1) Đối tượng nào phù hợp với việc điều trị bệnh ngoài da bằng uống thuốc Đông y?
- Trả lời: Các đối tượng từ trẻ sơ sinh trở lên đều có thể phù hợp với việc điều trị bằng thuốc Đông y. Trong trường hợp trẻ sơ sinh phát bệnh nặng thì có thể uống sớm, liều lượng tùy mức trẻ có thể uống, cho uống từng ít một. Nếu nhẹ thì chờ từ 8 tháng trở lên là bắt đầu điều trị, liều lượng cũng từng ít một. Bắt đầu khi trẻ 18 tháng tuổi thì uống theo hướng dẫn sử dụng.
2) Trong trường hợp trẻ ngứa lở mạnh hoặc bệnh nhân trưởng thành ngứa lở mạnh thì xử lý như thế nào?
- Trả lời: Có thể kết hợp xử lý ngứa bằng cách dùng các phương pháp kinh nghiệm dân gian như tắm lá khế, lá chè xanh… hoặc cả hai loại lá này kết hợp.
3) Tại sao có những chứng bệnh ngoài da uống thuốc vào thì đỡ dần rồi hết, có những bệnh phát ngứa dữ dội rồi mới hết, hoặc có những người tái phát trở lại, hoặc cũng có người ngứa dai dẳng kéo dài lâu khỏi?
- Trả lời: Ở người có cơ địa gây ngứa nhẹ thì bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Ở người có cơ địa nặng hoặc đã có các bệnh khác biến chứng từ ngứa qua thì sau hết ngứa sẽ ngứa trở lại hoặc phát ngứa dữ dội rồi hết. Ở người đã xuất hiện tình trạng loạn sản hoặc tăng sản tế bào ung thư thì việc điều trị sẽ kéo dài rất lâu, có lúc phải điều trị từ 1 đến 2 năm.
4) Tại sao sau khi uống thuốc trị bệnh ngoài da có khi xuất hiện tình trạng da sần dày, có khi da xạm đen?
- Trả lời: Trong quá trình uống thuốc điều trị bệnh ngoài da, thường xuất hiện tình trạng da dày, sần, ngứa… là do sự tác động của thuốc khiến cơ địa gây bệnh ngoài da bài tiết mạnh hơn trong giai đoạn đầu để thúc đẩy quá trình giảm bệnh. Chính vì vậy mới xuất hiện các hiện tượng này. Trong trường hợp này, người bệnh không cần lo lắng, vì qua một thời gian ngắn các hiện tượng này sẽ hoàn toàn trở lại bình thường.
5) Nếu có ngứa ngoài da mà mắc thêm các bệnh khác như viêm mũi dị ứng, viêm tai, nấm âm đạo thì có vấn đề gì không?
- Trả lời: Nếu có ngứa ngoài da mà mắc thêm các bệnh như trên thì không cần phải điều trị thêm các bệnh đó, vì một cơ địa có thể gây ra tất cả các bệnh đó, và khi uống thuốc điều trị ngứa ngoài da thì các bệnh đó đồng thời cũng hết theo.
6) Nếu ngứa ngoài da mà có mắc thêm bệnh tiểu đường thì khi dùng thuốc trị tiểu đường có ảnh hưởng gì không?
- Trả lời: Nếu ngứa ngoài da mà đồng thời mắc thêm chứng tiểu đường thì vẫn uống thuốc bình thường, vì hai loại thuốc không chống nhau. Hơn nữa, cơ địa gây ngứa cũng góp phần gây nên tiểu đường, chính vì vậy người mắc bệnh ngoài da mà có kèm theo tiểu đường thì có thể sẽ phát ngứa dữ dội trong thời gian uống thuốc do tác dụng đào thải của thuốc. Với người không mắc chứng tiểu đường thì ngứa có thể chịu được, nhưng với người mắc tiểu đường thì ngứa ở ngưỡng đôi lúc khiến người bệnh không chịu đựng nổi. Trong trường hợp không chịu đựng nổi thì người bệnh có thể tạm ngưng thuốc cho cơn ngứa giảm xuống rồi lại uống tiếp; nếu ngứa thì lại nghỉ cho đến khi giảm thì lại uống tiếp. Cứ làm như vậy cho đến khi có khả năng chịu được cơn ngứa thì uống liên tục theo hướng dẫn. Sau khi ngứa hết hẳn thì tiểu đường có thể đỡ hơn hoặc hết hẳn.
7) Trong thời gian uống thuốc trị ngứa nếu ngứa tăng mạnh, thậm chí húp mắt sưng môi thì đó là hiện tượng gì?
- Trả lời: Trong thời gian uống thuốc nếu xuất hiện các hiện tượng trên thì đó là do cơ địa gây ngứa của người bệnh quá mạnh nên trong quá trình thuốc phát huy tác dụng đào thải thì sẽ tạo nên các hiện tượng đó. Trong trường hợp này người bệnh cứ bình tĩnh uống thuốc, không nên uống các loại thuốc chống dị ứng.
Để nắm bắt được vấn để rõ ràng hơn. Xin vào các mục “Bệnh Đặc Trị 1“, “Các Chứng Đau Nhức“, “Bệnh Xương Khớp” để thàm khảo.