I) CÁCH ĐỌC XÉT NGHIỆM SINH HÓA MÁU
-
Nhóm mỡ máu:
Nhóm mỡ máu bao gồm Cholesterol, Tryglycerid. HDL – Choles, LDL – Choles.
Ngưỡng chỉ số bình thường của các nhóm này như sau:
- Cholesterol: Ngưỡng bình thường của Cholesterol từ 3,9 – 5,2 mmol/l
Các bệnh lý liên quan: Rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, béo phì.
Cholesterol tăng trong các trường hợp: Rối loạn lipid máu nguyên phát và thứ phát; xơ vữa động mạch; hội chứng thận hư; vàng da tắc mật ngoài gan, vẩy nến.
Cholesterol thường giảm trong các trường hợp: Hấp thụ kém, suy nhược cơ thể, ung thư, biếng ăn.
- Tryglycerid: Ngưỡng bình thường của Tryglycerid từ 0,5 – 2,29 mmol/l
Các bệnh lý liên quan: Rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, u vàng, viêm tụy, béo phì.
Tryglycerid tăng trong các trường hợp: Xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, hội chứng thận hư, béo phì, đái tháo đường.
Tryglycerid giảm trong các trường hợp: Xơ gan, hấp thụ kém, suy nhược, cường tuyến giáp.
- HDL – Choles: Còn gọi là HDL – C. Ngưỡng bình thường của HDL – C là ≥ 0,9mmol/l
- Các bệnh lý liên quan: Rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.
- HDL – C tặng: Ít nguy cơ xơ vữa động mạch.
- HDL – C giảm: Có nguy cơ xơ vữa động mạch, dễ dẫn đến rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, cơn đau thắt lồng ngực.
Lưu ý: Trong cơ thể con người có khoảng 70% Cholesterol được este hóa ( kết hợp với acid béo ) và 30% còn lại tồn tại dưới dạng tự do trong máu. Khi xét nghiệm cả hai dạng Cholesterol này không phân biệt ra mà thượng đo chung với nhau. Chính vì vậy Cholesterol này được gọi là Cholesterol toàn phần ( sự kết hợp giữa Cholesterol tự do và Cholesterol este ). Trong xét nghiệm người ta thường lưu ý đến ngưỡng của Cholesterol toàn phần HDL-C. Ngưỡng này tốt nhất là ở mức <4. Nếu ngưỡng này càng cao thì nguy cơ xơ vữa động mạch càng cao.
- LDL – Cholesterol: Còn gọi là LDL-C. Ngưỡng bình thường của LDL-C thường ở mức <=3,4 mmol/l.
- Các bệnh lý liên quan: Rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường.
- LDL-C càng cao thì càng có nguy cơ bị xơ vữa động mạch.
- LDL-C thường tăng trong các trường hợp xơ vữa động mạch, rối loạn Lipid, Béo phì.
- LDL-C giảm trong các trường hợp xơ gan, hội chứng kém hấp thụ, suy nhược, cường tuyến giáp.
2) GLU ( Đường máu – Glucose ):
Ngưỡng trung bình của Llucose thường là 3,9 – 6,4 mmol/l.
Các bệnh liên quan:
- Nếu đường máu tăng thì thường mắc các bệnh tiểu đường do tụy, cường giáp, cường tuyến yên, quá trình dùng các chế phẩm có Cocticoid, bệnh gan, giảm cali máu.
- Nếu đường máu giảm thì thường mắc các bệnh hạ đường huyết do chế độ ăn, do sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều, suy vỏ thượng thận, suy giáp, nhược năng tuyến yên, các bệnh lý nặng về gan, nghiện rượu, bệnh addison.
3) GGT
GGT ( Gama Globutamin ) là một yếu tố miễn dịch cho tế bào gan. Thông thường thì khi chức năng gan tốt GGT sẽ có rất thấp ở trong máu ( từ 0 – 53 U/l ). Khi tế bào gan phải làm việc quá mức, khả năng thải độc của gan bị kém đi thì GGT sẽ tăng cao dẫn đến giảm sức đề kháng, miễn dịch của tế bào gan kém từ đó gây ra suy tế bào gan. Tuy nhiên đối với những người có nhiễm siêu vi B trong máu mà GGT, SGOT, SGPT cùng tăng thì cần phải điều trị tích cực và tuyệt đối không uống rượu bia nếu không sẽ dẫn đến các bệnh lý nặng về gan mật.
Ngưỡng bình thường GGT ở nam giới thường là ≥ 45 U/l
Ngưỡng bình thường GGT ở nữ giới thường là ≤ U/l.
GGT thường tăng cao trong các trường hợp: nghiện rượu, viêm gan do rượu bia, ung thư lan tỏa, xơ gan, tắc mật.
GGT tăng nhẹ trong các trường hợp: Viêm tụy, béo phì, nhiễm độc do dùng thuốc.
4) SGOT ( AST ) và SGPT ( ALT ) ( nhóm men gan )
SGOT là men xúc tác phản ứng trao đổi nhóm amin. GOT có khoảng 30% ở bào tương và 70% ở ti thể tế bào; SGPT là men chỉ có trong bào tương của tế bào gan. Nồng độ men của SGOT phản ảnh lên tình trạng sức khỏe của tế bào gan, cơ tim. Sự tăng nồng độ của SGPT phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan do viêm
Ngưỡng bình thường của SCOT và SGPT là ≤ 40 U/l. Nếu ngưỡng này của gan vượt quá giới hạn thì gan sẽ suy giảm.
SGOT tăng cao trong các trường hợp: Viêm gan cấp do virus hoặc do dùng thuốc, tan máu, viêm gan do rượu, nhồi máu cơ tim, viêm cơ. Trong trường hợp tế bào hồng cầu bị vỡ thì SGOT tăng rất cao; Các bệnh lý liên quan khi SGPT tăng cao thường là viêm gan cấp – mãn, nhũn não. Trong trường hợp SGPT tăng quá cao thì gây ra viêm gan, nhũn não.
5) BUN ( Blood – Ure – Nitrogen )
Cách tính BUN: BUN = Ure ( mg ) x 28/60; đổi đơn vị: mmol x6 = mg/dl.
BUN thường tăng trong các tình trạng: bệnh thận, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiểu.
Giảm trong trường hợp: ăn ít đạm, bệnh gan nặng, suy kiệt.
- BUN ( Nitơ của Ure trong máu ):
Ngưỡng bình thường 4,6 – 23,3 mg/dl
- Tăng trong các trường hợp: Suy thận, suy tim, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng.
- Giảm trong giảm trong các trường hợp: ăn ít đạm, bệnh gan nặng.
- Ure ( Ure máu ):
Là sản phẩm thoái hóa quan trọng nhất của protein được thải qua thận.
Ngưỡng bình thường từ 2,5 – 7,5 mmol/l.
Thường kiểm tra Ure trong các bệnh lý về thận, kiểm tra chức năng của thận trước phẫu thuật, can thiệp – kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Ure tăng cao trong các trường hợp: Suy thận, thiểu niệu, vô niệu, tắc nghẽn đường niệu, chế độ ăn nhiều protein.
- Ure thấp trong các trường hợp: Suy gan làm giảm tổng hợp Ure, chế độ ăn nghèo Protein, truyền dịch nhiều.
- Uric ( Acid Uric = Urat ):
Là sản phẩm chuyển hóa của Base purin ( Adenin, Guanin ) của AND, thải chủ yếu qua nước tiểu.
Thường xét nghiệm Acid Uric trong các trường hợp: nghi ngờ bệnh gút ( gout ), bệnh thận, bệnh khớp, theo dõi kết quả điều trị Gout.
- Chỉ số bình thường ở nam: 180 – 420 mmol/l
- Chỉ số bình thường ở nữ: 150 – 360 mmol/l
Acid Uric tăng trong các trường hợp bệnh nguyên phát như: do sự tăng cường sản xuất trong cơ thể, do bài xuất giảm dẫn đến liên qua các men như bệnh Lesh Nyhan, Von Gierke…
Tăng trong các trường hợp bệnh thứ phát như: do tăng cường sản xuất trong cơ thể ( u tủy, vẩy nến ), do bài xuất giảm ( suy thận, dùng thuốc, xơ vữa động mạch ), đa hồng cầu, ung thư, tăng bạch cầu đơn nhân, nhiễm trùng nặng.
Tăng trong bệnh gút ( Gout ): Tăng acid uric trong máu có thể kèm các nốt tophi ở khớp và sỏi Urat ở thận.
Thường giảm trong các trường hợp: bệnh wilson, tổn thương tế bào gan, có thai, hội chứng Fanconi.
II) CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU
Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho ta thông tin không chỉ về thực trạng của thận mà qua đó còn phản ánh lên tình trạng của các bộ phận khác ( như gan và tụy ). Nó cũng cho nhận biết được nước tiểu có bị viêm nhiễm hay không.
- Thành phần nước tiểu bao gồm :
- Nước: 96%
- Các hợp chất ure được tạo ra sau quá trình trao đổi chất: 2,5%
- Muối khoáng và các chất vi lượng ( hợp chất này làm nước tiểu có màu và mùi ) 1,5%.
- Xét nghiệm nước tiểu phản ánh lên các bệnh lý sau:
- Đường ( Glucoza ): Có đường trong nước tiểu có thể đã mắc bệnh tiểu đường.
- Đạm ( protein ): Nếu có đạm trong nước tiểu có thể thận đã bị bệnh, sốt cao, hệ bài tiết làm việc không ổn định hoặc bị viêm nhiễm (Lưu ý: Mệt nhọc sau lao động chân tay, thời tiết thay đổi đột ngột, hoặc cuối thai kỳ cũng có thể xuất hiện đạm ).
- Xeton ( Aceton ): Xeton là sản phẩm sau quá trình chuyển hóa axit amin và axit béo. Khi trong nước tiểu có Xeton thì có thể do điều trị bệnh tiểu đường chưa thích đáng, cũng có thể do sốt cao, lao lực hoặc ăn kiêng thái quá.
- Bilirubin: Đây là chất khiến mật có màu vàng nâu do Hemolobin phân hóa sinh ra, khi có trong nước tiểu thì có thể phát bệnh hoàng đản ngoài gan, hoặc bị xơ gan.
- Bạch cầu ( Leukoccyty ): Số lượng bạch cầu thường dao động từ 4000/ml – 8000/ml. Nếu đạt đến ngưỡng nhiều hơn 10.000/ml thì cơ thể xuất hiện tình trạng viêm.
- Hồng cầu ( Erytrocyty ): Từ 1 – 2 trong tầm quan sát đơn lẻ. Sau khi làm việc chân tay nặng nhọc, hoặc trong khi dùng loại thuốc điều trị bệnh gây giảm độ đông máu thì con số này có thể cao hơn. Cũng có thể nghi vấn có bệnh nặng hơn như sỏi thận, ung thư, hoặc viêm thận.
- Tế bào hình trụ: Khi số này lớn có thể thận bị bệnh hoặc trong trường hợp bị sốt sau khi lao động quá sức.
- Tinh thể khoáng chất ( Mineral ): Chủ yếu là canxi, nếu nhiều quá thì có thể chớm bị sỏi thận.
- Urobilinogen(UBG): Đây là chất hình thành trong ruột từ sự thoái hóa của Bilirulin do gan tạo ra tác dụng với dịch mật. Lượng chất này trong nước tiểu nếu vượt quá ngưỡng 0,5 – 4mg thì có nguy cơ bị viêm gan hay xơ gan.
- Vi khuẩn: Sự có mặt của vi khuẩn dù nhiều cũng chưa chắc chứng tỏ viêm nhiễm hệ bài tiết nước tiểu. Để khẳng định có viêm nhiễm, cần làm thêm xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu.
- Phản ánh bệnh tật của màu sắc nước tiểu:
- Màu sắc:
Từ màu rơm nhạt đến màu vàng sẫm ( Nếu uống nước càng nhiều thì màu nước tiểu càng nhạt: Nhiều loại thuốc và thực phẩm có thể khiến nước tiểu đổi màu. Ví dụ sau khi uống Vitamin C và B nước tiểu sẽ có màu vàng sẫm; ăn carot thì nước tiểu có màu hồng… Nếu xét thấy không có ăn uống những chất gây ảnh hưởng mà nước tiểu chuyển màu hoặc đỏ như máu thì nên thăm khám ngay. Nước tiểu có màu nâu chứng tỏ sự có mặt của chất Bilirubin và có thể phát bệnh hoàng đản.
- Độ trong: Nước tiểu phải có màu sắc như màu rơm nhạt là đúng. Nếu đục thì có thể có mủ ( bạch cầu ), vi khuẩn, nấm, tinh thể các hợp chất hóa học, có ký sinh trùng.
- Độ pH: Giá trị trung bình của pH trong nước tiểu phải dưới 7. Khi pH cao có thể có nhiễm khuẩn phân hủy amoniac trong đường bài tiết của nước tiểu. Lưu ý: những người ăn chay có độ pH cao hơn bình thường.
- Trọng lượng riêng: 1,002 – 1,030 hoặc 1002 – 1030g/l. Giá trị thấp hơn có thể do nước tiểu quá loãng ( do uống nhiều nước ) hay thận có bệnh. Giá trị cao hơn chứng tỏ trong nước tiểu có mặt các thành phần không bình thường ( đường, đạm ), nhưng cũng có thể đi ngoài lỏng hoặc bị nôn ( do cơ thể mất nước nên nước tiểu đặc lại ).
III) CÁC XÉT NGHIỆM KHÁC
- Creatinin máu:
Ngưỡng bình thường ở nam: 62 – 120 mmol/l
Ngưỡng bình thường ở nữ: 53 – 100 mmol/l
Nếu Creatinin tăng cao thì dễ dẫn đến suy thận cấp và mãn, bí tiểu tiện, bệnh to đầu ngón, tăng bạch cầu, cường giáp, Gout.
Creatinin giảm trong các trường hợp: có thai, dùng thuốc chống động kinh, bệnh teo cơ cấp và mãn tính.
Xét nghiệm Creatinin trong các trường hợp: Các bệnh lý về thận, bệnh lý ở cơ, kiểm tra nước tiểu trước phẫu thuật, can thiệp… nhằm mục đích đánh giá chức năng thận, mức độ suy thận.