Nhai Nhị hồng sâm
Cách đơn giản nhất thường dùng là tước nhỏ 2 – 3 lát Nhị hồng sâm ngậm cho mềm rồi nhai nuốt. Tác dụng chống khô miệng và đắng miệng, tỉnh táo tinh thần, trị trí nhớ kém, sốc tim, băng huyết, chân tay lạnh.
Bột nhị hồng sâm
Tán mịn Nhị hồng sâm. Mỗi lần dùng 2 – 3g.
Tác dụng giống như khi nhai lát.
Hãm trà Nhị hồng sâm
Dùng Đại táo 2 quả, Kỷ tử 2g, Nhị hồng sâm 3g. Dùng dao khứa cạnh trên quả táo. Hãm nước sôi chung ba loại với nhau, uống khi ấm. Uống hết thì lại chế thêm nước sôi vào uống cho đến khi hết chất mới thôi.
Tác dụng cũng như hai cách dùng bên trên.
Trà Nhị hồng sâm – Thạch hộc – Câu kỷ tử.
Dùng 6g Nhị hồng sâm, 10 đốt Thạch hộc, 10g Kỷ tử. Nấu Kỷ tử và Thạch hộc với 1 lít nước, để nước sôi cho đến khi cạn còn khoảng 200ml là bỏ Nhị hồng sâm vào. Uống lúc ấm.
Tác dụng: Bồi bổ khí huyết tạng phủ, bổ phế nhuận phế, sinh tân trị khát, an thần, trị nóng trong người do hư nhiệt.
Nhị hồng Tam thất thang.
Dùng 10 lát Nhị hồng sâm, 6 lát Tam thất, 10 quả đại táo, 4 lạng thịt lợn. Dùng hai lít nước nấu với Tam thất, Đại táo cho đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì bỏ Nhị hồng sâm vào. Đun thêm một lát cho cạn thêm một ít nữa rồi lấy nước đó chế biến món ăn với thịt lợn.
Tác dụng: Dùng bồi bổ cho phụ nữ vừa xong kỳ kinh, sau khi sinh. Trị người thận kém suy nhược, người trung niên dễ mệt mỏi. Mỗi ngày ăn một lần.
Nhị hồng lộc nhung ô kê thang.
Dùng 20g Nhị hồng sâm, 10g Lộc nhung, Nửa con gà đen. Làm xong thịt gà, bỏ Lộc nhung vào trong gà, cho nước vào hầm khoảng 1 tiếng. Tiếp đến bỏ Nhị hồng sâm vào hầm thêm 10 phút. Cho gia vị vừa đủ vào là dùng được.
Tác dụng: Dưỡng tâm an thần, bổ thận, ích tinh.
Được viết bời nhà thuốc Hạnh Lâm Đường.