khái niệm trừu tượng của trạng thái năm chủng loại trong quá trình vận động biến hóa âm dương bên trong sự vật khách quan của tự nhiên giới, thuộc khái niệm trừu tượng, và cũng là phạm trù quan trọng của chủ nghĩa triết học duy vật sơ khai cổ đại.
b) Hàm nghĩa y học của ngũ hành:
Ngũ hành trong Đông y học là thành quả của sự kết hợp lẫn nhau giữa Đông y học với phạm trù triết học ngũ hành cổ đại, là phương pháp luận và thế giới quan của nhận thức Đông y học về thế giới và vận động sự sống. Đông y học đối với khái niệm ngũ hành rất phong phú về hàm nghĩa âm dương, cho rằng Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy cho đến các sự vật trong tự nhiên giới đều là sự sản sinh bởi hình thức vận động mâu thuẩn của âm dương. Vận động biến hóa của âm dương có thể phản ánh thông qua lục khí của Thiên gồm phong, nhiệt, ôn, táo, thấp, hàn, và ngũ hành của Địa gồm Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Ngũ hành của Đông y học không những chỉ là nói về năm loại vật chất, cùng với thuộc tính của nó, quan trọng nhất là nó bao hàm vận động mâu thuẫn âm dương của bên trong năm loại sự vật.
Khái niệm ngũ hành của Đông y học, một là biểu thị thế giới vật chất, bất luận tự nhiên hay sự sống, đều là tính đa dạng thống nhất của trạng thái vật chất; hai là biểu thị một loại hình thái tư duy của một hình thức liên hệ kết cấu đa nguyên trong thỉnh thể tư tưởng Á đông. Hình thái tư duy này này, trong Đông y học có được sự biểu đạt điển hình và đầy đủ. Khái niệm ngũ hành của Đông y học, mục đích là giải thích về các bộ phận trong kết cấu cơ thể con người, cùng với cơ thể con người với hoàn cảnh ngoại giới là một chỉnh thể hữu cơ, thuộc khái niệm triết học của khoa học y học, so với khái niệm khoa học thuần túy không giống nhau.
2) QUAN HỆ GIỮA NGŨ HÀNH VỚI KHÍ, ÂM DƯƠNG
a) Ngũ hành với Khí:
Khí và Ngũ đều là phạm trù triết học của triết học cổ đại Á đông đối với nhận thức về nguồn gốc của thế giới. Phạm trù khí giải thích về tính thống nhất của thế giới vật chất, mà phạm trù ngũ hành thì giải thích về tính đa dạng của của hình thái vật chất trong thế giới vật chất. Khí và Ngũ hành thể hiện lên tư tưởng biện chứng thống nhất triết học Á đông cổ đại “một” và “nhiều”. Vạn vật bản nguyên là nhất khí, nhất khí phân thành ngũ hành, ngũ hành lại quy về nhất khí.
b) Ngũ hành với âm dương:
Âm dương là tổng quy luật của vũ trụ, là yếu tố mâu thuẫn của nội tại bản thân khí. Khí có âm dương, nhất khí sinh ngũ hành, nên trong ngũ hành bao hàm cả âm dương, vì vậy vận động của ngũ hành tất nhiên cũng ảnh hưởng bởi sự chế ước của âm dương. Âm biến, dương hợp mà sinh ngũ hành. Trong ngũ hành thì mộc, hỏa thuộc dương; kim, thủy, thổ thuộc âm, mà trong ngũ hành, mỗi hành lại có âm dương riêng của nó.
II) NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
1) Phân loại ngũ hành đối với thuộc tính sự vật:
A) Đặc tính ngũ hành:
Đặc tính của ngũ hành là dựa trên cơ sở nhận thức sơ khai của cổ nhân trong cuộc sống về năm loại vật chất Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy, khái niệm lý luận từng bước được trừu tượng hóa mà dần dần hình thành.
a) “Mộc viết khúc trực” ( 木曰曲直 – mộc được gọi là cong, thẳng ): Khúc ( 曲 ) nghĩa là khúc khuỷu; trực ( 直 ), nghĩa là thẳng thắn. Khúc trực nghĩa là vừa có thể khúc khuỷu quanh co, lại vừa có thể suông thẳng. Đặc tính của mộc bao gồm sinh trưởng, có thể cong có thể thẳng, có thể thăng phát. Mộc đại diện cho tính năng của sức mạnh sinh phát, biểu hiện cho công năng sinh sản vốn có của vạn vật trong vũ trụ. Phàm hiện tượng hoặc sự vật của loại đặc tính vốn có này, đều có thể quy thuộc vào “Mộc”.
b) “Hỏa viết viêm thượng” ( 火曰炎上 – hỏa được gọi là thiêu đốt lên trên ): Viêm nghĩa là nóng, nhiệt; thượng là hướng lên trên. Hỏa vốn có đặc tính phát nhiệt, ấm áp, hướng lên trên. Hỏa đại diện cho sự thăng hoa sức mạnh sinh phát, tính năng của sự sáng rực mà nóng nảy. Phàm hiện tượng hoặc sự vật vốn có tính năng ôn nhiệt, dâng lên, sum xuê, đều có thể quy thuộc vào “Hỏa”.
c) “Thổ ái giá sắc” ( 土爱稼穑 – thổ chủ cầy cấy ): mùa xuân trồng trọt, gọi là “giá” ( 稼 ), mùa thu thâu hoạch, gọi là “sắc” ( 穑 ), ý nói đến công việc gieo trồng và thâu hoạch của nông tác. Thổ vốn có đặc tính sinh hóa và đón nhận vật, nên gọi là “thổ tải tứ hành, vi vạn vật chi mẫu” ( 土载四行,为万物之母 – thổ chứa đựng tứ hành ( tứ hành tức là tứ tượng. Khí sinh ra từ nước, thổ sinh ra từ hỏa. Khí thổ thủy hỏa là tứ hành ), là mẹ của vạn vật ). Thổ có ý nghĩa sinh sản liên tục, là gốc rễ sự sinh tồn của vạn vật thế giới và con người, tứ tượng ngũ hành đều phải nương nhờ nơi thổ. Trong ngũ hành thì thổ là quý nhất. Phàm hiện tượng hoặc sự vật vốn có tính năng thọ nạp, chuyên chở, sinh hóa, đều quy thuộc vào “Thổ”.
d) “Kim viết tùng cách” ( 金曰从革 – kim tính thuận theo ): Tùng ( 从 ), nghĩa là thuận theo, phục tùng; cách, nghĩa là thay đổi, cải cách, biến cách. Đặc tính vốn có của Kim là có thể nhu, có thể cương, có thể thay đổi, có khả năng thâu liễm. Kim đại diện cho tính năng thể rắn. Phàm vật sau khi sinh trưởng, sẽ đạt đến một trạng thái ngưng rắn, Kim được dùng để biểu thị cho tính rắn chắc đó. Ý rộng của kim là tiềm năng, thâu liễm, thanh khiết, túc xác ( 肃杀 – làm cho vật tiêu hao dần ). Phàm các hiện tượng hoặc sự vật vốn có các tính năng này, đều có thể quy thuộc vào “kim”.
e) “Thủy viết nhuận hạ”( 水曰润下 – thủy là sự ẩm ướt ): nhuận ( 润 ), nghĩa là ẩm ướt; hạ ( 下 ), nghĩa là bên dưới. Thủy đại diện cho ý nghĩa ngưng kết, cất giữ. Đặc tính vốn có của thủy là tư nhuận ( 滋润 ), đi xuống, bế tàng ( 闭藏 ). Phàm hiện tượng và sự vật có tính năng hàn lương, tư nhuận, hướng hạ, bế tàng đều quy thuộc về “thủy”.
Từ đó có thể thấy, ngũ hành được nói đến trong y họ, không phải chỉ nói về bản thân năm loại vật chất là Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy, mà là còn khái quát một cách trừu tượng về thuộc tính khác nhau của năm loại vật chất này.
B) Phân loại ngũ hành của thuộc tính sự vật:
Học thuyết ngũ hành căn cứ vào đặc tính của ngũ hành với các hiện tượng hoặc sự vật cùng loại trong tự nhiên giới, vận dụng phương pháp quy loại và suy diễn, rồi cuối cùng quy nạp thành năm chủng loại. Phương pháp suy biện cụ thể như sau:
a) Phép suy diễn tương đồng ( 类比法 – analogy ):
Phép suy diễn tương đồng là phương pháp logic căn cứ trên sự tương đồng hoặc tương tự nhau trong mối quan hệ hay thuộc tính của hai vật hoặc hai loại sự vật mà suy diễn ra sự tương đồng hoặc tương tự nhau sẽ có thể xảy ra ở một phương diện khác của chúng. Phép suy diễn tương đồng cũng là một phép biện luận. Trong Đông y học gọi phép suy diễn tương đồng là “viên vật tỉ loại” ( 援物比类 – dựa vào vật để so sánh ) hoặc “thủ tượng tỉ loại” ( 取象比类 – dựa vào hiện tượng để so sánh ). Học thuyết ngũ hành trong Đông y học vận dụng phương pháp suy diễn tương đồng , mang hình tượng của sự vật ( hình thái, tính chất, tác dụng của sự vật ) với thuộc tính của ngũ hành mà suy diễn. Trong phương pháp này, hiện tượng vốn có của vật, có sự giống nhau với đặc tính của một hành nào đó, thì sẽ được quy nạp vào hành đó, như phương vị phối ngũ hành, ngũ tạng phối ngũ hành v.v… Phương vị phối ngũ hành, ánh sáng mặt trời thăng lên ở hướng đông, cùng loại với đặc tính thăng phát của Mộc, nên phương đông được quy nạp vào mộc; phương nam nóng nảy, cùng giống với đặc tính viêm nhiệt chưng bốc của hỏa. Vì vậy, phương nam được quy nạp vào “hỏa”. Còn như ngũ tạng phối ngũ hành, Tỳ chủ vận hóa ( 运化 ) mà lại có tính hóa vật như “thổ”, vậy nên Tỳ được quy nạp vào “thổ”; Phế chủ túc giáng ( 肃降 ), có tính cùng loại với “túc sát” ( 肃 – hạn chế sự phát triển thái quá của vật ), vậy nên phế được quy nạp vào “kim” v.v…
b) Phép suy diễn ( 推衍 – infer and deduct ): phép suy diễn là phương pháp suy luận dựa trên thuộc tính đã biết được của một sự vật nào đó, suy diễn ra các sự vật liên quan khác, để tìm ra thuộc tính của những sự vật đó. Phép này thuộc một hình thức loại suy ( 类推形式 – analogize ) của triết học cổ đại, ( nó ) bao gồm hai loại hình là hình thức suy diễn bình hành ( parallel – 平行式推衍 ) và hình thức suy diễn bao hàm ( contain – 包含式推衍 ).
– Hình thức suy diễn bình hành ( 平行式推衍 ): hình thức này so với tư duy suy diễn tương đồng, trên thực tế là sự phát sinh biến hóa của lượng, đồng thời không có sự thay đổi tư duy để tạo ra tính chất vận động dòng chảy. Thường là sự mở rộng của một phương thức hoặc khuôn mẫu. Giữa phương pháp, khuôn mẫu này với đối tượng suy diễn mới, đều không tồn tại một quan hệ bao hàm. Lấy sự suy diễn hành Mộc làm thí dụ, biết rằng Can thuộc Mộc, mà Can hợp Đởm, chủ Cân, khai khiếu ra mắt, vậy nên Đởm, Cân, ổ mắt thuộc Mộc. Nó cùng với “nộ” trong ngũ chí, “hô” trong ngũ thanh, “ốc” ( nắm chặt ) trong ngũ biến, cho đến mùa xuân trong năm mùa ( xuân, hạ, trưởng hạ, thu, đông ), hướng đông trong năm hướng ( đông, tây, nam, bắc, trung ương ), phong trong ngũ khí, sinh trong ngũ hóa ( sinh, trưởng, hóa, thâu, tàng ), màu xanh trong ngũ sắc, vị chua trong ngũ vị, rạng đông trong ngũ thời (ngũ thời gồm: bình đán ( 平旦 – rạng đông ), nhật trung ( 日中 – giữa trưa ), nhật tây ( 日西 – hoàng hôn ), nhật nhập ( 日入 – buổi tối ), dạ bán ( 夜半 – nửa đêm ), âm giốc ( 角 ) trong ngũ âm v.v… đều quy vào một mối. Căn cứ vào đặc tính của hành Mộc, trong cơ thể con người, lấy Can làm trung tâm, suy diễn ra Đởm, mắt, cân, nộ, hô, ốc ( nắm chặt ); trong tự nhiên giới thì lấy mùa xuân làm trung tâm, suy diễn ra phương đông, phong, sự sinh sản, màu xanh, vị chua, sáng tinh mơ, giốc ( 角 – trong ngũ âm ). Giữa Can với Đởm, mắt, cân, nộ, hô, ốc, cho đến mùa xuân với phương đông, phong, sinh sản, màu xanh, vị chua, sáng tinh mơ, âm giốc, đều không tồn tại quan hệ bao hàm, chỉ là trên cơ sở Can trong ngũ tạng, mùa xuân của năm mùa, mà phát sinh ra sự gia tăng lượng. Bốn hành còn lại đều suy diễn tương đồng như vậy.
– Hình thức suy diễn bao hàm ( 包含式推衍 ): Hình thức suy diễn bao hàm lại có thể phân thành hai hình thức là suy diễn mô hình trừu tượng và suy diễn loại mệnh đề. Học thuyết ngũ hành dựa trên quy luật sinh khắc chế hóa giữa Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy của ngũ hành, để giải thích tính thống nhất giữa ngũ tạng Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận trong cơ thể con người, là hệ thống ngũ tạng trung tâm, và con người cùng với các yếu tố không giống nhau trong tự nhiên giới, đó là ứng dụng cụ thể của suy diễn mô hình kết cấu ngũ hành. Suy diễn loại mệnh đề ( 类命题推衍 ) thuộc phương pháp tam đoạn luận trong triết học cổ đại. Trong suy diễn ngũ hành, phạm trù ứng dụng các phép suy diễn mô hình khác nhau khá rộng, vậy nên trong nội dung này chỉ lược qua và đưa ra những so sánh điển hình.
Nói chung, học thuyết ngũ hành lấy thiên nhân tương ứng để làm tư tưởng chỉ đạo; lấy ngũ hành làm trung tâm; lấy ngũ phương của kết cấu không gian, ngũ quý ( năm mùa ) của kết cấu thời gian, ngũ tạng của kết cấu cơ thể con người để làm hệ thống cơ bản. Dựa vào thuộc tính của các loại sự vật và hiện tượng của tự nhiên giới, cho đến hiện tượng bệnh lý sinh lý của cơ thể con người mà tiến hành quy nạp, tức là phàm những gì vốn có đặc tính nhu hòa, sinh phát đều thuộc vào mộc; vốn có đặc tính dương nhiệt, chưng nóng đều thuộc vào hỏa; vốn có đặc tính trưởng dưỡng, hóa dục đều thuộc vào thổ; vốn có đặc tính thanh tịnh, thâu sát đều thuộc vào kim; vốn có tính hàn lãnh, tư nhuận, thấm xuống, bế tàng, đều thuộc vào thủy. Từ đó, đem hiện tượng và sự vật của hoạt động sự sống con người với tự nhiên giới liên hệ lại với nhau, sẽ hình thành một hệ thống liên hệ kết cấu ngũ hành của tình trạng bên trong và bên ngoài của con người, dùng để giải thích về tính thống nhất của cơ thể con người với tự nhiên giới.
Bảng Quy Loại Thuộc Tính Ngũ Hành
Cơ thể con người | Ngũ tạng | Can | Tâm | Tỳ | Phế | Thận |
Lục phủ | Đởm | Tâm | Tỳ | Phế | Thận | |
Ngũ quan | Mục (mắt) | Thiệt (lưỡi) | Khẩu (miệng) | Tỵ (mũi) | Nhĩ (tai) | |
Ngũ thể | Cân (gân) | Mạch (máu) | Nhục (cơ thịt) | Bì mao (da lông) | Cốt (xương) | |
Tình chí | Nộ (giận dữ) | Hỷ (vui vẻ) | Tư (lo lắng) | Bi (buồn) | Khủng (sợ) | |
Ngũ thanh | Hô | Tiếu (cười) | Ca (hát) | Khốc (khóc) | Thân (rên) | |
Ngũ biến | Ác (nắm chặt) | Ưu (buồn rầu) | Uế (nôn ọe) | Khái (ho) | Lật (sợ hãi) | |
Ngũ dịch | Lệ (nước mắt) | Hãn (mồ hôi) | Tiên (nước dãi) | Thế (nước mũi) | Thóa (nước bọt) | |
Ngũ vinh | Trảo (móng chân tay) | Diện (mặt) | Thần (môi) | Mao (lông) | Phát (tóc) | |
Ngũ ố | Phong | Nhiệt | Thấp | Táo | Hàn | |
Ngũ hành | Mộc | Hỏa | Thổ | Kim | Thủy | |
Tự nhiên giới | Ngũ âm | Giốc | Chủy | Cung | Thương | Vũ |
Ngũ sắc | Xanh (thanh) | Đỏ (xích) | Vàng (hoàng) | Trắng (bạch) | Đen (hắc) | |
Ngũ vị | Toan (chua) | Khổ (đắng) | Cam (ngọt) | Tân (cay) | Hàm (mặn) | |
Ngũ hóa | Sinh (sinh trưởng) | Trưởng (phát triển) | Hóa (vận hóa) | Thâu (thâu liễm) | Tàng (cất giữ) | |
Ngũ xú | Táo (臊 – hôi) | Tiêu (焦 – khét) | Hương (thơm) | Tinh (tanh) | Hủ (thối) | |
Ngũ phương | Đông | Nam | Trung ương | Tây | Bắc | |
Ngũ quý | Xuân | Hạ | Trường hạ | Thu | Đông | |
Thiên can | Giáp – Ất | Bính – Đinh | Mậu – Kỷ | Canh – Tân | Nhâm – Quý | |
Địa chi | Dần – Mão | Tị – Ngọ | Thìn – Mùi – Tuất – Sửu | Thân – Dậu | Hợi – Tí | |
Ngũ súc | Khuyển (chó) | Dương (dê) | Ngưu (bò ) | Kê (gà) | Trư (lợn) | |
Ngũ quả | Lý (mận) | Hạnh (quả hạnh nhân) | Táo (đại táo) | Đào | Lật (hạt dẻ) | |
Ngũ thái (rau) | Cửu (rau hẹ) | Giới (củ kiệu) | Quỳ (rau quỳ) | Thông (hành) | Hoắc hương |
Đồ hình 1
Đặc điểm Phương pháp khoa học cổ đại của người Á châu là kiên trì quan sát, phân loại dễ hiểu, vận dụng khéo léo, thận trọng trong ứng dụng và biện chứng rõ ràng. Trên cơ sở “trên quan thiên văn, dưới sát địa lý”, “gần thì có quan sát bản thân, xa thì có quan sát vật”, phân loại sự vật rõ ràng, mà tiến thêm một bước mở rộng nội dung, từ sự vật đã biết mà mở rộng hiểu biết về các sự vật chưa biết. Phương pháp tư duy của suy diễn và quy loại trong học thuyết ngũ hành là: quan vật ( 观物 – quan sát sự vật ) – thủ tượng ( 取象 – nắm bắt sự vật ) – tỉ loại ( 比类 – so sánh sự vật ) – vận số ( 运数- trong ngũ hành ) – cầu đạo ( 求道 – trong quy luật cuộc sống ), tức là dùng sự vật để diễn cho hết ý. Đây là phương pháp tư duy so sánh sự vật tổng hợp ( 综合类比 – loại tỷ tổng hợp ), lấy quan sát trực tiếp làm cơ sở.
Tư duy so sánh sự vật là hình thái tư duy quan trọng của triết học cổ đại, đặc trưng cơ bản của nó là tính tư duy liên tưởng và tư duy ngang. Có thể nói tư duy ngang là một mức độ vận động của tư duy giữa sự vật và hiện tượng, trong tình trạng cá biệt hoặc cụ thể: từ cá biệt đến cá biệt, từ cụ thể đến cụ thể, từ sự vật với hiện tượng đến sự vật với hiện tượng. Trong tư duy ngang, giữa hai đầu của mối quan hệ, trên bản chất đều không có thuộc tính quan hệ, chỉ là một dạng biểu hiện giống nhau về loại. Có thể nói, tính liên tưởng có tính chất tùy ý tính, chỉ cần hai sự vật có tính giống nhau về một điểm nào đó, tư duy có thể vượt qua một không gian khoảng cách giới hạn lớn về chủng loại và tri thức, tạo dựng một mối quan hệ giữa hai sự vật có sự giống nhau nhưng không có mối liên kết với nhau, mà không giống phương pháp nghiên cứu là cần phải tuân theo một phạm vi hạn định mà tiến hành. Tư duy loại suy có hình thức chủ quan so ra lớn hơn, tuy có ưu điểm phong phú về sức tưởng tượng và tính sáng tạo, nhưng nó thiếu hẳn tính nghiêm nghặt khắt khe của chuẩn tắc khách quan, dễ bị chìm vào vũng lầy chủ quan không có cơ sở. Nó tất nhiên cũng có đặc điểm suy luận loại tỷ, tức là kết luận của nó chưa chắc đã xảy ra, tính chắc chắn ít, tính sáng tạo lớn. Vì vậy, sự quy loại trong ngũ hành ( còn gọi là “ngũ hành đại hệ” ( 五行大系 ) ), không chỉ nêu rõ lên mối quan hệ giữa các sự vật với nhau trong tự nhiên giới, mà còn cẩn thận tìm tòi và quy định mối liên hệ giữa tự nhiên với con người và sự việc, mang tất cả các hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ liên kết với nhau thành một mối. Nhưng điểm quan trọng nhất trong ngũ hành đại hệ là: Các sự vật trong vũ trụ luôn ở cạnh nhau để hỗ trợ tác dụng cho nhau, tạo thành một hệ thống đồ thức năm kết cấu, trở thành một vòng thăng bằng, một hình thái tồn tại đầy đủ trọn vẹn, nêu lên được cái đạo của vũ trụ về Thiên Nhân hợp nhất.
2) Cơ chế điều tiết chính thường của ngũ hành:
A) Ngũ hành sinh khắc chế hóa:
quy luật sinh khắc chế hóa của ngũ hành là hệ thống kết cấu ngũ hành trong cơ chế điều tiết tự động của hoàn cảnh chính thường.
a) Quy luật tương sinh: tương sinh tức là nuôi sống lẫn nhau, giúp nhau phát triển, thúc đẩy lẫn nhau. Hiện tượng nuôi sống lẫn nhau, thúc đẩy nhau phát triển, được gọi là ngũ hành tương sinh.
Trật tự ngũ hành tương sinh là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Trong quan hệ tương sinh, bất kỳ một cặp nào cũng có hai phương diện quan hệ gồm “sinh ra ta” và “ta sinh ra”. Cho nên quan hệ tương sinh trong ngũ hành còn được gọi là “quan hệ mẫu tử”. Lấy Hỏa làm ví dụ, cái sinh ra “ta” là Mộc, Mộc sinh Hỏa, vậy Mộc là mẹ của Hỏa; “ta” sinh ra Thổ, Hỏa có thể sinh ra Thổ, vậy Thổ là còn của Hỏa. Các hành còn lại cũng suy vậy mà ra.
b) Quy luật tương khắc: Tương khắc tức là sự chế ước, chế khắc, ức chế lẫn nhau. Quan hệ chế ước lẫn nhau giữa ngũ hành được gọi là ngũ hành tương khắc.
Thứ tự của ngũ hành tương khắc gồm: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Mối quan hệ tương khắc này tái diễn liên tục không ngừng. Mộc có Kim hạn chế thì mộc không tán thái quá; Thủy khuất phục được hỏa thì sẽ không có sự chưng bốc thái quá; Thổ có mộc sơ thông thì sẽ không quá ẩm thấp; Kim có được hỏa ôn ấm cho thì sẽ không thâu về thái quá; Thủy được thổ thấm rút thì sẽ không quá nhầy nhuận. Đó đều là diệu dụng của khí hóa tự nhiên.
Đồ hình 2
Trong mối quan hệ tương sinh tương khắc của ngũ hành, bất cứ một hành nào của đều có hai phương diện “khắc ta” và “ta khắc”. Sách Hoàng Đế Nội Kinh gọi đó là quan hệ “sở thắng” và “sở bất thắng”. “khắc ta” tức là “sở bất thắng”; “ta khắc” là “sở thắng”. Vì vậy, quan hệ ngũ hành tương khắc – tương sinh còn được gọi là quan hệ “sở thắng” và “sở bất thắng”. Lấy Thổ làm ví dụ, “khắc ta” là Mộc, thì Mộc là “sở bất thắng” của Thổ ( thổ không thắng lại ). “Ta khắc” là thủy, thì thủy là “sở thắng” của Thổ ( thổ thắng thủy ). Các hành còn lại cũng suy từ đó mà ra.
Trong mối quan hệ sinh khắc đã nói trên, bất cứ một hành nào cũng đều có bốn phương diện quan hệ là: “sinh ta” và “ta sinh”; “khắc ta” và “ta khắc”. Lấy mộc là ví dụ: “sinh ta” là thủy, “ta sinh” là hỏa; “khắc ta” là kim, “ta khắc” là thổ.
c) Quy luật chế hóa: quan hệ chế hóa trong ngũ hành là sự kết hợp của mối quan hệ sinh khắc của ngũ hành. Tương sinh với tương khắc là hai phương diện không thể tách rời. Không có sinh thì không có sự phát triển và trưởng thành của sự vật; không có khắc thì không thể duy trì được sự phát triển và biến hóa của mối quan hệ phối hợp chính thường. Vì vậy, trong sinh cần phải có khắc ( hóa trung hữu khắc ), trong khắc cần phải có sinh ( chế trung hữu hóa ), tương phản tương thành, mới có thể duy trì và xúc tiến sự phát triển biến hóa và kết hợp hài hòa lẫn nhau của sự vật. Mối quan hệ sinh khắc của trong sinh có khắc, trong khắc có sinh; tương hỗ sinh hóa, tương hỗ chế ước giữa ngũ hành, được gọi là “chế hóa”.
Quy luật này là: Mộc khắc Thổ, Thổ sinh Kim, Kim khắc Mộc; Hỏa khắc Kim, Kim sinh Thủy, Thủy khắc Hỏa; Thổ khắc Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc khắc Thổ; Kim khắc Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa khắc Kim; Thủy khắc Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ khắc Thủy.
Lấy tương sinh mà nói, mộc có thể sinh hỏa, đó là ý: “mẫu lai cố tử” ( 母来顾子 – mẹ quan tâm đến con ), nhưng bản thân mộc lại được thủy sinh ra. Đây là hình thức quan hệ bình hoành ( thăng bằng ) của “sinh ta” và “ta sinh”. Nếu chỉ có “ta sinh” mà không có “sinh ta”, thì đối với mộc mà nói, sẽ có sự hình thành thái quá, giống như việc thu nhập với chi thu không cân bằng nhau. Mặt khác, giữa thủy với hỏa lại là mối quan hệ tương khắc, cho nên trong tương sinh, lại có hàm ý quan hệ tương khắc, mà không phải là tương sinh tuyệt đối, như vậy để đảm bảo được động thái thăng bằng ( bình hoành ) giữa sinh và khắc.
Lấy tương khắc mà nói, Mộc có thể khắc thổ, Kim lại có thể khắc Mộc ( ta khắc, khắc ta ), mà giữa Thổ với Kim, lại là quan hệ tương sinh, cho nên mới hình thành Mộc khắc Thổ, Thổ sinh Kim, Kim lại khắc Mộc ( 子复母仇tử phục mẫu cừu – con báo thù cho mẹ ). Điều này nói lên: ngũ hành tương khắc không phải là tuyệt đối. Trong tương khắc, phải có chứa đựng tương sinh, mới có thể duy trì được bình hoành. Nói cách khác, bản thân cái bị khắc có tác dụng chế ước ngược lại.
Quy luật sinh khắc chế hóa, là hiện tượng chính thường của phát triển và biến hóa của tất cả sự vật; trong cơ thể con người, thì đó là trạng thái sinh lý chính thường. Trong mối quan hệ sinh khắc chế hóa của hình thức tương phản tương thành, còn có thể nhìn thấy sự hiệp điều bình hoành giữa ngũ hành là tương đối. Vì quá trình tương sinh tương khắc, cũng là quá trình tiêu trưởng, phát triển của sự vật. Trong quá trình này, nhất định sẽ xuất hiện tình trạng thái quá và bất cập. Sự xuất hiện tình trạng này, bản thân nó cũng sẽ một lần nữa điều tiết lại sự tương sinh và tương khắc. Như vậy, lại xuất hiện tiếp một lần nữa sự hiệp điều bình hoành. Hình thức trong bất hoành tìm được bình hoành; mà bình hoành lại lập tức được thay thế bởi một vận động tuần hoàn mới là bất bình hoành, luôn không ngừng thúc đẩy sự phát triển và biến hóa của sự vật. Học thuyết ngũ hành dùng lý luận này để lý giải về sự biến thiên chính thường của khí hậu tự nhiên giới và sinh thái bình hoành của tự nhiên giới, cùng với hoạt động sinh lý của cơ thể con người.
B) Cơ chế điều tiết khác thường của ngũ hành:
Tử mẫu tương cập và thừa, vũ, thắng, phục của ngũ hành: hệ thống kết cấu của ngũ hành, trong cơ chế tự động điều tiết của tình trạng chính thường là tử mẫu tương cập và thừa, vũ, thắng, phục.
a) Tử mẫu tương cập ( 子母相及 ): Cập ( 及 ), ở đây nghĩa là ảnh hưởng đến một sự vật khác. Tử mẫu tương cập là nói về hiện tượng tương sinh của trạng thái không bình thường được xuất hiện sau khi các hoạt động sinh khắc chế hóa của ngũ hành gặp phải sự phá hoại, bao gồm hai phương diện mẫu cập tử và tử cập mẫu. Mẫu cập tử với tương sinh có cùng một thứ tự; tử cập mẫu với tương sinh thì khác nhau về thứ tự. Ví dụ như hành Mộc ảnh hưởng đến hành hỏa thì được gọi là mẫu cập tử; ảnh hưởng đến hành Thủy thì gọi là tử cập mẫu.
b) Tương thừa tương vũ: Tương thừa tương vũ, trên thực tế là hiện tượng tương khắc của tình trạng bất bình thường.
– Quy luật tương thừa: “Thừa”, nghĩa là thừa cái hư mà xâm tập vào. Tương thừa tức là sự tương khắc thái quá, vượt qua ngưỡng chế ước bình thường, khiến cho quan hệ hiệp điều chính thường giữa sự vật bị mất đi. Thứ tự tương thừa và tương khắc trong ngũ hành là một, nhưng cái bị khắc càng thêm hư nhược.
Hiện tượng tương thừa có thể phân thành hai phương diện: một là: bất cứ một hành nào trong ngũ hành cũng đều bất túc ( không đầy đủ, suy nhược ), khiến cho hành khắc nó thừa sự hư suy đó mà xâm tập ( thừa ) vào, như vậy lại càng khiến cho nó càng suy yếu. Lấy hành Mộc khắc hành Thổ làm ví dụ: trong tình trạng bình thường thì Mộc khắc Thổ, Mộc là cái khắc; Thổ là cái bị khắc, do giữa chúng có sự chế ước lẫn nhau mà duy trì được trạng thái thăng bằng lẫn nhau. Trong tình trạng khác thường, Mộc vẫn ở một ngưỡng chính thường, nhưng bản thân Thổ thì bất túc ( suy nhược ), vì vậy, nếu giữa hai hành mất đi trạng thái bình hoành vốn có, thì Mộc thừa cái hư của Thổ mà khắc nó. Sự tương khắc này vượt qua mức chính thường của mối quan hệ chế ước, khiến Thổ càng hư. Hai là: bản thân bất cứ một hành nào trong ngũ hành kháng thịnh thái quá, mà hành vốn bị nó khắc chế vẫn ở trong mức độ chính thường, trong trường hợp này, tuy “bị khắc” là một hiện tượng bình thường, nhưng do phương diện “khắc” này vượt quá ngưỡng chính thường, cho nên, cho nên cũng như trên, sẽ phá vỡ quan hệ chế ước chính thường giữa hai bên, mà xuất hiện hiện tượng tương khắc quá độ.
Vẫn lấy hành Mộc khắc Thổ làm ví dụ: trong tình trạng chính thường, Mộc có khả năng chế ước Thổ, duy trì sự bình hoành chính thường của nhau, nếu bản thân Thổ vẫn ở mức độ chính thường, nhưng do Mộc kháng thịnh thái quá, từ đó sẽ khiến cho trạng thái bình hoành vốn có giữa hai bên mất đi, xuất hiện hiện tượng Mộc kháng thừa Thổ.
“tương khắc” và “tương thừa” là hai hiện tượng khác biệt nhau, tương khắc là hiện tượng của mối quan hệ chính thường; tương thừa là hiện tượng của mối quan hệ chế ước chính thường gặp phải sự phá hoại của tương khắc dị thường. Trong cơ thể con người, tương khắc là hiện tượng sinh lý, tương thừa là biểu hiện của hiện tượng bệnh lý. Trên lâm sàng, cần tránh đánh đồng giữa hai khái niệm này.
– Quy luật tương vũ: “Vũ” ( 侮 ), tức là lấn át, là cái mạnh lấn át cái yếu. Tương vũ là nói đến bản thân bất cứ hành nào trong ngũ hành thái quá, khiến cho một hành khác vốn khắc nó, không chỉ không chế ước được nó, mà ngược lại có bị nó khắc chế ( phản khắc ), còn gọi là “phản vũ”.
Hiện tượng tương vũ cũng biểu hiện ở hai phương diện. Lấy Mộc làm ví dụ: Một là: lúc Mộc kháng thịnh thái quá, Kim vốn khắc Mộc, nhưng do Mộc kháng thịnh quá độ, thì sẽ khiến cho Kim không những không khắc được Mộc, mà ngược lại còn bị Mộc khắc chế, khiến Kim bị tổn thất, đây gọi là Mộc phản kim. Hai là: lúc Mộc suy yếu quá độ, Kim vốn khắc Mộc, Mộc lại không khắc Thổ, nhưng do Mộc suy yếu thái quá, thì không những Kim sẽ thừa Mộc, mà Thổ cũng nhân lúc Mộc suy yếu mà vũ nó ( Mộc ). Trên lâm sàng, theo thói quen, gọi Thổ vũ Mộc là “Thổ ủng Mộc uất” ( 土壅木郁 ).
Tương vũ tương thừa đều là biểu hiện khác thường của sự phá hoại sự hiệp điều thống nhất lẫn nhau ( trong ngũ hành ). Thừa vũ, đều nhân hiện tượng thái quá mà xâm tập hoặc lấn át. “Thừa” là cái hữu dư của tương khắc, tình trạng hữu dư này gây nguy hại đến hành bị khắc, cũng là sự khắc chế quá độ của hành vốn sở thắng ( khắc ) với một hành khác. “vũ” là cái hữu dư của tạng bị khắc phản vũ lại tạng khắc nó, cũng là sự phản khắc của một tạng bị nó khắc ( sở bất thắng ). Trên thực tế, tương thừa và tương vũ là vừa tốt lại vừa xấu vậy, là hai phương diện của một vấn đề. Nếu Mộc hữu dư mà Kim không thể khắc chế được Mộc, Mộc sẽ nhân đó mà khắc chế hành mà nó sở thắng là Thổ, đây gọi là “thừa”; đồng thời, Mộc còn dựa vào thế mạnh của mình mà lấn lướt cả cái sở bất thắng của nó là Kim, đó gọi là “vũ” ( 侮 ). Ngược lại, Mộc bất túc, thì không chỉ kim đến thừa Mộc, mà mà cái nó sở thắng là Thổ lại thừa cái hư của nó mà vũ lại. Cho nên, thiên “Ngũ Vận Hành Đại Luận” sách Tố Vấn chép: “Khí hữu dư thì chế cái sở thắng ( cái nó vốn khắc ) của mình mà vũ cái sở bất thắng ( cái khắc nó ) của nó; nếu nó bất cập, thì sở bất thắng của nó ( cái khắc nó ) sẽ thừa đó mà vũ nó, cái nó sở thắng ( cái nó khắc ) sẽ vũ lại nó” ( 气有余,则制己所胜而侮所不胜,其不及,则己所不胜侮而乘之,己所胜轻而侮之 – Khí hữu dư, tắc chế kỷ sở thắng nhi vũ sở bất thắng; kỳ bất cập, tắc kỷ sở bất thắng vũ nhi thừa chi, kỷ sở thắng khinh nhi vũ chi ).
c) Quy luật thắng phục: thắng phục là ý nói đến mối quan hệ của thắng khí và phục khí. Học thuyết ngũ hành lấy sự khắc chế quá độ của “kỷ sở thắng” dẫn đến sự thái quá hoặc bất cập gọi là “thắng khí”, mà loại thắng khí này, trong hệ thống ngũ hành, tất nhiên sẽ khiến cho xuất hiện một sức mạnh tương phản ( khí báo phục, khí kháng cự ), để áp chế lại nó; loại khí có thể báo phục “thắng khí” được gọi là “phục khí”, gọi chung là “khí thắng phục” ( thắng phục chi khí – 胜复之气 ). Vậy nên thiên “Chí Chân Yếu Đại Luận” sách Tố Vấn chép: “có thắng khí, thì tất sẽ xuất hiện phục khí” ( 有胜之气,其必来复也 – hữu thắng chi khí, kỳ tất lai phục dã ). Đó là cơ chế tự điều tiết của hệ thống chỉnh thể, được tạo ra từ bản thân hệ thống kết cấu của ngũ hành, đối với sự thái quá hoặc bất cập; là trạng thái tự điều tiết để khôi phục cơ chế chế hóa chính thường của nó ( ngũ hành ). Như Mộc khí thái quá, sẽ thành thắng khí mà khắc Thổ thái quá, khiến cho Thổ khí thiên suy, Thổ khí không thể chế hỏa, thì Thủy khí thiên thắng mà thêm khắc Hỏa mạnh hơn; Hỏa khí bị chế quá mạnh mà giảm đi lực khắc Kim, vì vậy Kim khí mạnh lên mà làm giảm đi cái thái quá của Mộc khí, khiến cho trật tự chính thường được khôi phục. Ngược lại, nếu Mộc khí không đủ, thì sẽ gặp phải sự khắc thái quá của Kim, đồng thời lại nhân lúc Mộc suy không thể chế Thổ mà dẫn đến Thổ khí kháng thịnh; Thổ khí thiên kháng thì sẽ thêm lực chế ức Thủy, khiến cho Thủy càng thêm suy; Thủy suy không thể chế Hỏa khiến Hỏa kháng thịnh, Hỏa kháng thịnh thì sẽ dẫn đến Kim thiên suy không thể chế Mộc, từ đó khiến cho sự bất cập của Mộc khí được trở lại bình thường, để duy trì trạng thái điều tiết chính thường. Vậy nên thiên “Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận” sách Tố Vấn chép: “có lúc thắng lúc suy, đó là trật tự của ngũ hành, mỗi cái đều có thái quá bất cập vậy, vậy nên cái bắt đầu của nó, nếu đến là hữu dư, thì bất túc cũng theo đó mà đến; nếu đến là bất túc, thì hữu dư cũng theo đó mà đến” ( 形有胜衰,谓五行之治,各有太过不及也。故其始也,有余而往,不足随之,不足而往,有余从之 – hình hữu thắng suy, vị ngũ hành chi trị, các hữu thái quá bất cập dã. Cố kỳ thỉ dã, hữu dư nhi vãng, bất túc tùy chi, bất túc nhi vãng, hữu dư tùng chi )
Quy luật điều tiết của thắng phục là: trước là thắng, sau tất sẽ có phục để chống cự lại cái thắng. “Thắng khí” nặng, thì “phục khí” cũng nặng; “thắng khí” nhẹ, thì “phục khí” cũng nhẹ. Trong ngũ hành, giữa các hành đều có mối quan hệ tương khắc, có bao nhiêu sự thái quá thì cũng sẽ xuất hiện bấy nhiêu bất cập, và ngược lại. Vậy nên thiên “Chí Chân Yếu Đại Luận” sách Tố Vấn chép: Có thắng khí thì sẽ có phục khí; không có thắng khí thì sẽ không phát sinh phục khí” ( 有胜则复,无胜则否 – hữu thắng tắc phục, vô thắng tắc phủ ); thiên “Ngũ Thường Chính Đại Luận” sách Tố Vấn chép: “Thắng khí yếu thì phục khí yếu; thắng khí mạnh thì phục khí mạnh” ( 微者复微,甚则复甚- vi giả phục vi, thậm tắc phục thậm ). Đây là phép tắc vận động của ngũ hành. Thông qua cơ chế điều tiết thắng phục, khiến cho toàn bộ hệ thống kết cấu ngũ hành trong một cục bộ, xuất hiện tình trạng bình hoành lớn, thúc đẩy điều tiết bản thân, liên tục duy trì bình hoành lẫn nhau của toàn thể.
Nói chung, hệ thống kết cấu ngũ hành gồm có hai loại cơ chế điều tiết: một là cơ chế điều tiết sinh khắc chế hóa của tình trạng chính thường; một là cơ chế điều tiết thắng phục của tình trạng khác thường. Thông qua hai cơ chế điều tiết này, vừa hình thành, lại vừa đồng thời bảo vệ cho vận động tuần hoàn và động thái bình hoành của hệ thống kết cấu ngũ hành.
3) ỨNG DỤNG CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH TRONG ĐÔNG Y HỌC
Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong lĩnh vực y học, chủ yếu là vận dụng đặc tính của ngũ hành để phân tích và quy nạp công năng và kết cấu hình thể của cơ thể con người, cùng với thuộc tính ngũ hành của các yếu tố hoàn cảnh ngoại giới; vận dụng quy luật sinh khắc chế hóa của ngũ hành để diễn tả cục bộ với cục bộ, cục bộ với chỉnh thể giữa hệ thống ngũ tạng trong cơ thể con người, cùng với quan hệ tương hỗ của hoàn cảnh ngoại giới với con người; dùng quy luật thừa vũ thắng phục của ngũ hành, để mô tả quy luật của sự phát sinh phát triển bệnh tật, và quy luật biến hóa của ngũ vận lúc khí trong tự nhiên giới, trong đồ hình 2 không chỉ diễn tả đầy đủ về ý nghĩa lý luận quy luật thắng phục của ngũ hành, mà còn diễn tả ý nghĩa chỉ đạo chẩn đoán, trị liệu, và dưỡng sinh khang phục trên lâm sàng. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành làm vững chắc thêm mối liên quan của Đông y học đối với cơ thể con người cùng với luận chứng con người với hoàn cảnh ngoại giới là một chỉnh thể, khiến cho toàn thể hệ thống phương pháp mà Đông y học đã đúc kết càng thêm một bước hệ thống hóa.
A) Giải thích cônh năng sinh lý và quan hệ hỗ tương của tạng phủ:
a) sự quy nạp của kết cấu tổ chức trong cơ thể con người:
trên cơ sở ngũ tạng phối ngũ hành trong Đông y học, lại dùng phương pháp loại tỉ, căn cứ vào tính năng, đặc điểm, của tổ chức tạng phủ, đem tổ chức kết cấu trong cơ thể con người quy nạp vào ngũ hành, lấy ngũ tạng ( can, tâm, tỳ, phế, thận ) làm trung tâm; lấy lục phủ ( trên thực tế là năm phủ: vị, tiểu tràng, đại tràng, bàng quang, đởm ) để phối hợp, chi phối ngũ thể ( cân, mạch, nhục, bì mao, cốt – gân, mạch máu, cơ thịt, da lông, xương ); khai khiếu ra ngũ quan ( mục, thiệt, khẩu, tỵ, nhĩ – mắt, lưỡi, miệng, mũi, tai ); bên ngoài vinh nhuận ra các tổ chức thể biểu ( trảo, diện, thần, mao, phát – móng, mặt, môi, lông tơ, tóc ) v.v… hình thành hệ thống kết cấu của tổ chức tạng phủ mà ngũ tạng là trung tâm, từ đó xây dựng cơ sở lý luận học thuyết tạng tượng.
b) Giải thích công năng sinh lý tạng phủ: Học thuyết ngũ hành đem nội tạng của cơ thể con người phân biệt quy thuộc vào ngũ hành, lấy đặc tính của ngũ hành để giải thích công năng sinh lý bộ phận của tạng phủ. Như: tính của Mộc có thể cong, có thể thẳng, điều thuận sướng đạt, có tính thăng phát, nên Can thích điều đạt mà ghét ức uất, có công năng sơ tiết; tính của Hỏa ôn nhiệt, tính viêm thượng, Tâm thuộc Hỏa, nên Tâm dương có công năng sưởi ấm; tính Thổ đôn hậu, có đặc tính sinh hóa vạn vật, Tỳ thuộc Thổ, Tỳ có công năng tiêu hóa thủy cốc, vận chuyển chất tinh vi, doanh dưỡng cho ngũ tạng lục phủ, tứ chi xương cốt, là nguồn sinh hóa khí huyết; tính Kim thanh túc ( thanh tịnh nghiêm túc ), thâu liễm, Phế thuộc Kim, nên Phế có tính thanh túc, Phế khí có công năng túc giáng; tính Thủy nhuận hạ ( mềm mà đi xuống ), có đặc tính hàn nhuận ( lạnh, nhuận ), hạ hành ( đi xuống ), bế tàng, Thận thuộc thủy, nên Thận chủ bế tàng ( cất giữ ), có công năng tàng tinh, chủ thủy.
c) Giải thích quan hệ tương hỗ giữa tạng phủ: Học thuyết ngũ hành trong Đông y đối với quy nạp của ngũ tạng ngũ hành, không chỉ làm sáng tỏ đặc tính và công năng của ngũ tạng, mà còn vận dụng lý luận sinh khắc chế hóa của ngũ hành, để giải thích mối quan hệ nội tại của công năng sinh lý tạng phủ. Giữa ngũ tạng, vừa có quan hệ tư dưỡng lẫn nhau, lại vừa có quan hệ chế ước lẫn nhau.
Dùng thuyết tương sinh ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa tạng phủ: nếu Mộc sinh Hỏa, tức là Can Mộc giúp cho Tâm Hỏa, Can tàng huyết, Tâm chủ huyết mạch, công năng tàng huyết của Can chính thường thì sẽ giúp phát huy công năng Tâm chủ huyết mạch. Hỏa sinh thổ, tức là Tâm Hỏa ôn cho Tỳ Thổ, Tâm chủ huyết mạch, chủ thần chí, Tỳ chủ vận Hóa, chủ sinh huyết, thống nhiếp huyết, Tâm chủ công năng chính thường của huyết mạch, huyết có thể doanh dưỡng cho Tỳ, Tỳ mới có thể phát huy công năng chủ vận hóa, sinh huyết, thống nhiếp huyết. Thổ sinh Kim, tức là Tỳ Thổ trợ giúp cho Phế Kim, Tỳ có thể ích khí, hóa sinh khí huyết, chuyển vận chất tinh vi để sung dưỡng cho phế, thúc đẩy công năng chủ khí của phế, khiến cho công năng tuyên túc của Phế được chính thường. Kim sinh Thủy, tức là Phế Kim sinh dưỡng cho Thận Thủy, Phế chủ thanh túc, Thận chủ tàng tinh, Phế khí túc giáng có thể giúp được cho công năng tàng tinh, nạp khí, chủ thủy của Thận. Thủy sinh Mộc, tức là Thận Thủy tư dưỡng cho Can Mộc, Thận tàng tinh, Can tàng huyết, Thận tinh có thể hóa Can huyết, để hỗ trợ phát huy công năng chính thường của Can. Quan hệ tư sinh lẫn nhau này của ngũ tạng, là dùng lý luận của ngũ hành tương sinh để làm sáng tỏ.
Dùng ngũ hành tương khắc để giải thích về mối quan hệ chế ước lẫn nhau giữa ngũ tạng: như Tâm thuộc Hỏa, Thận thuộc Thủy, Thủy khắc Hỏa, tức là Thận Thủy có thể chế ước Tâm Hỏa; như Thận Thủy có thể lên để giúp Tâm, có thể đề phòng tính kháng liệt mạnh mẽ của Tâm Hỏa. Phế thuộc Kim, Tâm thuộc Hỏa, Hỏa khắc Kim, tức Tâm Hỏa có thể chế ước Phế Kim; dương nhiệt của Tâm Hỏa có thể ức chế cái thanh túc thái quá của Phế khí. Can thuộc Mộc, Phế thuộc Kim, Kim khắc Mộc, tức là Phế Kim có thể chế ước Can Mộc; nếu Phế khí thanh túc thái quá, có thể ức chế sức kháng lên của Can dương. Tỳ thuộc Thổ, Can thuộc Mộc, Mộc khắc Thổ, tức Can Mộc có thể chế ước Tỳ Thổ; nếu Can khí điều đạt, có thể sơ tiết cái ủng trệ của Tỳ khí. Thận thuộc Thủy, Tỳ thuộc Thổ, Thổ khắc Thủy, tức là Tỳ Thổ có thể chế ước Thận Thủy; công năng vận hóa của Tỳ Thổ có thể để phòng tình trạng tràn lan của Thận Thủy. Quan hệ chế ước lẫn nhau giữa ngũ tạng, là dùng lý luận tương khắc của ngũ hành để giải thích.
Trong ngũ tạng, mỗi tạng đều có mối quan hệ “sinh ta”, “ta sinh”, “khắc ta”, “ta khắc”. Sinh khắc chế hóa giữa ngũ tạng, nói rõ lên về phương diện công năng của mỗi tạng đều có tư trợ, để khiến cho không dẫn đến hư tổn; khí của một tạng này bị hư tổn, thì lại có khí của tạng khác bổ trợ cho. Như khí của Tỳ ( Thổ ) nếu hư, thì có Tâm ( Hỏa ) sinh dưỡng cho; nếu Tỳ khí kháng thịnh, thì sẽ có Can Mộc khắc lấy; Phế ( Kim ) khí bất túc, Thổ có thể sinh dưỡng cho; Thận ( Thủy ) khí quá kháng thịnh, Thổ có thể khắc lấy. Quan hệ sinh khắc chế hóa này, mang ngũ tạng liên hệ thành một chỉnh thể chặt chẽ, từ đó bảo đảm được tính thống nhất đối lập của nội tại trong cơ thể.
Nói về quan hệ tương hỗ của ngũ hành, trừ mối quan hệ sinh khắc chế hóa thắng phục giữa ngũ hành ra, còn có “ngũ hành hỗ tàng” ( 五行互藏 ). “Ngũ hành hỗ tàng” còn gọi là “ngũ hành thể tạp” ( 五行体杂 ). Trương Cảnh Nhạc ( 张景岳 ) nói rất rõ về ngũ hành hỗ tàng: “ngũ hành, đó là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ… người ta thường biết “ngũ” là “ngũ”, mà không biết trong “ngũ” ( năm ) gồm có năm nhân năm là hai lăm, có sự chứa đựng kỳ diệu vậy” ( Kinh Loại Đồ Dực – Ngũ Hành Thống Luận ). Như vậy, bất cứ một hành nào trong ngũ hành, lại có ngũ hành. Như trong hành Mộc, lại có thành phần Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, các hành khác cũng như vậy. Đông y học căn cứ vào ngũ hành hỗ tàng mà hình thành lý luận ngũ tạng hỗ tàng, tức là cơ chế mạng lưới điều tiết của ngũ tạng.
d) Giải thích sự thống nhất của hoàn cảnh bên trong và bên ngoài với cơ thể con người: quy loại ngũ hành của thuộc tính sự vật, trừ việc mang tổ chức kết cấu tạng phủ của cơ thể con người để phân biệt quy thuộc vào ngũ hành ra, đồng thời cũng mang sự vật hữu quan của tự nhiên và hiện tượng để tiến hành quy thuộc. Ví dụ: ngũ tạng, lục phủ, ngũ thể, ngũ quan v.v.. với ngũ phương, ngũ quý, ngũ vị, ngũ sắc của tự nhiên giới tương ứng, đó là mang hiện tượng của tự nhiên với con người thống nhất lại với nhau. Phương pháp quy loại này, không chỉ nói rõ tính thống nhất chỉnh thể của tạng phủ trong cơ thể con người, mà còn phản ánh lên tính hiệp điều thống nhất của ngoại giới với cơ thể con người. Như mùa xuân ứng với phương đông, phong khí làm chủ, nên khí hậu ôn hòa, khí chủ sinh phát, vạn vật tư sinh. Can khí trong cơ thể con người tương ứng, nên Can khí vượn vào mùa xuân. Đấy là mang Can trong cơ thể và Mộc khí của mùa xuân thống nhất lại với nhau, từ đó phán ánh lên quan niệm chỉnh thể của tính thống nhất giữa hoàn cảnh ngoại giới với cơ thể con người.
B) Giải thích quy luật truyền biến của bệnh biến ngũ tạng:
a) Phát bệnh: Ngũ tạng, bên ngoài ứng với ngũ thời, cho nên quy luật phát bệnh của lục khí, đa số là tạng chủ thời khí sẽ gặp ngoại tà mà phát bệnh. Do trong ngũ tạng, mỗi tạng đều theo chủ thời khí của mình mà mắc bệnh, nên lúc thời khí đến, tạng đó sẽ mắc bệnh trước. Cho nên, vào mùa xuân, Can sẽ mắc bệnh trước; mùa Hạ thì Tâm mắc bệnh trước; trưởng hạ thì Tỳ sẽ mắc bệnh trước; mùa Thu thì phế sẽ mắc bệnh trước; mùa Đông thì Thận sẽ mắc bệnh trước.
Tạng chủ thời khí mắc bệnh tà, là quy luật đa số, nhưng cũng có lúc tạng sở thắng, và tạng bất thắng mắc bệnh. Khí hậu thất thường, thời lệnh chưa đến mà khí đã đến trước, là thuộc khí thái quá; thời lệnh đã đến mà khí chưa đến, thì đó là khí bất cập. Quy luật phát bệnh của khí thái quá, không chỉ có thể phản vũ lại tạng sở bất thắng của nó, mà còn “thừa” cả tạng mà nó sở thắng; quy luật phát bệnh của khí bất cập, không những tạng sở thắng vọng hành phản vũ lại, dù là tạng “ta thắng”, cũng có thể mắc bệnh. Đó là căn cứ vào quy luật sinh khắc thừa vũ của sở thắng với sở bất thắng trong ngũ hành mà suy diễn. Cách suy diễn quy luật phát bệnh này, dù cho không hoàn toàn phù hợp với thực tiễn lâm sàng, nhưng nó giải thích rõ sự phát sinh bệnh tật ngũ tạng là có sự ảnh hưởng của biến hóa khí hậu của tự nhiên.
b) Truyền biến: do con người là một chỉnh thể hữu cơ, giữa nội tạng lại có sự tư sinh lẫn nhau, chế ước lẫn nhau. Vì vậy, trong bệnh lý, tất nhiên sẽ có ảnh hưởng lẫn nhau. Bệnh của tạng này có thể truyền đến tạng khác, và ngược lại. Hiện tượng ảnh hưởng lẫn nhau trong bệnh lý này gọi là truyền biến. Từ học thuyết ngũ hành để giải thích về truyền biến của bệnh biến ngũ tạng, có thể phân thành quan hệ truyền biến tương sinh, và quan hệ truyền biến tương khắc.
b1) Quan hệ truyền biến tương sinh: Bao gồm hai phương diện là “mẫu bệnh cập tử” và “tử bệnh phạm mẫu”.
– Mẫu bệnh cập tử: còn gọi là “mẫu hư lụy tử” ( 母虚累子 ). Mẫu bệnh cập tử là bệnh tà từ tạng mẹ truyền sang con, tức là trước có bệnh biến ở tạng mẹ, sau là có bệnh biến ở tạng con. Như Thủy không hàm Mộc, tức là Thận âm hư không thể tư dưỡng Can Mộc, biểu hiện lâm sàng thường là ở Thận, là Thận âm bất túc, thường thấy tai ù, lưng gối mỏi mềm, di tinh v.v…; ở Can, thì sẽ là âm huyết của Can bất túc, thường thấy huyễn vựng, người giảm cân, sức kém, cơ thể tê bại, hoặc chân tay nhu động, nặng thì run, co rút chân tay. Âm hư sinh nội nhiệt, vậy nên thường thấy các chứng trạng thân nhiệt hơi tăng, gò má hồng, ngũ tâm phiền nhiệt. Thận thuộc Thủy, Can thuộc Mộc, Thủy có thể sinh Mộc, nếu Thủy không sinh Mộc, thì bệnh sẽ từ do Thận mà cập đến Can, do mẫu truyền qua tử. Do quan hệ tương sinh, bệnh tình tuy có phát triển, nhưng tác dụng tư sinh lẫn nhau không bị mất đi, vậy nên mức độ bệnh nhẹ.
– Tử bệnh phạm mẫu: còn gọi là “tử đạo mẫu khí” ( 子盗母气 ). Tử bệnh phạm mẫu là bệnh tà được truyền đến từ tạng con, xâm nhập vào tạng mẹ, tức là: trước có bệnh biến ở tạng con, sau có bệnh biến ở tạng mẹ. Như Tâm hỏa kháng thịnh mà dẫn đến Can hỏa bốc mạnh, có thăng mà không có giáng, sau cùng dẫn đến hỏa của Tâm, Can vượng. Tâm hỏa kháng thịnh, thì sẽ xuất hiện các chứng trạng tâm phiền hoặc cuồng táo nói nhảm, miệng lưỡi sinh lở, chót lưỡi đỏ tía đau nhức; Can hỏa thiên vượng, thì sẽ xuất hiện các chứng trạng phiền táo dễ cáu gắt, đầu đau choáng váng, mặt hồng mắt đỏ. Tâm thuộc Hỏa, Can thuộc Mộc, Mộc có thể sinh Hỏa. Can là tạng mẹ, Tâm là tạng con. Bệnh do Tâm cập đến Can, do con truyền đến mẹ, thì bệnh tình sẽ nặng.
Tật bệnh thường theo quy luật tương sinh mà truyền biến, có phân ra nhẹ nặng. “Mẫu bệnh cập tử” là thuận, bệnh sẽ nhẹ; “tử bệnh phạm mẫu” là nghịch, sẽ nặng.
b2) Truyền biến theo quan hệ tương khắc: bao gồm hai phương diện “tương thừa” và “phản vũ”.
– Tương thừa: là sự tương khắc thái quá mà sinh bệnh. Như Mộc vượng thừa Thổ, còn gọi là Mộc hoành khắc Thổ. Mộc vượng thừa Thổ, tức là Can mộc khắc phạt Tỳ Vị, trước là có bệnh biến của Can, sau là có bệnh biến của Tỳ Vị. Do Can khí hoành nghịch, sơ tiết thái quá, ảnh hưởng đến Tỳ Vị, dẫn đến cơ năng tiêu hóa rối loạn, chán ăn, đại tiện lỏng nhão, hoặc không đều cùng các chứng hậu Tỳ hư. Nếu cập đến vị thì xuất hiện các chứng trạng hấp khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, nôn ọe cùng các chứng trạng vị thất hòa giáng. Do can truyền Tỳ thì gọi là Can khí phạm Tỳ; do Can truyền Vị thì gọi là Can khí phạm Vị. Mộc vượng thừa Thổ, trừ bệnh biến của Can khí hoành nghịch ra, thường thường đồng thời tồn tại bệnh biến của Tỳ khí hư nhược, và Vị thất hòa giáng. Can thuộc Mộc, Tỳ ( Vị ) thuộc Thổ; Mộc có thể khắc Thổ, Mộc khí hữu dư, tương khắc thái quá, thì bệnh sẽ do Can mà truyền vào Tỳ ( Vị ). Bệnh tà từ phương diện tương khắc mà truyền đến, xâm phạm và tạng bị khắc.
– Tương vũ: còn gọi là phản vũ, là cái hại do phản khắc gây ra. Như Mộc Hỏa hình Kim ( 木火刑金 ), do Can hỏa thiên vượng, ảnh hưởng đến công năng thanh túc của Phế khí, biểu hiện lâm sàng vừa có chứng trạng ngực sườn đau, miệng đắng, phiền táo dễ giận dữ, mạch huyền – sác cùng các chứng trạng Can hỏa quá vượng, lại vừa có kháí thấu, khái đàm, nặng thì trong đàm lẫn huyết cùng các chứng trạng Phế mất thanh túc: đó là Can bệnh ở trước, Phế bệnh ở sau. Can thuộc Mộc, Phế thuộc Kim, Kim có thể khắc Mộc, nay Can mộc thái quá, phản vũ Phế kim, thì đó là bệnh do Can truyền đến Phế. Bệnh tà từ tạng bị khắc truyền đến, đấy là thuộc quy luật truyền biến tương vũ, trên sinh lý, “ta” đã bị chế ước, nên tà của bệnh ít, bệnh nhẹ. Vậy nên sách “Nạn Kinh” chép: “bệnh từ tạng sở thắng truyền đến, thì tà ít” ( 从所胜来者为微邪 – tùng sở thắng lai giả vi vi tà ).
Nói chung, bệnh lý giữa ngũ tạng ảnh hưởng đến quy luật truyền biến của nó, có thể dùng quy luật sinh khắc thừa vũ của ngũ hành để giải thích. Như tạng Can có bệnh, có thể truyền đến Tâm, gọi là: mẫu bệnh cập tử; truyền đến Thận thì gọi là: tử bệnh cập mẫu. Đây là theo quy luật truyền biến tương sinh, mức độ bệnh nông mà nhẹ, “Nạn Kinh” gọi là “thuận truyền”. Nếu bệnh Can truyền Tỳ, thì gọi là Mộc thừa Thổ; truyền Phế, thì gọi là Mộc vũ Kim. Đây là theo quy luật truyền biến thừa vũ, bệnh có tính chất sâu mà nặng, “Nạn Kinh” gọi là “nghịch truyền”.
C) Dùng để chỉ đạo chẩn đoán bệnh tật:
Cơ thể con người là một chỉnh thể hữu cơ, nhưng lúc nội tạng có bệnh, công năng hoạt động của nội tạng trong cơ thể con người, và những biến hóa khác thường trong quan hệ hỗ tương của nó, có thể phản ánh đến các cơ quan tổ chức của thể biểu tương ứng, mà xuất hiện các biến hóa khác thường của nhiều phương diện như sắc trạch ( sắc mặt ), âm thanh, hình thái, mạch tượng. Do ngũ tạng với ngũ sắc, ngũ âm, ngũ vị, đều lấy sự quy thuộc phân loại của ngũ hành, hình thành một mối quan hệ nhất định, kết cấu thứ tự của hệ thống ngũ tạng này đã đặt định cơ sở lý luận cho chẩn đoán và trị liệu. Vì vậy, lúc chẩn đoán bệnh tật trên lâm sàng, có thể tổng hợp tứ chẩn vọng, văn, vấn, thiết để làm tư liệu sở đắc; căn cứ những liên quan đến ngũ hành, cùng với quy luật biến hóa của sinh khắc thừa vũ của nó, để chẩn đoán bệnh tật.
a) Từ sắc, vị, mạch của tạng, để chẩn đoán bệnh của tạng đó: Như thấy sắc mặt xanh, thích ăn vị chua, mạch huyền, có thể chẩn đoán đó là Can bệnh; sắc mặt đỏ tía, miệng vị đắng, mạch hồng, có thể chẩn đoán đó là tâm hỏa kháng thịnh.
b) Suy đoán bệnh biến tương kiêm của tạng phủ: từ màu sắc của các tạng mà suy diễn ra truyền biến bệnh tật của ngũ tạng. Người bệnh tỳ hư, sắc mặt xanh, đó là Mộc đến thừa Thổ; người có bệnh Tâm, sắc mặt đỏ đen, đó là Thủy đến khắc Hỏa v.v…
c) Suy đoán tiên lượng của bệnh biến: từ quan hệ sinh khắc giữa mạch và sắc mà phán đoán dự hậu bệnh tật. Như bệnh Can sắc xanh, mạch huyền, đó là sắc và mạch phù hợp, nếu không có mạch huyền mà lại thấy mạch phù, thì đó là mạch tương thắng, tức là mạch khắc sắc ( Kim khắc Mộc ), là nghịch; nếu mạch trầm, thì là thuộc mạch tương sinh, tức mạch sinh sắc ( Thủy sinh Mộc ), là thuận.
D) Dùng chỉ đạo công tác phòng trị bệnh tật:
Học thuyết ngũ hành trong ứng dụng trị liệu, được thể hiện trong dụng dược, châm cứu, tinh thần, cùng các phương pháp khác, chủ yếu biểu hiện trong các phương diện sau:
a) Khống chế truyền biến bệnh tật: Vận dụng quy luật tử mẫu tương cập và thừa vũ trong ngũ hành, có thể phán đoán được xu thể phát triển bệnh tật ngũ tạng. Một tạng mắc bệnh, có thể lan rộng đến bốn tạng còn lại. Như tạng Can có bệnh, có thể ảnh hưởng đến các tạng Tâm, Phế, Tỳ, Thận; các tạng khác mắc bệnh, cũng có thể truyền đến tạng đó, như bệnh biến của tạng Tâm, Phế, Tỳ, Thận cũng có thể ảnh hưởng đến Can: vì vậy, trong lúc trị liệu, trừ việc điều trị xử lý đối với bệnh của tạng đó ra, còn cần phải để ý đến mối quan hệ truyền biến có liên quan đến các tạng phủ khác. Căn cứ vào quy luật sinh khắc thừa vũ của ngũ hành, để điều chỉnh cái thái quá và bất cập của nó, khống chế truyền biến, khiến cho nó ( tạng ) được khôi phục công năng hoạt động chính thường. Như Can khí thái quá, Mộc vượng thì sẽ khắc thổ, lúc đó, trước là nên kiện tỳ vị để phòng truyền biến. Tỳ vị không tổn thương, sẽ không bị truyền bệnh, dễ thuyên giảm hơn. Đó là dùng lý luận sinh khắc thừa vũ của ngũ hành, để giải thích về quy luật truyền biến bệnh tật và xác định biện pháp dự phòng trị liệu. Còn như có thể truyền biến hay không, thì còn tùy vào trạng thái cơ năng của tạng phủ, tức là ngũ tạng hư thì sẽ truyền biến; ngũ tạng thực ( mạnh ) thì không truyền.
Trong công tác trên lâm sàng, người thầy thuốc vừa phải cần phải nắm chắc quan hệ sinh khắc thừa vũ của bệnh tật trong quá trình phát triển bệnh tật, căn cứ vào quy luật này, kịp thời khống chế truyền biến và chỉ đạo trị liệu, phong bệnh lúc chưa phát, lại cần căn cứ vào bệnh tình cụ thể mà biện chứng thi trị.
b) Xác định trị tắc trị pháp: Học thuyết ngũ hành không chỉ dùng để nói rõ về hiện tượng và hoạt động sinh lý của cơ thể con người, tổng hợp tứ chẩn, suy đoán bệnh tình, mà còn có thể xác định nguyên tắc trị liệu và định ra phương pháp trị liệu.
b1) Căn quy luật tương sinh tương khắc xác định nguyên tắc trị liệu: trên lâm sàng, vận dụng quy luật tương sinh để trị liệu tật bệnh, đa phần thuộc mẫu bệnh cập tử, tiếp đến là tử đạo mẫu khí. Nguyên tắc trị liệu cơ bản trong trường hợp này là bổ mẫu và tả tử. Nạn 69, sách Nạn Kinh chép: “Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con” ( 虚者补其母,实者泻其子 – Hư giả bổ kỳ mẫu, thực giả tả kỳ tử ).
Bổ mẹ: bổ mẫu tức là “hư tắc bổ kỳ mẫu”, dùng trong hư chứng của quan hệ mẫu tử. Như Thận âm bất túc, không thể tư dưỡng cho Can mộc, mà dẫn đến Can âm bất túc, đó gọi là Thủy bất sinh Mộc, hoặc Thủy bất hàm Mộc. Trong trường hợp đó, không thể trực tiếp trị Can, mà bổ cho cái hư của Thận, vì Thận là mẹ của Can, Thận thủy sinh Can mộc, cho nên bổ Thận thủy để sinh Can mộc. Còn như Phế khí hư nhược, phát triển dần đến một mức độ nhất định, có thể ảnh hưởng đến kiện vận của Tỳ mà dẫn đến Tỳ hư. Tỳ thổ là mẹ, Phế kim là con, Tỳ thổ sinh Phế kim, cho nên có thể dùng phương pháp trị liệu “bổ Tỳ khí để ích Phế khí”. Trong phép trị bằng châm cứu, thường thì hư chứng có thể bổ cho kinh mẹ thuộc nó, hoặc huyệt mẹ. Như Can hư thì thủ huyệt hợp ở kinh Thận ( thủy huyệt ) là Âm Cốc, hoặc huyệt hợp của kinh này ( thủy huyệt ) là huyệt Khúc Tuyền để trị liệu. Các chứng hư này, có thể dùng quan hệ mẫu tử để trị liệu, đó là “hư thì bổ mẹ”. Tương sinh bất cập, bổ mẹ thì sẽ khiến cho con khỏe.
Tả con: tả con tức là “thực tả kỳ tử”, dùng trong thực chứng của quan hệ mẫu tử. Như Can hỏa hun đốt, có thăng mà không có giáng, lúc xuất hiện chứng Can thực, Can mộc là mẹ, Tâm hỏa là con, cách trị liệu chứng Can thực hỏa, có thể chọn dùng phép tả tâm. Tả tâm hỏa cần phải trợ cho tả Can hỏa. Phép châm cứu trị liệu, nếu là thực chứng, có thể tả kinh hoặc huyệt thuộc về nó. Như chứng Can thực, có thể thủ huyệt Vinh ở kinh Tâm ( hỏa huyệt ), là huyệt thiếu phủ, hoặc huyệt vinh ( huyệt hỏa ) của bản kinh là huyệt Hành Gian. Đó là ý “thực thì tả con”.
Trên lâm sàng, vận dụng quy luật tương sinh để trị liệu, trừ mẫu bệnh cập tử, tử đạo mẫu khí ( con cướp khí mẹ ) ra, còn có đơn thuần tử bệnh, đều có thể dùng quan hệ mẫu tử để gia tăng sức tương sinh. Cho nên vận dụng của trị pháp tương sinh, chủ yếu là nắm bắt được quan hệ mẫu tử, nguyên tắc của nó là “hư thì bổ mẹ”, “thực thì tả con”. Thường thì mẹ hư sẽ liên lụy đến con, trước nên có chứng trạng của mẹ; con cướp khí mẹ, trước nên có chứng trạng của con; đơn thuần là bệnh ở con, thì có tiền sử tử hư lâu không phục hồi. Như vậy, ba cách điều trị đều giống nhau, cách điều trị cũng có chia ra thứ tự.
Căn cứ vào phương pháp trị liệu của việc xác định quan hệ tương sinh, thường có mấy loại sau:
Phép tư Thủy hàm Mộc: phép tư Thủy hàm Mộc là phương pháp tư dưỡng Thận âm để dưỡng Can âm, còn gọi là phép tư dưỡng Can Thận, phép tư bổ Can Thận, phép Ất Quý đồng nguyên, dùng thích hợp trong các chứng trạng Thận âm khuy hư mà Can âm bất túc, nặng thì có thêm Can dương thượng kháng. Biểu hiện lâm sàng thường là đầu choáng mắt hoa, mắt khô rít, tai ù gò má đỏ, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, lưng gối mỏi mềm, đàn ông di tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều; lưỡi đỏ, rêu ít; mạch tế, huyền, sác.
Phép ích Hỏa bổ Thổ: Phép ích Hỏa bổ Thổ là phương pháp ôn Thận dương mà bổ Tỳ dương, còn gọi là phép ôn Thận kiện Tỳ; ôn bổ Tỳ Thận, dùng thích hợp cho chứng Thận dương biến cách mà khiến cho Tỳ dương bất chấn. Biểu hiện lâm sàng thường là sợ lạnh, chân tay lạnh, ăn kém bụng trướng, tiết tả, phù thũng.
Như vậy, cần phải nói rõ, theo quan hệ sinh khắc ngũ hành mà nói, Tâm thuộc Hỏa, Tỳ thuộc Thổ. Hỏa không sinh Thổ thì đó chính là Tâm hỏa không sinh Tỳ thổ. Nhưng, cái “Hỏa bất sinh Thổ” mà chúng ta thường nói, đa số là chỉ đến Hỏa của Mệnh môn ( thận dương ), không thể ôn ấm cho Tỳ thổ trong chứng Tỳ Thận dương hư, là chứng muốn nói đến quan hệ của Tâm hỏa với Tỳ dương.
Phép bồi Thổ sinh Kim: phép bồi Thổ sinh Kim là phép dùng để bổ Tỳ ích Khí mà bổ ích Phế khí, còn gọi là phép bổ dưỡng Tỳ Phế, dùng thích hợp cho các chứng Tỳ Vị hư nhược không thể tư dưỡng cho tạng Phế, khiến Phế hư Tỳ nhược. Biểu hiện lâm sàng của chứng này thường là ho lâu không dứt, đàm nhiều, trong mà loãng, hoặc đàm ít mà dính; ăn kém, đại tiện lỏng nhão, tứ chi vô lực; lưỡi trắng nhạt; mạch nhược.
Phép Kim Thủy tương sinh: phép Kim Thủy tương sinh là một phương pháp trị liệu nhằm tư dưỡng Phế Thận trong chứng Phế Thận âm hư, còn gọi là phép bổ Phế tư Thận; tư dưỡng Phế Thận. Kim Thủy tương sinh là phép Phế Thận đồng trị, như quyển 4 sách Thời Bệnh Luận ( 时病论 ) chép: “sự diệu kỳ ( là ở chỗ ) Kim có thể sinh Thủy, Thủy có thể nhuận Kim” ( 金能生水,水能润金之妙 – Kim năng sinh Thủy, Thủy năng nhuận Kim chi diệu ). Dùng thích hợp trong chứng Phế hư không chuyên chở và phân bố tân dịch để tư Thận, hoặc Thận âm bất túc, tinh khí không thể lên trợ giúp cho Phế, dẫn đến Phế Thận âm hư, biểu hiện lâm sàng thường là khái thấu khí nghịch, ho khan hoặc ho ra máu, mất tiếng, cốt chưng triều nhiệt, miệng khô, đạo hãn, di tinh, lưng mỏi gối mềm, thân thể gầy gò; lưỡi đỏ ít rêu; mạch tế, sác.
b2) Căn cứ vào quy luật tương khắc để xác định nguyên tắc trị liệu: trên lâm sàng, do sự khác biệt của quy luật tương khắc, mà xuất hiện biến hóa bệnh lý, tuy có sự khác nhau giữa tương khắc thái quá, tương khắc bất cập, và phản khắc, nhưng nói chung, có thể phân thành hai phương diện là mạnh và yếu, tức là cái khắc thuộc về mạnh, biểu hiện công năng là mạnh mẽ, tiến lên; cái bị khắc thuộc yếu, biểu hiện công năng là suy yếu và lui dần. Vì vậy, trong lúc trị liệu, vừa sử dụng phương pháp sức chế cái mạnh, phù trợ cho cái yếu, đồng thời cần phải xem trọng việc khống chế cái mạnh, để cái yếu dễ phục hồi hơn. Mặc khác, khi cái mạnh còn chưa phát sinh hiện tượng tường khắc, lúc cần thiết, cũng cần phải lợi dụng quy luật này để gia tăng sức mạnh cho cái bị khắc, để đề phòng sự phát triển của bệnh tật.
Ức chế cái mạnh ( chế cường ): Dùng trong trường hợp tương khắc thái quá. Như trong chứng Can khí hoành nghịch, phạm Vị khắc Tỳ, xuất hiện chứng Can Tỳ thất điều, Can Vị bất hòa, còn gọi là Mộc vượng khắc Thổ, dùng phép sơ Can, bình Can là chính. Hoặc Mộc vốn khắc thổ, lại bị thổ khắc, đó gọi là phản khắc, còn gọi là phản vũ. Như Tỳ Vị ủng trệ, ảnh hưởng đến Can khí điều đạt, nên lấy phép vận Tỳ và Vị là chính. Ức chế cái mạnh, thì công năng của cái bị khắc sẽ dễ dàng được khôi phục.
Giúp đỡ cái yếu ( phù Nhược ): dùng trong tương khắc bất cập. Như trong Can hư uất trệ, ảnh hưởng đến kiện vận của Tỳ Vị, gọi là Mộc bất sơ thổ ( 木不疏土 – Mộc không sơ thông cho Thổ ). Phép trị nên hòa Can là chính, kiêm quan tâm đến kiện Tỳ, để tăng cường thêm công năng cho cả hai.
Vận dụng quy luật sinh khắc ngũ hành để trị liệu, cầ phân rõ ràng trước sau, chủ thứ, hoặc nếu trị mẫu làm chính, thì kiêm quan tâm đến con; trị con là chính thì nên kiêm quan tâm đến mẹ. Hoặc ức chế cái mạnh là chính, thì phù trợ cho cái yếu để bổ; nếu phù trợ cho cái yếu là chính, thì cần phải ức chế cái mạnh. Nhưng còn cần phải tính toán đến phương diện mâu thuẫn của hai bên, không nên quan tâm đến cái này mà mất đi cái kia.
Căn cứ quy luật tương khắc để xác định phương pháp trị liệu, thường dùng các hình thức sau:
Phép ức Mộc phù Thổ: Phép ức Mộc phù Thổ là phương pháp dùng thuốc sơ Can kiện Tỳ để trị liệu chứng Can vượng Tỳ hư. Phạm trù thuộc phép sơ Can kiện Tỳ, bình Can hòa Vị, điều lý Can Tỳ, dùng thích hợp trong chứng Mộc vượng khắc Thổ. Biểu hiện lâm sàng thường là ngực đầy sườn tức, không muốn ăn uống, bụng trướng sôi réo, đại tiện hoặc bí hoặc lỏng nhão, hoặc bụng cứng, đau, ợ hơi, hôi miệng ( 矢气 ).
Phép bồi Thổ chế Thủy: phép bồi Thổ chế Thủy là phương pháp dùng các thuốc ôn vận kiện Tỳ dương hoặc ôn Thận kiện Tỳ để điều trị chứng thủy thấp đình tụ, còn gọi là phép đôn Thổ lợi Thủy; ôn Thận kiện Tỳ. Dùng thích hợp trong chứng Tỳ hư không kiện vận, thủy thấp tràn lan khiến sinh chứng thủy thũng trướng mãn.
Nếu Thận dương hư suy, không thể ôn ấm cho Tỳ dương, thì đó là Thận không làm chủ thủy, Tỳ không chế được thủy, thủy thấp không hóa, thường thấy chứng thủy thũng, đó là Thủy phản khắc Thổ. Phép trị nên ôn Thận là chính, kiêm quan tâm đến Tỳ.
Vì vậy, phép bồi Thổ chế Thủy thích hợp dùng cho các chứng Tỳ Thận dương hư, Thủy thấp bất hóa mà sinh ra chứng thủy thũng. Nếu lấy Tỳ làm chính, thì chủ yếu là ôn vận tỳ dương; nếu lấy Thận là chính, thì chủ yếu là ôn dương lợi thủy. Trên thực tế, thường dùng phép Thận – Tỳ đồng trị.
Phép tá Kim bình Mộc (giúp Kim bình Mộc): phép tá Kim bình Mộc là một phương pháp điều trị thanh túc Phế khí để ức chế Can mộc, còn gọi là phép tả Can thanh Phế. Trên lâm sàng đa số dùng trong chứng Can hỏa thiên thịnh, ảnh hưởng đến sự thanh túc của Phế khí, còn gọi là “Mộc hỏa hình Kim” ( Hỏa của Mộc tác hại đến Kim ). Biểu hiện lâm sàng là sườn đau, miệng đắng, khái thấu, trong đàm lẫn huyết, bứt rứt phiền muộn; mạch huyền, sác.
Phép tả nam bổ bắc: phép tả nam bổ bắc là phép tả Tâm hỏa, tư Thận thủy, còn gọi là phép tả Hỏa bổ Thủy, tư âm giáng hỏa. Dùng thích hợp trong chứng Thận âm bất túc, Tâm hỏa thiên thịnh, thủy hỏa bất tế, Tâm Thận bất giao. Biểu hiện chứng này là lưng gối đau mỏi, Tâm phiền mất ngủ, di tinh. Vì Tâm chủ hỏa, Hỏa thuộc phương Nam; Thận chủ thủy, thủy thuộc phương bắc, vậy nên gọi phép này là tả Nam bổ Bắc, đây là pháp trị lúc Thủy không chế Hỏa.
Nhưng cần phải nhớ rằng, Thận là tạng Thủy Hỏa; Thận âm hư, cũng có thể khiến Thận dương thiên kháng, mà xuất hiện Mộng di tinh, tai ù, họng đau, cổ khô; còn gọi là Thủy bất chế Hỏa. Đây là do thủy hỏa của một tạng quá thịnh hoặc quá suy, không giống với hiện tượng Thủy không khắc Hỏa trong quan hệ tương khắc của Ngũ Hành.
b3) Chỉ đạo dùng thuốc cho tạng phủ: Đông dược lấy sắc và vị để làm cơ sở, lấy quy kinh và tính năng để làm căn cứ, theo học thuyết ngũ hành mà quy loại, như sắc xanh, vị chua thì vào Can; sắc đỏ, vị đắng, thì vào Tâm; sắc vàng, vị ngọt, thì vào Tỳ; sắc trắng, vị cay, thì vào Phế; sắc đen, vị mặn, thì vào Thận. Phương pháp quy loại này là căn cứ tham khảo cho việc chọn dùng thuốc cho tạng phủ.
b4) Chỉ đạo chọn huyệt châm cứu: Trong liệu pháp châm cứu, y học châm cứu lấy vị trí huyệt mười hai kinh mạch của đầu tứ chi, phân ra thành ngũ hành, tức là năm loại huyệt vị gồm Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp, thuộc Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Trên lâm sàng căn cứ sự khác nhau của bệnh tình, lấy quy luật sinh khắc thừa vũ của ngũ hành mà tiền hành chọn huyệt trị liệu.
b5) Chỉ đạo trị liệu bệnh tật thuộc tình chí: Liệu pháp tinh thần chủ yếu dùng để trị liệu bệnh tật về tình chí. Tình chí được sinh bởi ngũ tạng, giữa ngũ tạng có mối quan hệ sinh khắc, cho nên giữa tình chí cũng tồn tại mối quan hệ này. Do trên mặt sinh lý, sự biến hóa tình chí của con người có tác dựng ức chế lẫn nhau, về mặt bệnh lý và nội tạng có quan hệ mật thiết, nên trên lâm sàng, có thể dùng quan hệ ức chế lẫn nhau của tình chí để đạt được mục đích trị liệu. Như thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận sách Tố Vấn chép: “giận dữ tổn hại đến Can, buồn rầu thắng giận dữ… vui mừng tổn thương Tâm, sợ hãi thắng vui mừng… lo lắng tổn hại Tỳ, giận dữ thắng lo lắng… buồn tổn thường phế, vui mừng thắng buồn rầu… sợ hãi tổn hại thận, lo lắng thắng sợ”. Đó gọi là lấy tình chí thắng tình chí.
Từ đó có thể thấy, trên lâm sàng, căn cứ vào quy luật sinh khắc của ngũ hành để tiến hành trị liệu, như vậy, chắc chắn nó có một giá trị thực dụng nhất định. Nhưng, không phải bệnh tật nào cũng đều dùng quy luật sinh khắc ngày để trị liệu, không nên cứng nhắc khi điều trị bệnh tật trên lâm sàng. Nói cách khác, trên lâm sàng, vừa phải nắm vững quy luật sinh khắc của ngũ hành, lại vừa phải căn cứ vào tình hình bệnh tật cụ thể mà biện chứng luận trị.
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường.