CẢM MẠO
Cảm mạo thường gọi là “thương phong”, bốn mùa đều có thể phát bệnh này. Nguyên nhân đa phần là do khí hậu nóng lạnh bất thường, phong tà ( các bệnh truyền nhiễm ) xâm nhập vào cơ thể con người mà sinh ra. Biểu hiện lâm sàng thường là đau đầu, phát sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhảy mũi, sợ gió, chân tay mình mẩy đau nhức, không có mồ hôi, họng ngứa khó chịu, đàm dính, ho, miệng khát. Căn cứ vào sự khác nhau của chứng trạng và nguyên nhân, cảm mạo được chia thành phong hàn, phong nhiệt, thử thấp.
Phong hàn thì có rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn hoặc phù hoãn, chảy nước mũi, sợ gió; phong nhiệt thì sợ gió, đầu đau, họng đau, rêu lưỡi vàng, nước mũi vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch phù – sác; cảm do thử thấp ( thường thấy ở mùa hạ ) thì đầu căng đau, người nặng nề, nghẹt mũi, ít mồ hôi, ngực đầy tức, rêu lưỡi nhớt, mạch nhu – sác.
Bệnh cúm giống với chứng cảm mạo thông thường, nhưng triệu chứng toàn thân nặng hơn, bao gồm cả tính truyền nhiễm và tính phổ biến, là bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra, cũng là một loại cảm mạo. Chứng này dễ phát vào mùa đông – xuân, thường có thể tạo thành bệnh truyền nhiễm đám đông. Do virus cúm có nhiều chủng loại, vì vậy sau khi mắc một loại virus cũng có thể mắc thêm một loại virus khác. Thông thường chia thành hai loại là cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt.
Sau khi mắc bệnh người bệnh chủ yếu có các triệu chứng phát sốt, đau đầu, đau thân mình, mệt mỏi vô lực, ho, đau họng, chảy nước mũi, nhảy mũi. Có một số ít người bệnh có thể mắc chứng viêm phổi virus hoặc viêm cơ tim virus.
1. Gạo nếp trị cảm mạo phong hàn:
Phối phương:
Gạo nếp 100g
Hành cọng 20g ( dùng cả thân – củ – rễ ).
Gừng 20g
Dấm gạo 30ml
Cách chế: Trước là nấu gạo nếp thành cháo, tiếp đến giã gừng và hành làm một bỏ vào khi cháo đang sôi nấu thêm 5 phút, sau đò cho dấm vào và bắt cháo xuống ngay. Ăn lúc cháo còn nóng, sau ăn lên giường đắp chăn để cho ra mồ hôi. Sau 15 phút trong dạ dày sẽ thấy có hơi nóng, thân mình hơi ấm và ra một ít mồ hôi. Mỗi ngày sáng tối ăn 1 lần, ăn liên tục 4 lần là khỏi bệnh.
Công dụng: Phát hãn ( cho ra mồ hôi ) giải độc, khu phong tán hàn. Trị ngoại cảm mới phát thân mình đau nhức, sợ gió sợ lạnh, không ra mồ hôi. Mạch khẩn.
2. Canh cá trắm cỏ trị cảm mạo nghẹt mũi:
Phối phương:
Thịt cá trắm cỏ ( loại cá xanh ) 150g; Gừng tươi 25g; rượu trắng 100g.
Cách chế: Nấu sôi nửa bát lớn nước, tiếp đến cùng lúc bỏ cá, gừng, rượu vào nấu khoảng 30 phút, bỏ thêm vào một ít muối. Ăn ngay lúc nóng, sau khi ăn lên giường đắp chăn chời ra mồ hôi nhẹ là được. Ngảy ăn 2 lần.
Chú ý: Tránh gió lạnh.
Tác dụng: Giải biểu tán hàn, sơ phong chỉ thống. Trị cảm mạo có triệu chứng sợ lạnh, phát lạnh, đầu đau toàn thân mệt mỏi, mũi tắc không thông.
3. Nước ép củ cải trắng:
Phối phương:
Chọn củ cải trắng loại lớn, rửa sạch, giã nát ép lấy nước.
Nếu nhỏ vào mũi thì trị đau đầu; nếu uống thì trị bất tỉnh do say nắng.
Tác dụng: Trị cảm mạo đau đầu, đau đầu do phong nhiệt, trúng thử.
4. Trị cảm mạo bằng rễ bắp cải khô:
Phối phương:
Rễ bắp cải khô 1 cụm; gừng 3 lát; đường đỏ 50g.
Cách chế: Cho nước vào chung đun sôi. Ngày uống 3 lần.
Tác dụng: Thanh nhiệt lợi niệu, giải biểu. Trị cảm mạo do phong nhiệt, ho do nhiệt lâu ngày, xuất huyết do viêm loét đại tràng, viêm họng tắc tiếng.
Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường