1) Trong thời gian điều trị Gút có được dùng kết hợp thuốc giảm đau không?
- Trả lời: Có một số người bệnh do phát bệnh lâu năm và đã quen với thuốc giảm đau nên không chịu nổi cảm giác đau dù đau rất nhẹ. Vì vậy, đối với người đã quen dùng thuốc giảm đau thì cần bỏ dần liều thuốc. Khi xuất hiện cơn đau thì chỉ dùng 3/4 hoặc một nửa liều thuốc giảm đau, không nên uống đến mức mất hẳn cơn đau mà cần để lại cảm giác đau vừa sức chịu đựng. Về sau khi đã giảm liều còn một nửa hoặc một phần ba thì cách một ngày uống một lần. Nếu cảm thấy dễ chịu rồi thì dứt hẳn thuốc giảm đau.
2) Vì sao người bệnh cần chấp nhận cơn đau mà không nên dùng thuốc giảm đau?
- trả lời: Vì khi cơ thể xuất hiện cơn đau thì lập tức não bộ nhận thức được vùng đau và đồng thời tiết ra một loại ma túy nội sinh gọi là Endorphin, chất này sẽ khu trú, khống chế vùng đau và về sau giúp hình thành phản xả phản ứng lại với tất các chuyển biến tiêu cực gây bệnh khác trong cơ thể, kể cả sẽ giúp người bệnh chuyển hóa nhanh cảm xúc tiêu cực, bi quan. Nếu thường xuyên dùng thuốc giảm đau để giải quyết các cơn đau thì khả năng phản ứng sinh ra Endorphin mất dần, do đó người bệnh không thể chịu được cơn đau dù rất nhẹ, và thậm chí thường xuyên xuất hiện tâm lý bi quan, tiêu cực. Trong trường hợp người bệnh tuổi cao, thể trạng kém, huyết áp thấp, thiếu máu mà không chịu nổi cơn đau thì cần báo lại cho thầy thuốc để thầy thuốc đưa ra biện pháp để tạm thời giải quyết cơn đau này.
3) Cách ăn uống kiêng cữ trong thời gian điều trị Gút?
- Trả lời: Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy có một số loại thức ăn phản ứng với một số thể Gút khác nhau, chính vì vậy trong thời gian điều trị, người bệnh cần hạn chế hoặc kiêng ăn các loại thực phẩm gây phản ứng với bệnh của mình. Nếu các loại thức ăn đồ uống nào không phản ứng thì vẫn ăn bình thường. Tránh kiêng cữ thái quá dễ dẫn đến suy kiệt, thiếu dinh dưỡng.
4) Trong thời gian điều trị Gút nếu phát sốt và đau không chịu nổi thì xử lý như thế nào?
- Trả lời: Trong trường hợp này người bệnh cần báo gấp cho thầy thuốc biết để cho toa và đi mua thuốc tại nơi gần nhất. Nếu ở gần nơi người bệnh không có các cơ sở bán thuốc Đông y thì người bệnh cần lấy trước thuốc này để sẵn ngăn đông tủ lạnh để phòng khi phát sốt và đau tăng thì uống ngay.
5) Với người bị Gút mà thể trạng suy nhược, thiếu máu thì phác đồ điều trị như thế nào?
- Trả lời: Trong trường hợp này thì xen kẽ vừa trị bệnh, vừa bồi bổ. Người bệnh sẽ được uống một đợt thuốc bệnh và xen vào thuốc bồi bổ khí huyết, giúp cơ thể tự hấp thụ chuyển hóa và sinh máu.
6) Người bị Gút thường nên ăn gì?
- Trả lời: Người bị Gút nên chia lịch ăn ra mỗi ngày với các loại rau củ quả như: Dưa leo, táo, các loại rau xanh như: rau cần, cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, bí xanh, dưa hấu, lê, nho, thơm, dâu tây, việt quất, chuối, bưởi, anh đào, trái sơ ri, sữa bò. Có thể kết hợp uống thêm nước khoáng, nước lá Sakê. Mỗi ngày dùng 2 lần dung dịch dấm táo pha với mật ong.
7) Sau khi điều trị khỏi hẳn bệnh gút, người bệnh ăn uống như thế nào?
- Trả lời: Sau khi khỏi hẳn bệnh Gút, người bệnh bắt đầu tập ăn dần lại các loại đồ ăn mà trước kia ăn vào sẽ gây phản ứng sưng đau. Tập ăn từ ít đến nhiều dần để xem phản ứng như thế nào. Nếu đau trở lại thì vẫn tiếp tục điều trị; nếu trong thời gian dài không xuất hiện cơn đau trong khi vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường thì đó mới thật sự là hết bệnh. Sự xác định bệnh đã khỏi hoàn toàn hay chưa phải dựa vào phản ứng của bệnh với ăn uống sinh hoạt như một người bình thường có phát đau nữa hay không.