1) Tại sao có chứng khớp uống thuốc vào đỡ dần rồi khỏi, có chứng khớp uống thuốc vào thì đau dữ dội rồi mới khỏi?
- Trả lời: Các chứng khớp nếu chưa huyết ứ ( tắc mạch máu ) thì sẽ nhẹ dần rồi hết; các chứng khớp có ứ huyết thì do trong các thuốc trị phong có các loại thuốc hoạt huyết ( lưu thông máu, làm tan huyết ứ, thông cho mạch máu bị tắc ) rất mạnh. Vì vậy khi thuốc đang tác động vào vùng đau thì sẽ tạo áp lực rất lớn ở những nơi mạch máu bị tắc, chính áp lực này tạo nên trương lực ở thành mạch máu rất lớn và gây đau. Nếu xuất hiện tình trạng này mà người bệnh có thể trạng tốt và chịu đựng được thì nên chịu đựng và đừng dùng thuốc giảm đau ( tình trạng này chỉ xảy ra vài hôm rồi giảm dần ) vì khi cơ thể xuất hiện cơn đau thì lập tức não bộ nhận thức được vùng đau và đồng thời tiết ra một loại ma túy nội sinh gọi là Endorphin, chất này sẽ khu trú, khống chế vùng đau và về sau giúp hình thành phản xả phản ứng lại với tất các chuyển biến tiêu cực gây bệnh khác trong cơ thể, kể cả sẽ giúp người bệnh chuyển hóa nhanh cảm xúc tiêu cực, bi quan. Nếu thường xuyên dùng thuốc giảm đau để giải quyết các cơn đau thì khả năng phản ứng sinh ra Endorphin mất dần, do đó người bệnh không thể chịu được cơn đau dù rất nhẹ, và thậm chí thường xuyên xuất hiện tâm lý bi quan, tiêu cực. Trong trường hợp người bệnh tuổi cao, thể trạng kém, huyết áp thấp, thiếu máu mà không chịu nổi cơn đau thì cần báo lại cho thầy thuốc để thầy thuốc đưa ra biện pháp để tạm thời giải quyết cơn đau này.
2) Trường hợp người bệnh viêm khớp lâu năm, thể trạng suy kiệt thì phác đồ điều trị như thế nào?
- Trả lời: Trong trường hợp này thì xen kẽ vừa trị bệnh, vừa bồi bổ. Người bệnh sẽ được uống một đợt thuốc bệnh và xen vào thuốc bồi bổ khí huyết, giúp cơ thể tự hấp thụ chuyển hóa và sinh máu.
3) Nếu trong thời gian điều trị khớp mà người bệnh đau nhức, phát sốt thì phải xử lý như thế nào?
- Trả lời: Trong trường hợp này người bệnh cần báo gấp cho thầy thuốc biết để cho toa và đi mua thuốc tại nơi gần nhất. Nếu ở gần nơi người bệnh không có các cơ sở bán thuốc Đông y thì người bệnh cần lấy trước thuốc này để sẵn ngăn đông tủ lạnh để phòng khi phát sốt và đau tăng thì uống ngay.
4) Trong thời gian uống thuốc khớp tại sao lại phát ngứa?
- Trả lời: Do cơ địa gây đau khớp là do phong hàn thấp hoặc phong thấp nhiệt. Do đó khi uống thuốc trị khớp vào thì vị trí phong thấp ở trong khớp sẽ di chuyển ra ngoài da khiến gây nên hiện tượng ngứa ngoài da. Trong trường hợp này người bệnh vẫn uống thuốc bình thường, không cần phải xử lý ngứa, vì thuốc trị khớp cũng chính là thuốc trị ngứa.
5) Trong thời gian uống thuốc khớp tại sao lại phát zona?
- Trả lời: Trong trường hợp người có cơ địa phong thấp nhiệt, nếu uống thuốc trị viêm khớp thì sẽ xuất hiện ngứa lở ngoài da tạm thời hoặc phát zona. Zona trong trường hợp này là do thuốc đào thải ra chứ không phải do phát bệnh tự nhiên và thuốc trị khớp cũng là thuốc trị các bệnh ngoài da ( trong đó có zona ) cho nên người bệnh không cần phải điều trị zona trong trường hợp này.
6) Nếu uống thuốc khớp vào mà buồn nôn, khó chịu ở dạ dày thì đang mắc bệnh gì?
- Trả lời: Nếu uống thuốc khớp vào mà có cảm giác buồn nôn, khó chịu hoặc nóng rát trong dạ dày thì đó là người bệnh đã có viêm dạ dày Hp. Trong trường hợp này người bệnh cần gửi thuốc lại cho nhà thuốc để chuyển hướng điều trị xong dạ dày Hp rồi mới điều trị qua khớp. Cũng có một số trường hợp có cơ địa dạ dày Hp nhưng chưa phát hiện vi khuẩn thì dạ dày vẫn phản ứng với thuốc, trong trường hợp này người bệnh vẫn dừng thuốc và chuyển hướng qua điều trị dạ dày trước.
7) Nếu viêm khớp mà có mắc thêm các bệnh khác như tiểu đường, viêm gan thì có ảnh hưởng gì không?
- Trả lời: Thuốc trị khớp đã điều trị được chứng tiểu đường thể thấp thịnh và điều trị được cả viêm gan. Chính vì vậy trong thời gian điều trị xương khớp thì thuốc đã kiêm điều trị các chứng bệnh kể trên. Trong trường hợp khớp đã khỏi hoàn toàn mà còn viêm gan thì người bệnh sẽ chuyển sang phác đồ chính thức điều trị viêm gan.
Để nắm bắt được vấn để rõ ràng hơn. Xin vào các mục “Bệnh Đặc Trị 1“, “Các Chứng Đau Nhức“, “Bệnh Xương Khớp” để thàm khảo.